[Sinh 12] cấu trúc nst

T

tokyobabylon

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị

Điểm nhiệt độ mà ở đó 2 mạch của phân tử ADN tách nhau ra được gọi là nhiệt độ nòng chảy của ADN. Có 4 phân tử ADN đều có cùng chiều dài nhưng tỉ lệ các loại nucleotit khác nhau. Hỏi phân tử nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất ?

A. Phân tử ADN có adenin chiếm 40%.
B. Phân tử ADN có adenin chiếm 30%.
C. Phân tử ADN có adenin chiếm 20%.
D. Phân tử ADN có adenin chiếm 10%.
Làm ơn giải thích cụ thể giùm em, tại sao lại chọn phương án đó.

Cảm ơn rất nhiều...
 
Y

yuper

Điểm nhiệt độ mà ở đó 2 mạch của phân tử ADN tách nhau ra được gọi là nhiệt độ nòng chảy của ADN. Có 4 phân tử ADN đều có cùng chiều dài nhưng tỉ lệ các loại nucleotit khác nhau. Hỏi phân tử nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất ?

A. Phân tử ADN có adenin chiếm 40%.
B. Phân tử ADN có adenin chiếm 30%.
C. Phân tử ADN có adenin chiếm 20%.
D. Phân tử ADN có adenin chiếm 10%.
Làm ơn giải thích cụ thể giùm em, tại sao lại chọn phương án đó.
Cảm ơn rất nhiều...

- ADN có số liên kết hidro càng nhiều thì nhiệt độ nóng chảy càng cao

\Rightarrow D

- Vì có số nu loại A ít nhất, tức là số nu loại G và X nhiều nhất trong 4 đáp án \Rightarrow có nhiều liên kết hidro nhất
 
N

nhocbonmat96

Câu D là đúng, khi có số L bằng nhau-->N bằng nhau nên số lk D-P là giống nhau nên ADN náo có lk Hidro nhiều hơn thì có nhiệt độ nóng chảy cao hơn
vd: ADN có A=40%=0,4N -->G=10%=0,1N
-->H=2A+3G=0,8N+0,3N=1,1N
- nếu ADN có A=30%0,3N->G=20%0,2N
-->H=2A+3G=0,6N+0,6N=1,2N>1,1N
bạn cứ xét tương tự thì câu D là đúng
 
N

nhanratvui

Xin hướng dẫn cách giải bài tập môn sinh !

Chào mọi người!Năm nay tôi đã học lớp 12,thời gian học đã qua 4 tuần lễ nhưng toán sinh tôi chưa thể nắm bắt và có thể giải được những bài cơ bản.Tôi không hiểu bài tập cô giao về nhà là làm thế nào?Tôi có bài tập này ,rất mong những bạn gần xa những ai có thể hiểu và giải được bài tập môn sinh ,xin hướng dẫn tôi các bước để giải bài tập này và nếu các bạn có tài liệu bằng word hay pdf về bài tập xin chia sẽ cho tôi với:Bài tập như sau:

Cho gen L=5100 Angetron(tức A độ),H=3900.Gen đó đột biến dưới hình thức thay thế cặp bazo này bằng cặp bazo khác.

a)Nếu đột biến không làm thay đổi liên kết H.tìm số lượng Nu từng loại của gen.

b)Nếu đột biến làm thay đổi số liên kết H . Thay đổi ( một cặp A=T bằng G-X) thì gen tái sinh hai đợt liên tiếp,đòi hỏi môi trường cung cấp bao nhiêu Nu?
 
N

nichouxx

nick

a) * Đề bảo số lk hidro không đổi mà đột biến thuộc dạng thay thế => thay thế cặp bazo này thành cặp bazo khác cùng loại với nó ( A-T thành A-T hoặc G-X thành G-X )
* Từ L= 5100 và lk hidro = 3900 ta có :
2A+2G=3000(1)
2A+3G=3900(2)
Từ 1 và 2 => A=T=600 và G=X=900
b) đề cho thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X => số lk hidro của gen tăng 1
=> lập 2 phương trình trong đó có pt (1) 2A+2G=3000
pt ( 2 ) là 2A+3G =3901
=> A=T=599 và G=X=901 => Nu=3000
=> đề bảo số Nu mtcc sao 2 đợt tái sinh( nhân đôi ) => Numtcc= 3000( 2^2 -1 ) = 9000
:p
 
D

doremon.0504

[SINH 12] BT về ADN

Cho đoạn mạch ADN: gồm 2 mạch:
(1) AXTGXGTAAAGGX
(2) TXAXGXATTTXXG
Hỏi: Xđ mạch mARN dc tổng hợp từ đoạn AND trên.
VẬY đối với đề này ta làm 2 TH mach (1) và mạch (2) phải không ?
 
N

ngobaochauvodich

Cho đoạn mạch ADN: gồm 2 mạch:
(1) AXTGXGTAAAGGX
(2) TXAXGXATTTXXG
Hỏi: Xđ mạch mARN dc tổng hợp từ đoạn AND trên.
VẬY đối với đề này ta làm 2 TH mach (1) và mạch (2) phải không ?

Mạch gốc là mạch có chiều 3' => 5' , mạch m ARN sẽ do mạch gốc 3'=>5' tổng hợp theo chiều 5'=>3'. Ở đây đề ko nói mạch nào có chiều 3'=>5' phải chia làm 2 TH

TH1: (1) AXTGXGTAAAGGX là gốc

mạch gốc 3' AXTGXGTAAAGGX 5'
m ARN......5' UGAXGX..............3'

Tương tự với TH 2
 
T

tabudautroc

[Sinh 12] Đột biến số lượng nhiễm sắc thế

AAAa x AAaa sẽ cho ra tỉ lệ kiểu hình như thế nào vậy
 
Last edited by a moderator:
T

th1104

Sợi nhiễm sắc cơ bản có đường kính 11nm là chuỗi hạt cườm được gọi là sợ nucleoxom
 
Top Bottom