[Sinh 11] Trao đổi nước và dd ở thực vật

1

1281994

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Em có mấy câu hỏi sinh khó, mong mọi người giúp đỡ!:khi (15):
1) Bố trí thí nghiệm đề chứng minh sự tồn tại của động cơ hút nước và khoáng bị động ở rễ.
2) Tại sao tế bào "gác" kiểm soát tốc độ mất nước từ cây trong một ngày trời nóng khô.? Hiện tượng này có lợi hay có hại cho cây trồng? Tại sao?
3) Người ta cắm 1 cây đậu xanh còn nguyên rễ, thân, cành, lá vào trong 1 chai nước. Bịt kín miệng chai quanh gốc cây rồi đánh dấu mực nước trong chai và để vào chỗ râm, thoáng khí trong 3h thì thấy mực nước trong chai giảm.
a) Tn trên nhằm mục đích gì?
b) Giải thích cơ chế dẫn đến hiện tượng đó?
c) Nếu đặt cây ở nơi có nắng trong 3h thì kq sẽ ntn? Giải thích?
4) 1 cây sống bình thường ở ven biển có p thẩm thấu của đất mặn là 3 atm.
a) Cây này phải duy trì nồng độ dịch tế bào của lông hút tối thiểu là bao nhiêu để sống được trong mùa hè( nhiệt độ trung bình 35 độ), trong mùa đông( trung bình 17 độ)
b) Các cây sống ở vùng đất mặn hút nước bằng cách nào?:khi (46):
 
L

linh030294

Câu 4) 1 cây sống bình thường ở ven biển có p thẩm thấu của đất mặn là 3 atm.

Dựa vào công thức P= RTC, với P =3atm, thì cây phải duy trì P của tế bào lông hút > 3 atm.
=> RTC > 3 atm, và C> 3/RT. Thay R= 0,082, T= 273 + toC.
Nhiệt độ mùa hè = 35oC, mùa đông = 17oC, sẽ tính được nồng độ tế bào lông hút (C). Cụ thể:
C mùa hè > 0,12, C mùa đông > 0,13.
 
T

trihoa2112_yds

Cây ở nơi có đất mặn sẽ hút nước theo cơ chế chủ động tiêu tốn nhiều năng lượng, rễ chúng sẽ tăng cường hô hấp để tạo ra nhiều năng lượng cho quá trình này.
Vì vậy đa số các loài cây chịu mặn đều có hệ rễ nỗi hay rễ thở nhằm giúp hô hấp thật tốt, ngoài ra chúng còn hệ thông không bào phát triển rất mạnh, đảm bảo điều hòa nồng độ và dự trữ hợp lí.

Các bạn xem sửa và bổ sung giúp mình nha.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom