[sinh 12]BT Di truyền,biến dị

L

lambertlary

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Trình tự các nu đc đánh số tt 1,2,3.... bắt đầu từ mã mở đầu.
Đột biến làm mất đi 3 cặp nu thứ 26,thứ 143 và 144.Phân tử protein do gen đột biến tổng hợp có cấu trúc thay đổi như thế nào?
2.Tương tự câu 1 mất 3 cặp thứ 8,9,10..............
Câu 3.Nguyên nhân tạo thành các phân đoạn Okazaki là :
1.Tính chất 2 cực đối song song của ADN.
2.Hoạt động tái bản của enzim ADN-poo6limeraza chỉ theo hướng từ 3'->5' của mạch gốc.
3.ADN tổng hợp theo kiểu phân tán.
4.Sự có mặt của enzim nối ligaza.
A.1,2 B.1,3 C.1,4 D.2,3
 
L

lananh_vy_vp

Câu 3.Nguyên nhân tạo thành các phân đoạn Okazaki là :
1.Tính chất 2 cực đối song song của ADN.
2.Hoạt động tái bản của enzim ADN-poo6limeraza chỉ theo hướng từ 3'->5' của mạch gốc.
3.ADN tổng hợp theo kiểu phân tán.
4.Sự có mặt của enzim nối ligaza.
A.1,2 B.1,3 C.1,4 D.2,3
:-? .
 
A

autumns_gust

1.Trình tự các nu đc đánh số tt 1,2,3.... bắt đầu từ mã mở đầu.
Đột biến làm mất đi 3 cặp nu thứ 26,thứ 143 và 144.Phân tử protein do gen đột biến tổng hợp có cấu trúc thay đổi như thế nào?
Mất cặp nu 26, 143, 144 => lần lượt thuộc các bộ ba 9, 48, 48
Nếu không bị vấn đề gì khác thì chuỗi polipeptit (gọi tăt cpp nha) được tạo ra bị mất một aa, và các aa từ 9 cho đến 47 bị thay đổi.
=> phân tử protein bị mất một aa và bị thay đổi các aa 8 -> 46.

2.Tương tự câu 1 mất 3 cặp thứ 8,9,10..............
nu thứ 8,9,10 -> bộ ba 3,3,4
cpp mất 1 aa và aa thứ 3 bị thay đổi
=> protein mất 1 aa và aa thứ 2 bị thay đổi.

Câu 3 thì không biết gì để bàn cả.
 
L

lambertlary

Mất cặp nu 26, 143, 144 => lần lượt thuộc các bộ ba 9, 48, 48
Nếu không bị vấn đề gì khác thì chuỗi polipeptit (gọi tăt cpp nha) được tạo ra bị mất một aa, và các aa từ 9 cho đến 47 bị thay đổi.
=> phân tử protein bị mất một aa và bị thay đổi các aa 8 -> 46.


nu thứ 8,9,10 -> bộ ba 3,3,4
cpp mất 1 aa và aa thứ 3 bị thay đổi
=> protein mất 1 aa và aa thứ 2 bị thay đổi.

Câu 3 thì không biết gì để bàn cả.
Àh,cho mình hỏi câu 1 hình như là có 38 aa thay đổi từ aa8 đến aa 47 mới đúng mà?
Câu 2 thì mình đoán là Protein đột biến mất 1 aa và có nhiều aa thay đổi từ aa thứ 2 phải ko?
 
L

lambertlary

4.Một đoạn ADN nhân đôi trong mt chứa toàn bộ các nu tự do được đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ.Cuối qt đã tạo ra số gen con gồm 6 mạch được đánh dấu và 2 mạch chưa được đánh dấu.Mạch thứ nhất chứa các nu không đánh dấu có 600T và 150 nu loại X,mạch thứ 2 chứa 450T và 300X.
a/Số lần nhân đôi.
A.1. B.2 C.3 D.4
b/Số nu mỗi loại trong ADN ban đầu
A.A=T=1050;G=X=450
B.A=T=450;G=X=1050
C.A=T=900;G=X=600
D.A=T=600;G=X=900
c/Sô nu mt cung cấp cho quá trình ADN nhân đôi
A.A=T=G=X=2250
B.A=T=2700;G=X=1800
C.A=T=1800;G=X=2700
D.A=T=3150:G=X=1350
5.Hai gen I và II đều dài 3060 A,gen I có 35% A và bằng 7/4 số G của gen II.Cả hai gen đều nhân đôi một số lần môi trường cung cấp 3330 nu tự do loại X.Số lần nhân đôi của gen I và gen II là?
A.1 và 3
B.3 và 1
C.2 và 3.
D.3 và 2
6.Gen cần được môi trường cung cấp 15120 nu td khi tái bản trong đó 2268 G.Số nu của gen trong đoạn từ 2100-2400
a/Chiều dài của gen.
A.0,7344 micromet
B.1836 A
C.2754 A
D.3672 A
b/Số nu từng loại của gen trên
.A.A=T=756;G=X=324
B.A=T=324;G=X=756
C.A=T=432;G=X=648
D.A=T=648;G=X=432
7.Hai gen I và II có tỷ lệ các loại nu và chiều dài như nhau khi nhân đôi cần được cung cấp 18000 nu tự do trong đó Timin chiếm 2700 nu.
Chiều dài của mỗi gen trong đoạn (2550 A-3060 A).
a/Số chu kì của mỗi gen là?
A.150 B.75 C.60 D.90
b/Số nu từng loại của mỗi gen.
A.A=T=540;G=X=360
B.A=T=360;G=X=540
C.A=T=180;G=X=720
D.A=T=270;G=X=630
8.Gen có 2700 liên kết hydro tổng hợp phân tử mARN có tỷ lệ các loại ribonu A:U:G:X=1:2:3:4.
a/Tỷ lệ phần trăm từng loại nu trong gen đã tổng hợp mARN trên?
A.A=T=15% và G=x=35%
B.A=T=35% và G=X=15%
C.A=T=30% và G=X=20%
D.A=T=20% và G=X=30%
b.Chiều dài của gen tổng hợp ?
A.1700 A
B.6800 A
C.3400 A
D.5100 A
c/Số lượng từng loại A,U,G,X trong mARN?
A.150,300,450 và 600
B.200,400,600 và 800
C.100,200,300 và 400
D.75,150,225 và 300
d/Mạch khuân của gen tổng hợp mARN có số nu A,T,G,X mỗi loại là?
A.400,200,100 và 300
B.200,400,100 và 300
C.400,300,200 và 100
D.200,100,400 và 300
9.Gen dài 5100 A có số lk hydro giữa A và T bằng số lk hydro giữa G và X.Gen tái sinh liên tiếp 4 đợt.
a/Số lk hydro bị hủy và hình thành trong lần tự sao cuối cùng là?
A.28800 và 57600
B.57600
C.54000 và 108000
D.57600 và 28000
b/Số lk hóa trị được hình thành tại lần thứ 4 và cả quá trình?
A.11992 và 44970
B.23984 và 23984
C.23984 và 44970
D.23984 và 47668
c/Tổng lk hydro bị hủy qua cả quá trình?
A.54000
B.58500
C.62400
D.28000
10.Mạch đơn của gen có 10% X và bằng 1/2 số nu loại G của mạch đó.Gen này có 420 T .Khi gen nhân đôi,số lk hóa trị giữa axit và đường được hình thành ở lần nhân đôi cuối cùng là 9592.
a/Lần nhân đôi cuối cùng là lần thứ mấy?
A.1
B.2
C.3.
D.4
b/Tổng số lk hydro được hình thành ở lần tái sinh này là:
A.5520
B.11040
C.20700
D.22080
 
L

lifeisgray

Àh,cho mình hỏi câu 1 hình như là có 38 aa thay đổi từ aa8 đến aa 47 mới đúng mà?
Câu 2 thì mình đoán là Protein đột biến mất 1 aa và có nhiều aa thay đổi từ aa thứ 2 phải ko?

Chắc bạn đã đồng ý với mình việc cặp nu đầu bị mất là của bộ ba thứ 9, tương ứng aa thứ 8 của phân tử protein, cặp nu cuối bị mất của bộ ba thứ 48, tương ứng aa thứ 47 của phân tử protein. (thứ tự này lúc chưa mất 3 cặp nu)
Từ 8--> 47 có (47-8)+1 = 40 aa, tuy nhiên mất 3 cặp nu thì mất 1 aa => còn 39 tức là từ 8-->46. Vậy kết quả là mất 1 aa và thay đổi aa từ 8-->46.

Câu 2 thì người ta sẽ không hiểu như vậy bạn ạ, mất 3 nu gây đột biến dịch khung, các aa của các bộ ba sau bộ ba chứa cặp nu bị mất thứ 3 thực chất không thay đổi mà chỉ có vị trí tương đối của nó bị thay đổi nên người ta xem như các aa này không thay đổi. Vừa dễ khảo sát vừa dùng để phân biệt với các đột biến mất (3n -1) và (3n -2) cặp nu.



4.Một đoạn ADN nhân đôi trong mt chứa toàn bộ các nu tự do được đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ.Cuối qt đã tạo ra số gen con gồm 6 mạch được đánh dấu và 2 mạch chưa được đánh dấu.Mạch thứ nhất chứa các nu không đánh dấu có 600T và 150 nu loại X,mạch thứ 2 chứa 450T và 300X.
a/Số lần nhân đôi.
A.1. B.2 C.3 D.4
b/Số nu mỗi loại trong ADN ban đầu
A.A=T=1050;G=X=450
B.A=T=450;G=X=1050
C.A=T=900;G=X=600
D.A=T=600;G=X=900
c/Sô nu mt cung cấp cho quá trình ADN nhân đôi
A.A=T=G=X=2250
B.A=T=2700;G=X=1800
C.A=T=1800;G=X=2700
D.A=T=3150:G=X=1350
a/ 2.2^n=8 => n=2
b/A=T=T1+T2=1050; G=X=X1+X2=450
c/mt: môi trường
Amt = Tmt = T x (2^n-1) = 1050 x 3 = 3150
Gmt = Xmt = X x (2^n-1) = 450 x 3 = 1350

5.Hai gen I và II đều dài 3060 A,gen I có 35% A và bằng 7/4 số G của gen II.Cả hai gen đều nhân đôi một số lần môi trường cung cấp 3330 nu tự do loại X.Số lần nhân đôi của gen I và gen II là?
A.1 và 3
B.3 và 1
C.2 và 3.
D.3 và 2
N1=N2=3060/3,4x2 = 1800 (1 là gen I, 2 là gen II chứ không phải mạch nhá, cái này không cần tính mạch)
A1=T1=0,35x1800=630 => G1=X1= 1800/2-630=270
G2=X2=630x4/7= 360 => A2=T2= 1800/2-360=540
X tư do = X1 x (2^n-1) + X2 x (2^m-1) = 270x(2^n-1) + 360x(2^m-1) = 3330
=> cho chạy nghiệm thì nhận được n=2; m=3

6.Gen cần được môi trường cung cấp 15120 nu td khi tái bản trong đó 2268 G.Số nu của gen trong đoạn từ 2100-2400
a/Chiều dài của gen.
A.0,7344 micromet
B.1836 A
C.2754 A
D.3672 A
b/Số nu từng loại của gen trên
.A.A=T=756;G=X=324
B.A=T=324;G=X=756
C.A=T=432;G=X=648
D.A=T=648;G=X=432
a/ 2100< 15120/ (2^n-1) <2400
=> n=3, N=2160 (cho chạy n hoặc nếu nhạy hơn thì bạn nhìn ước chừng n trước rồi kiểm tra kết quả)
=> L=N/2x3,4 = 2160/2x3,4=3672 A
Gmt = G x (2^n-1) => X=G=2268/7=324 => A=T=2160/2-324=756


P/S: mình đọc sơ đề thì thấy chủ yếu là áp dụng công thức thôi, mà mấy cái này thì người khác làm cho cũng chẳng ích bằng tự mình học thuộc công thức rồi tính,nếu chưa có công thức lên google gõ công thức sinh 12 chắc ra đủ hết :D. Lâu quá rồi không làm mấy dạng này nên cũng chẳng biết làm đúng không nữa @.@.
 
Last edited by a moderator:
L

lambertlary

Chắc bạn đã đồng ý với mình việc cặp nu đầu bị mất là của bộ ba thứ 9, tương ứng aa thứ 8 của phân tử protein, cặp nu cuối bị mất của bộ ba thứ 48, tương ứng aa thứ 47 của phân tử protein. (thứ tự này lúc chưa mất 3 cặp nu)
Từ 8--> 47 có (47-8)+1 = 40 aa, tuy nhiên mất 3 cặp nu thì mất 1 aa => còn 39 tức là từ 8-->46. Vậy kết quả là mất 1 aa và thay đổi aa từ 8-->46.

Câu 2 thì người ta sẽ không hiểu như vậy bạn ạ, mất 3 nu gây đột biến dịch khung, các aa của các bộ ba sau bộ ba chứa cặp nu bị mất thứ 3 thực chất không thay đổi mà chỉ có vị trí tương đối của nó bị thay đổi nên người ta xem như các aa này không thay đổi. Vừa dễ khảo sát vừa dùng để phân biệt với các đột biến mất (3n -1) và (3n -2) cặp nu.

Mình không biết,theo mình thì aa thứ 8 đến aa 47 tương ứng với các bộ ba thứ 9 và 48 khi chưa bị đột biến,khi bị đột biến thì từ aa thứ 8 đến aa thứ 46 thôi và có 38 aa bị thay đổi chứ.
Còn câu 2 ý bạn nói là đột biến dịch khung nhưng ko thay đổi những nu phía sau nu bị đột biến hả?
 
Top Bottom