[Sinh 12] dạng lạ và khó trong đề thi thử

T

thuyan9i

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tớ lấy trong đề TP Hà Tĩnh

1.Một tế bào bị đột biến ở một cặp NST, nguyên phân liên tiếp 4 đợt đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 105 NST đơn. Số loại đột biến có thể có dạng này của loài là: A. 4 B.8 C. 16 D. 32

2.Trên một phân tử mARN dài 4355,4Ǻ có một số riboxom dịch mã với khoảng cách đều nhau 81,6Ǻ. Thời gian cả quá trình dịch mã bằng 57,9s. Vận tốc dịch mã 10aa/s (kể cả yếu tố kết thúc). Tại thời điểm riboxom thứ 6 dịch mã được 422aa, môi trường đã cung cấp cho các riboxom số aa là: A. 7000aa. B. 7720aa. C. 6980aa D. 7620aa

3.. Khi cho lai cà chua thuần chủng thân cao (A), hoa đỏ (B), quả tròn (D) với thân thấp (a), hoa vàng (b), quả bầu dục (d) được F1. Cho lai phân tích F1 thu được Fa với số lượng như sau: 250 cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn; 255 cây thân thấp, hoa vàng, quả bầu dục; 62 cây thân cao, hoa đỏ, quả bầu dục; 60 cây thân thấp, hoa vàng, quả tròn; 40 cây thân cao, hoa vàng, quả bầu dục; 48 cây thân thấp, hoa đỏ, quả tròn; 6 cây thân thấp, hoa đỏ, quả bầu dục; 5 cây thân cao, hoa vàng, quả tròn. Quy luật di truyền chi phối 3 tính trạng này là:
A. phân li độc lập và liên kết gen. B. Aa phân li độc lập BD liên kết không hoàn toàn với tần số f=20%
C. hoán vị gen với tần số A/B = 18,3%, B/C = 13,6% D. hoán vị gen với tần số A/B = 17,5%, B/C = 12,9%

4.Gen thứ nhất có 2 alen là A và a. Gen thứ hai có hai alen B và b. Cả hai gen trên đều nằm trên NST X. Gen thứ 3 có 3 alen(IA, IB, IO) nằm trên NST thường. Số kiểu gen tối đa trong quần thể về ba gen này là:
A. 84 B. 120. C. 60 D. 54

5.Câu 27. Ở một loài thực vật cho Pt/c:ABD/abd xabd/abd , tạo ra F1, cho F1 tự thụ phấn số kiểu gen tối đa ở F2 là:
A. 64 B. 27 C. 36 D. 40

6.. Một phân tử mARN dài 4080Ao có X + U=30% và G – U =10% số ribonucleotit của mạch. Gen tổng hợp nên mARN này sau khi bị đột biến tiến hành nhân đôi môi trường nội bào cung cấp số nucleotit mổi loại là
A = T = 722; G = X = 478. Dạng đột biến gen trên là:
A. mất 2 cặp G – X B. Thêm 2 cặp A – T
C. thay thế 2 cặp G – X bằng 2 cặp A – T D. thay thế 2 cặp A – T bằng 2 cặp G – X
7.Trong quá trình nhân đôi một phân tử ADN của tế bào nhân thực người ta thấy có 5 điểm khởi đầu tái bản, 45 đoạn Okazaki được tạo thành. Số lượt enzim ligaza xúc tác trong quá trình trên là:
A 55 B 45
C 47 D 53

Mọi người chiến giúp nhé :D

 
Last edited by a moderator:
L

lananh_vy_vp

Nhác làm quá, chiến 2 câu thôi:D

4.Gen thứ nhất có 2 alen là A và a. Gen thứ hai có hai alen B và b. Cả hai gen trên đều nằm trên NST X. Gen thứ 3 có 3 alen(IA, IB, IO) nằm trên NST thường. Số kiểu gen tối đa trong quần thể về ba gen này là:
A. 84 B. 120. C. 60 D. 54

-Số KG trên NST giới tính: [TEX] \frac{2.2(2.2+3)}{2}=14[/TEX]

-Số KG trên NST thường: [TEX] \frac{3(3+1)}{2}=6[/TEX]

-->Tổng: 14.6=84

5.Câu 27. Ở một loài thực vật cho Pt/c:ABD/abd xabd/abd , tạo ra F1, cho F1 tự thụ phấn số kiểu gen tối đa ở F2 là:
A. 64 B. 27 C. 36 D. 40
[TEX]\frac{2.2.2(2.2.2+1)}{2}=36[/TEX]

T thấy trong đề thi thử trường Trần Phú đáp án 120 (bạn tồ cho link:D), chắc đáp án sai nhỉ?:-S
7.Trong quá trình nhân đôi một phân tử ADN của tế bào nhân thực người ta thấy có 5 điểm khởi đầu tái bản, 45 đoạn Okazaki được tạo thành. Số lượt enzim ligaza xúc tác trong quá trình trên là:
A 55 B 45
C 47 D 53
Lần trc đi hỏi câu này:">, tham khảo 1 lô cách giải nha:D

Cách 1 của bạn viet nam xanh:

thật ra số lượt chính là tính số điểm cần nối giử các đoạn
còn việc tính trên hai đoạn thì chỉ nên dùng khi giải thích lí thuyết thôi.Còn tính như thế này thì cứa giả sử các đoạn okazaki nàm trên một mạch còn nhứng đoạn th liên tục nằm trên một mạch
ta thấy có 45 đoạn okazaki ==> để nối cần 45-1=44 lượt
có 5 điểm khởi đấu=> có 10 đoạn mã hóa liên tục=> cần 10-1=9 lượt
tổng cộng 44+9=53 lượt

Cách 2 của anh jason mraz:

Trên mỗi đơn vị tái bản có 9 đoạn Okazaki, trên một mạch sẽ có 4 đoạn okazaki + 1 đoạn thường => có 4 lượt enzim trượt qua, mạch còn lại có 5 đoạn okazaki + 1 đoạn thường => có 5 lượt enzim trượt qua. tổng cả trên mỗi đvị là 9 lượt. 5 đvị là 45 lượt. Mặt khác khi 1 đvị tái bản tạo thành sẽ tách rời với các đvị tái bản khác, cần 4 lượt enzim để nối 5 đvị tái bản ở một mạch, 2 mạch là 8 lượt. Tổng cộng là 53 lượt.

Cách 3 của thầy TOBU:

Em cần vẽ sơ đồ ra thì sẽ hiểu ngay. Để làm bài này em cần trải qua 2 công đoạn:

- Tính số đoạn nối trong tất cả đơn vị tái bản (tương ứng với điểm khởi đầu tái bản: Là 45

- Tính số đoạn nối giữa các đơn vị tái bản (cái mà các em sẽ không hình dung ra): Là 4.2 = 8.

Vậy tổng số đoạn nối là: 45+8 = 53 hay tương ứng với 53 lượt enzyme ligase xúc tác.
 
Last edited by a moderator:
R

rainbridge

5.Câu 27. Ở một loài thực vật cho Pt/c:ABD/abd xabd/abd , tạo ra F1, cho F1 tự thụ phấn số kiểu gen tối đa ở F2 là:
A. 64 B. 27 C. 36 D. 40
[TEX]\frac{2.2.2(2.2.2+1)}{2}=36[/TEX]
công thức là gì vậy La?

còn chỗ tính số lượt enzim ligaza đọc nhìu rồi mà chẳng hiểu gì sất :confused::confused:
thôi tóm gọn lại la cho rết cái công thức lun nha :D
thank nhìu :x
 
L

lananh_vy_vp

1

160693

cấu ta tính được 2n=7=> lẻ ròi=>n=3,5?
túc là có 2 dạng đột biến : thể 1 nhiễm hoặc thể 3 nhễm
với dạng thể 3 nhiễm túc là bộ NST ban đầu là 8 nên có 8 kiểu mất 1 NST
với dang thể 1 nhiễm túc là bộ NST ban đầu là 6 thì có 6 kiểu thêm 1 NST
không biết có đúng không nữa
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom