Sinh [Sinh 12] Bài toán tương tác gien khó

Lee Miu

Học sinh
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
17
4
21
Hà Nội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Khi lai giữa chuột lông ngắn, quăn nhiều với chuột lông dài, thẳng được F1 đồng loạt là chuột ngắn, quăn nhiều. Cho chuột F1 giao phối với chuột có kiểu gen chưa biết được thế hệ lai phân li theo tỉ lệ:

37,5% chuột lông ngắn, quăn ít. 37,5% chuột lông dài, quăn ít

12,5% chuột lông dài, thẳng. 6,25% chuột ngắn, thẳng.

6,25% chuột lông dài, quăn nhiều.

Cho biết gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường; ngoài các tính trạng đã nêu, trong loài không xét các tính trạng tương phản khác, thế hệ lai được sinh ra từ 16 kiểu tổ hợp giữa các loại giao tử đực và cái, không có sự tác động của hiện tượng tương tác át chế. Nhận định nào sau đây đúng cho trường hợp trên?

(Mọi người giải cụ thể giúp mình với)
 
  • Like
Reactions: cao bá hưng

Oahahaha

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
11 Tháng năm 2017
1,030
1,449
239
24
Uhm... Đây là bài toán trắc nghiệm đúng không? Bạn có thể đưa những phương án trả lời lên đây được không? Mình muốn dựa vào đó để xem quy luật di truyền của 2 tính trạng này là gì :v

Về bài trên, mình đã thử biện luận nhưng cảm giác như càng làm thì càng thấy kì quái kinh lên được :v
Như là từ thế hệ lại suy ra được kiểu gen quy định chiều dài lông tương tác 9:7 (9 dài : 7 ngắn). Nhưng nếu thế thì bố mẹ sẽ phải có kiểu gen là AaBb x AaBb tức là F1 phải có kiểu gen lông dài???
Rồi còn thế hệ lai có tỉ lệ tính trạng độ quăn của lông là 12 quăn ít : 3 thẳng :1 quăn nhiều. Mà đề bài lại nói rằng không có tương tác át chế, như vậy thì phép lại nào ngoài tương tác át chế mới ra tỉ lệ 12:3:1 đươc???

Mình định thử theo tương tác 3 gen, nhưng đang hơi lo sợ chẳng ra cái gì :v :v Thầy cô giáo dạy bạn có gợi ý gì về bài này không?
 
  • Like
Reactions: Lee Miu

Lee Miu

Học sinh
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
17
4
21
Hà Nội
Câu hỏi: Một nhà chọn giống chim họa mi tạo được hai dòng thuần chủng (A và B) đều có mắt màu đỏ chứ không phải màu nâu như ngoài tự nhiên. Ông thực hiện hai phép lai sau:
PL 1: Con cái dòng B x con đực dòng A -> F1 100% mắt nâu
PL 2: Con cái dòng A x con đực dòng B -> con đực mắt nâu, con cái mắt đỏ
Cho F1 của mỗi phép lai trên giao phối với nhau được F2 phân ly theo tỉ lệ như sau:
- F2 của PL1: 6 đực mắt nâu: 2 đực mắt đỏ: 3 cái mắt nâu: 5 cái mắt đỏ
- F2 của PL2: 3 đực mắt nâu: 5 đực mắt đỏ: 3 cái mắt nâu : 5 cái mắt đỏ
*Hãy biện luận và viết sơ đồ lai.
 

Oahahaha

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
11 Tháng năm 2017
1,030
1,449
239
24
Câu hỏi: Một nhà chọn giống chim họa mi tạo được hai dòng thuần chủng (A và B) đều có mắt màu đỏ chứ không phải màu nâu như ngoài tự nhiên. Ông thực hiện hai phép lai sau:
PL 1: Con cái dòng B x con đực dòng A -> F1 100% mắt nâu
PL 2: Con cái dòng A x con đực dòng B -> con đực mắt nâu, con cái mắt đỏ
Cho F1 của mỗi phép lai trên giao phối với nhau được F2 phân ly theo tỉ lệ như sau:
- F2 của PL1: 6 đực mắt nâu: 2 đực mắt đỏ: 3 cái mắt nâu: 5 cái mắt đỏ
- F2 của PL2: 3 đực mắt nâu: 5 đực mắt đỏ: 3 cái mắt nâu : 5 cái mắt đỏ
*Hãy biện luận và viết sơ đồ lai.
Mk biện luận ko khoa học lắm đâu nên mk sẽ viết những gì mk biết để tìm ra kết quả nhé :>
Có 2 dòng đột biến mà đều có kiểu gen thuần chủng --> chắc chắn là tương tác rồi
Quy ước 2 cặp gen quy định kiểu hình đó là Aa và Bb
Các kiểu gen thuần chủng mà dòng A, B có thể có là:
AABB hoặc AAbb hoặc aabb trong tương tác 13:3
AAbb hoặc aaBB trong tương tác 9:7
AAbb hoặc aabb trong tương tác 9:3:4
Bạn biết vì sao mk phải tìm ra các phép lai trên không, vì chúng đều có 1 đặc điểm là nếu trong kiểu tương tác đó thì mới tồn tại ít nhất 2 kiểu gen thuần chủng cùng quy định 1 kiểu hình đó :D
Xét chung ta thấy chỉ tồn tại 2 loại kiểu hình --> không thể là tương tác 9:3:4
Xét phép lai 1: cái B x đực A ra toàn bộ nâu --> chỉ có tương tác 9:7 mới thỏa mãn, loại tương tác 13:3.
Quy ước gen: A_B_: nâu
còn lại: đỏ
Xét phép lai 2 có tỉ lệ đời con phân hóa giới tính --> có sự di truyền liên kết giới tính nằm trên X.
Do vai trò của 2 gen trong việc quy định tính trạng là như nhau, ta quy ước gen A liên kết với X
Vì vậy ta có P của phép lai 2: [tex]X^{a}X^{a}BB[/tex] x [tex]X^{A}Ybb[/tex] --> [tex]X^{a}YBb[/tex] (đỏ) : [tex]X^{A}X^{a}Bb[/tex] (nâu)
Mà đực phải có kiểu hình mắt nâu --> đực là XX, cái là XY
==> Dòng A có kiểu gen là AAbb, dòng B có kiểu gen là aaBB.
Phần biện luận mk nghĩ xong rồi đó, từ kiểu gen của 2 dòng A, B bạn hãy viết SĐL của các phép lai ra nhé!
 
Top Bottom