Sinh [Sinh 12] ADN và các cơ chế di truyền

Nguyễn Bảo Ngọc 34

Học sinh
Thành viên
16 Tháng bảy 2017
25
17
21
23
Yên Bái
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

C1,Quá trình phiên mã của sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ có gì giống và khác nhau
C2, hãy trình bày mối quan hệ của ADN và protein trong các cơ chế di truyền
C3, hãy giải thích tại sao ADN ở các sinh vật nhân thực thường bền vững hơn nhiều so với tất cả các loại ARN
mình có mấy câu hỏi cần giải đáp! các bạn giúp mình chút nhé
Cảm ơn nhiều!:p:D
 

Ng.Klinh

Cựu Mod Sinh
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng hai 2017
1,516
3,108
534
Câu 1
Giống nhau :
- ADN dạng xoắn cục bộ
- Chỉ dùng 1 mạch của mỗi gen làm khuôn mẫu
- Nguyên liệu là các rNu
- Đều có sự xúc tác của enzim ARN- polimeraza
- ARN tổng hợp theo chiều 5'- 3'
- Tổng hợp theo NTBS
Khác nhau :
- Nhân sơ :
+ mỗi loài có 1 enzim ARN - polimeraza đặc thù
+ mARN không chứa intron nên được sử dụng ngay để tổng hợp Pr
- Nhân thực :
+ có nhiều enzim ARN - polimeraza được sử dụng
+ mARN được tổng hợp xong chỉ là bản sao sơ cấp, phải qua loại bỏ intron nối các exon để trở thành ARN trưởng thành sử dụng cho tổng hợp Pr.

Câu 2:
Mối quan hệ giữa ADN và prôtêin trong các cơ chế di truyền
- ADN là khuôn mẫu tổng hợp mARN từ đó quy định cấu trúc prôtêin
- ADN chứa nhiều gen cấu trúc, mỗi gen cấu trúc mang thông tin về một loại prôtêin.
- Prôtêin ức chế được tổng hợp từ khuôn mẫu của gen điều hoà gắn vào gen vận hành cản trở hoạt động của enzim phiên mã, do vậy gen cấu trúc được duy trì ở trạng thái không hoạt động.
- Prôtêin tham gia toạ nên các enzim tham gia vào tổng hợp ADN, ARN, prôtêin
- Prôtêin còn tham gia tạo nên các yếu tố mở đầu, kéo dài, kết thúc quá trình sinh tổng hợp prôtêin tù bản phiên mã mARN.
- Prôtêin tạo nên thoi tơ vô sắc, các dây tơ nối với các nhiếm sắc thể ở tâm động, đảm bảo cho sưn phân li nhanh và chính xác ổn đinh vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.

Câu 3: Nguyên nhân
-ADN thường nằm trong nhân tế bào, còn ARN thì nằm trong tế bào chất
-ADN có liên kết chạt chẽ, ARN không có hoặc chỉ có tại một số những đoạn nhất định
-ADN liên kết với histon tạo thành cấu trúc NST, ARN thường tồn tại độc lập
-ADN thường có 2 mạch, còn ARN chỉ có 1 mạch.ADN có cơ chế sửa sai linh hoạt.
Những loại có càng nhiều liên kết H thì càng bền.Số liên kết H bằng 2A + 3G nên ADN càng nhiều G, X thì càng bền.
 
Top Bottom