câu 1 SGK cơ bản trang11 có viết, đầu 5' có một đoạn trình tự nu ko được dịch mã, nó giúp Riboxom(Rb) nhận biết để liên kết với mARN.
câu 2: (Ri của bạn nếu theo mình hiểu là Riboxom) mARN không phải là tiểu phần bé của Rb, bạn cần đọc kĩ phần dịch mã của sinh vật nhân sơ là thấy ngay. người ta nói: trước hêt tiểu phần bé của Rb liên kết với mARN tại vị trí nhận biết đặc hiệu, còn với sinh vật nhân thực nếu mình nhớ ko nhầm thì tiểu phần bé của Rb liên kết với tARN mang aa mở đầu để tạo phức hệ đặc hiệu, sau đó phức hệ này quét trên pt mARN để tìm bộ ba mở đầu, sau đó (cả ở sv nhân sơ lẫn nhân thực) tiểu phần lớn của Rb mới liên kết với tiểu phần bé tạo Rb hoàn chỉnh.
câu 3: cái này bạn xem lại định nghĩa quá trình giải mã là xong, theo mình thì phiên mã không coi là giải mã được, vì phiên mã là quá trình tổng hợp pt ARN từ khuôn ADN, giải mã là quá trình dịch thông tin di truyền mã hóa trên mARN dưới dạng các codon sang trình tự các axitamin trong chuỗi polipeptide đặc trưng.
câu 4: câu này nói nôm na thôi nha: ADN gồm nhiều operon do:
- một operon bao gồm một nhóm gen cấu trúc có liên quan về chức năng hoặc có chung một cơ chế điều hòa, mà một pt ADN có thể có rất nhiều gen
câu 5: mất một nu thì đoạn gen sau sẽ thay đổi về cấu trúc và có thể thay đổi về chức năng do khi mất một nu sẽ hình thành bộ ba mới tại vị trí đột biến,nó có thể là một trong các trường hợp sau:
- từ mã kết thúc -> mã có nghĩa-> gen sẽ dài ra
- từ mã có nghĩa thành mã kết thúc-> gen sẽ ngắn đi
- nếu đột biến xảy ra tại đoạn intron trên gen thì gen thay đổi chiều dài nhưng có thể chuỗi polipeptide ko thay đổi
câu 6: 5-BU là đồng đẳng của T, khi nó xen vào ADN sẽ gây đột biến dạng thay A-T bởi G-X.
mấy câu này mình trả lời vội nên có thể không chính xác, bạn có thể tham khảo lại trong SGK cơ bản phần gen và mã di truyền