Sinh [Sinh 11] Thư viện đề thi HSG

Status
Không mở trả lời sau này.
T

tranquyen_bmt

Kì thi chọn hsg tỉnh đắc lắc năm 2010-2011

Câu 1: Quang hợp ở thực vật là gì? những cây lá màu đỏ có quang hợp không? tại sao?
Câu 2: a) Cảm ứng ở thực vật là gì? tính chất biểu hiện của hiện tượng cảm ứng ở thực vật và ở động vật khác nhau như thế naò?
b)để chứng minh được các kiểu cảm ứng ở thực vật người ta cần tiến hành những thí nghiệm nào?
Câu 3: tại sao nói tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là tiêu hóa ngoại bào? sự khác nhau cơ bản trong tiêu hóa thức ăn ở động vật ăn thịt so với động vật ăn thực vật? Tại sao thú ăn thực vật thường phải ăn lượng thức ăn rất lớn?
Câu 4: a) thế nào là sinh sản hữu tính ? sinh sản hữu tính có những ưu thế nào so với sinh sản vô tính?
b) Phân biệt sự hình thành giao tử và sự thụ tinh ở thực vật hạt kín và động vật bậc cao?
Câu 5: a) thành phần cấu trúc nào đóng vai trò chính trong quá trình thẩm thấu của tế bào thực vật? GT
b) Tế bào thực vật có thể bị vỡ khi đưa vào dung dịch quá nhược trương hay ko? GT?
c) Dựa vào đặc điểm của màng sinh chất thì những chất nào có thể đi qua lớp photpholipit kép nhờ sự khuếch tán? các đại phân tử như protein, các ion có thể qua màng TB bằng cách nào?
Câu 6: a) Vi sinh vật tự dưỡng gồm những nhóm nào? nêu sự giống và khác nhau giữa các nhóm VSV tự dưỡng?
b) gọi tên các kiểu dinh dưỡng của chúng và giải thích tại sao ngùi ta gọi chúng như vậy?
c) vì sao ít khi vi rút ôn hòa chuyển thành vi rút độc?
Câu 7:Ở người, tính trạng nhóm máu hệ ABO do một gen có 3 alen IA,IB,IO quy định.một quần thể người ở trạng thái cân bằng di truyền có 9% số người mang nhóm máu O, 27% số người mang nhóm máu B,. một cặp vợ chồng có nhóm máu A sinh một đứa con. Xác suất để đứa con này mang nhóm máu giống bố mẹ là bao nhiêu?
 
L

linh030294

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
Năm học 2008 – 2009
---oOo--- -------///-------
Đề chính thức
Môn: Sinh học - Lớp 12
(Thời gian 180 phút, không kể phát đề)
_____________
Đề thi này có một trang

Câu 1: (3,0 điểm)
Trình bày vai trò của prôtêin trong cấu trúc di truyền và cơ chế di truyền.
Câu 2: (3,0 điểm)
Virut có phải là một cơ thể sinh vật không? Giải thích.
Trình bày sự nhân lên và chiều hướng phát triển của virut trong một quần thể vi khuẩn.
Câu 3: (2,0 điểm)
Thế nào là sự cân bằng nội môi? Bằng cách nào cơ thể động vật hằng nhiệt giữ ổn định thân nhiệt để chống lại nhiệt độ lạnh?
Câu 4:(3,0 điểm)
Vì sao quang hợp có vai trò quyết định đối với sự sống trên trái đất và là một quá trình sinh lý quyết định năng suất cây trồng?
Hãy nêu các biện pháp nâng cao năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển quang hợp.
Câu 5: (3,0 điểm)
Thế nào là hoocmôn thực vật?
Hãy cho biết các đặc điểm chung của hoocmôn thực vật và những điều cần lưu ý khi sử dụng chúng trong nông nghiệp.
Nêu tác dụng của hoocmôn thúc đẩy cây ra hoa, tạo quả không hạt.
Câu 6: (2,0 điểm)
Ở sinh vật nhân thực, crômatit được hình thành như thế nào và tại sao nhiễm sắc thể được coi là cơ sở vật chất của tính di truyền ở cấp độ tế bào?
Câu 7: (4,0 điểm)
Một gen cấu trúc trong quá trình dịch mã đã được môi trường cung cấp 299 axit amin, gen này có nuclêôtit loại A = 4/5 G.
a/. Khi gen này tự sao 4 đợt liên tiếp thì số lượng nuclêôtit từng loại là bao nhiêu?
b/. Tính số lần phiên mã ở mỗi gen con biết rằng môi trường nội bào đã cung cấp 43200 ribônuclêôtit tự do.
c/. Một đột biến xảy ra đã làm cho gen có tỉ lệ = 79,28 %, nhưng không làm số nuclêôtit của gen thay đổi. Hỏi cấu trúc gen đã thay đổi ra sao và đột biến trên thuộc dạng nào?

------Hết ------
 
L

linh030294

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12
NĂM HỌC 2010 – 2011
Môn thi: SINH HỌC 12 THPT- BẢNG A
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu1: ( 2,5 điểm)
a) Hãy vẽ và chú thích sơ đồ cấu trúc của một gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.
b) Thế nào là mã di truyền? Nêu các cơ sở khoa học của việc xác định mã di truyền. Mã di truyền có những đặc điểm cơ bản nào?
Một polinucleôtit tổng hợp nhân tạo từ hỗn hợp có tỷ lệ Ađênin là 80% và Uraxin là 20%, giả thiết sự kết hợp các nuclêôtit là ngẫu nhiên. Hãy xác định số loại bộ ba và viết các bộ ba đó. Tính tỷ lệ từng loại bộ ba được hình thành.
Câu 2: ( 1,5 điểm)
a ) Người ta tách gen mã hoá prôtêin trực tiếp từ hệ gen trong nhân của tế bào sinh vật nhân thực rồi cài vào plasmit của vi khuẩn nhờ enzim ligaza, nhưng khi gen này hoạt động thì sản phẩm prôtêin thu được lại không như mong muốn. Hãy giải thích điều đó? (cho rằng không có đột biến xảy ra).
b) Phân tử ADN vi khuẩn E.coli chứa 15N phóng xạ nếu chuyển E.coli này sang môi trường chỉ có 14N.
Hãy xác định số phân tử ADN chỉ chứa 14N, số phân tử ADN còn chứa 15N sau 4 đợt nhân đôi.
Câu 3: ( 3,0 điểm)
a) Ở một người đàn ông, xét cặp NST thứ 22 (chỉ quan tâm hai cặp gen) và cặp NST thứ 23 trong tế bào sinh tinh. Cho rằng khi giảm phân cặp NST thứ 23 không phân li ở giảm phân II, cặp NST thứ 22 phân li bình thường. Tính số loại giao tử tối đa được tạo thành trong các trường hợp sau:
- Trường hợp1: Cặp NST thứ 22 cả 2 cặp gen đều đồng hợp.
- Trường hợp 2: Cặp NST thứ 22 cả 2 cặp gen đều dị hợp.
b) Trong một thí nghiệm người ta xử lý 1000 tế bào sinh tinh của một động vật, qua theo dõi thấy có 2% số tế bào sinh tinh giảm phân không bình thường ở lần giảm phân I hoặc giảm phân II (chỉ xảy ra ở một trong hai tinh bào cấp II). Do vậy làm xuất hiện một số tinh trùng (n + 1) và (n – 1). Các tinh trùng được tạo ra từ tất cả các tế bào sinh tinh trên đều tham gia thụ tinh tạo hợp tử trong đó có 98,5% hợp tử bình thường. Hãy xác định số tế bào sinh tinh xảy ra đột biến ở lần giảm phân I, ở lần giảm phân II. Biết rằng quá trình giảm phân của các tế bào sinh trứng diễn ra bình thường.
Câu 4: ( 3,0 điểm) Cho P: gà trống chân ngắn, lông vàng x gà mái chân ngắn, lông đốm
Thu được F1: - Gà trống: 59 con chân ngắn, lông đốm : 30 con chân dài, lông đốm.
- Gà mái: 60 con chân ngắn, lông vàng : 29 con chân dài, lông vàng.
Biết một gen quy định một tính trạng
a) Giải thích kết quả phép lai trên?
b) Xác định kiểu gen của P và viết các loại giao tử của P khi giảm phân bình thường.
Câu 5: ( 3,0 điểm)
a) Sự tự thụ phấn bắt buộc ở thực vật dẫn đến hệ quả gì về mặt di truyền? Nêu ứng dụng của tự thụ phấn bắt buộc vào chọn giống.
b) Cho hai loài thực vật: loài A (2n = 12) và loài B (2n = 14). Hãy trình bày các phương pháp để tạo ra thể song nhị bội có số NST bằng 26.
Câu 6: (4,0 điểm) Xét 4 gen ở một quần thể ngẫu phối lưỡng bội: gen 1 quy định màu hoa có 3 alen A1; A2; a với tần số tương ứng là 0,5; 0,3; 0,2; gen 2 quy định chiều cao cây có 2 alen (B và b), trong đó tần số alen B ở giới đực là 0,6, ở giới cái là 0,8 và tần số alen b ở giới đực là 0,4, ở giới cái là 0,2; gen 3 và gen 4 đều có 4 alen. Giả thiết các gen nằm trên NST thường. Hãy xác định:
a) Số loại kiểu gen tối đa trong quần thể.
b) Thành phần kiểu gen về gen quy định màu hoa khi quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền.
c) Thành phần kiểu gen về gen quy định chiều cao cây ở F1 khi quần thể ngẫu phối và ở trạng thái cân bằng di truyền.
d) Lấy ngẫu nhiên 2 cây thân cao trong quần thể ở trạng thái cân bằng cho lai với nhau. Biết rằng alen B quy định cây cao trội hoàn toàn so với alen b quy định cây thấp. Tính xác suất xuất hiện cây thấp ở đời con (theo lý thuyết ) .
Câu 7: ( 3,0 điểm)
a) Cho phép lai sau: P : AaBbDdEe x AaBbddee
Các alen A, B, D, E là trội hoàn toàn so với a, b, d, e.
Hãy xác định tỷ lệ các kiểu gen, kiểu hình sau ở F1:
- Kiểu gen AabbDdEe - Kiểu hình A- B- ddee
- Các kiểu gen mang ba cặp gen dị hợp - Các kiểu hình mang hai tính trạng trội
b) Khi cho cây lưỡng bội có kiểu gen AAbb thụ phấn cho cây aaBB, thu được một số cây tam bội có kiểu gen AaaBBb. Đột biến đã xảy ra ở cây nào? Hãy viết sơ đồ lai để làm rõ cơ chế hình thành cây tam bội đó.
-------------Hết-------------
 
L

linh030294

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12
NĂM HỌC 2010 – 2011

Môn thi: SINH HỌC 12 THPT- BẢNG B
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Cõu1: ( 3,0 điểm)
a) Hãy vẽ và chú thích sơ đồ cấu trúc của một gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.
b) Thế nào là mã di truyền? Nêu các cơ sở khoa học của việc xác định mã di truyền. Mã di truyền có những đặc điểm cơ bản nào?
Một polinucleôtit tổng hợp nhân tạo từ hỗn hợp có tỷ lệ Ađênin là 80% và Uraxin là 20%, giả thiết sự kết hợp các nuclêôtit là ngẫu nhiên. Hãy xác định số loại bộ ba và viết các bộ ba đó. Tính tỷ lệ từng loại bộ ba được hình thành.
Cõu 2: ( 3,0 điểm)
a) Cho phép lai sau: P : AaBbDd x AaBbDd. Các alen A, B, D là trội hoàn toàn so với a, b, d.
Hãy xác định tỷ lệ các kiểu gen , kiểu hình sau ở F1:
- Kiểu gen AabbDd - Kiểu hình A- B- dd
- Các kiểu gen mang hai cặp gen dị hợp - Các kiểu hình mang hai tính trạng trội
b) Khi cho cây lưỡng bội có kiểu gen AAbb thụ phấn cho cây aaBB, thu được một số cây tam bội có kiểu gen AaaBBb. Đột biến đã xảy ra ở cây nào? Hãy viết sơ đồ lai để làm rõ cơ chế hình thành cây tam bội đó.
Cõu 3: ( 2,0 điểm)
a) Ở một người đàn ông, xét cặp NST thứ 22 (chỉ quan tâm hai cặp gen) và cặp NST thứ 23 trong tế bào sinh tinh. Cho rằng khi giảm phân cặp NST thứ 23 không phân li ở giảm phân II, cặp NST thứ 22 phân li bình thường. Tính số loại giao tử tối đa được tạo thành trong các trường hợp sau:
- Trường hợp1: Cặp NST thứ 22 cả 2 cặp gen đều đồng hợp.
- Trường hợp 2: Cặp NST thứ 22 cả 2 cặp gen đều dị hợp.
b) Những trường hợp nào dẫn đến sự thay đổi vị trí gen trong phạm vi một cặp NST tương đồng?
Cõu 4: ( 3,0 điểm)
Cho P: gà trống chân ngắn, lông vàng x gà mái chân ngắn, lông đốm
Thu được F1: - Gà trống: 59 con chân ngắn, lông đốm : 30 con chân dài, lông đốm.
- Gà mái: 60 con chân ngắn, lông vàng : 29 con chân dài, lông vàng.
Biết một gen quy định một tính trạng
a) Giải thích kết quả phép lai trên?
b) Xác định kiểu gen của P và viết các loại giao tử của P khi giảm phân bình thường.

Cõu 5: ( 3,0 điểm)
a) Sự tự thụ phấn bắt buộc ở thực vật dẫn đến hệ quả gì về mặt di truyền? Nêu ứng dụng của tự thụ phấn bắt buộc vào chọn giống.
b) Cho hai loài thực vật: loài A (2n = 12) và loài B (2n = 14). Hãy trình bày các phương pháp để tạo ra thể song nhị bội có số NST bằng 26.
Cõu 6: ( 3,0 điểm)
Xét 4 gen ở một quần thể ngẫu phối lưỡng bội: gen 1 quy định màu hoa có 3 alen A1; A2; a với tần số tương ứng là 0,5; 0,3; 0,2; gen 2 quy định chiều cao cây có 2 alen (B và b), trong đó tần số alen B ở giới đực là 0,6, ở giới cái là 0,8 và tần số alen b ở giới đực là 0,4, ở giới cái là 0,2; gen 3 và gen 4 đều có 4 alen. Giả thiết các gen nằm trên NST thường. Hãy xác định:
e) Số loại kiểu gen tối đa trong quần thể.
f) Thành phần kiểu gen về gen quy định màu hoa khi quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền.
g) Thành phần kiểu gen về gen quy định chiều cao cây ở F1 khi quần thể ngẫu phối và ở trạng thái cân bằng di truyền.
Cõu 7: ( 3,0 điểm)
- Những trường hợp nào lai thuận và lai nghịch cho kết quả giống nhau? Cho ví dụ.
- Những trường hợp nào lai thuận và lai nghịch cho kết quả khác nhau? Cho ví dụ.
- Nêu ứng dụng của lai thuận , lai nghịch trong chọn giống.
-------------Hết-------------
 
G

girlbuon10594

Đây là đề thì của trường mình vừa rồi:D
Có thể nói là đề không khó nhưng công nhận là hơi dài và mình nghĩ là có nhiều bạn sẽ làm tốt đề thi này,cùng tham khảo nha;)
 

Attachments

  • SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI.doc
    35 KB · Đọc: 1
G

girlbuon10594

SỞ GIÁO DỤC &ĐÀO TẠO HÀ NỘI
KỲ THI HỌC SINH GIỎI KHỐI LỚP 11
TRƯỜNG THPT MINH KHAI
Năm học 2009-2010
Môn thi:Sinh học
Thời gian làm bài:150 phút
Ngày thi:
(Đề thi gồm 1 trang)
Câu I. Giải thích:
a. Vì sao khi làm tiêu bản quan sát sự phân bào nguyên phân người ta thường lấy mẫu ở đầu mút của rễ hành?
b. Trong quá trình ủ rượu và ủ sữa chua không nên mở nắp ra xem?
c. Khi chu trình Krebs bị ngừng trệ, cơ thể có thể bị ngộ độc NH3?
d. Trong mề của gà, chim bồ câu mổ ra thường có hạt sỏi nhỏ?
e. Những người mắc bệnh gan thường có biểu hiện phù nề?
f. Ăn nhiều mỡ động vật làm tăng huyết áp và dẫn đến suy tim?

Câu II.
1. Tại sao cá xương có khả năng trao đổi khí hiệu quả nhất?
2. Phân biệt cấu tạo tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực. Kích thước nhỏ của tế bào nhân sơ đem lại ưu thế gì?
3. Phân biệt hiện tượng ứng động và hiện tượng hướng động?
Câu III.
1. Một tế bào sinh dục của gà (2n=78) nguyên phân nhiều lần liên tiếp. Tổng số tế bào lần lượt sinh ra trong các thế hệ là 510. Các tế bào con sinh ra trong thế hệ cuối cùng đều giảm phân tạo giao tử. Biết hiệu suất thụ tinh của giao tử là 1,5625% và tạo được 16 hợp tử.
a. Xác định số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục nói trên?
b. Xác định giới tính của cá thể trên?
2. Phân biệt hiện tượng ứ giọt và hiện tượng sương động trên lá?
3. Nêu sự khác nhau giữa tuần hoàn hở và tuần hoàn kín?
Câu IV.
1. Giải thích câu nói: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
2. Trình bày những lợi thế của thực vật C4 co với thực vật C3? Sự thích nghi với môi trường sống của con đường cố định CO2 trong quang hợp ở thực vật C4,CAM được thể hiện như thế nào?
3.So sánh hai con đường hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí? Tại sao khi vận động nặng quá lâu thường hay xảy ra hiện tượng chuột rút?
 
V

vit719

Câu 1 : (1,00 điểm)
Cho quần thể A có tần số các gen: F = 0,8; f = 0,2; G = 0,4; g = 0,6. Quần thể B có tần số các gen: F = 0,4; f = 0,6; G = 0,9; g = 0,1. Người ta cho ngẫu phối con đực của quần thể A với con cái của quần thể B.
Tính tần số giao tử mang gene FG của F1. Biết F, f và G, g là 2 alene tương ứng của 2 gene, nằm trên 2 cặp NST khác nhau; quần thể A và B đạt trạng thái cân bằng di truyền.

Câu 2 : (2,00 điểm)
Lai ruồi cái cánh thường, mắt đỏ với ruồi đực cánh xoăn, mắt trắng. F1 được 100% cánh thường, mắt đỏ. F1 ngẫu phối được F2 với tỷ lệ như sau:

Ruồi đực Ruồi cái

Cánh xoăn, mắt đỏ 50 0
Cánh thường, mắt đỏ 150 402
Cánh xoăn, mắt trắng 150 0
Cánh thường, mắt trắng 50 0
Xác định quy luật di truyền của 2 tính trạng. Viết sơ đồ lai từ P → F2. (2 điểm)
Phép lai giữa ruồi giấm có kiểu gen XDXd với ruồi giấm có kiểu gen XDY cho F1 có kiểu hình đồng hợp lặn về cả 3 tính trạng chiếm tỷ lệ 4,375%.
Không cần lập sơ đồ lai hảy xác định tần số hoán vị gen ở phép lai trên.
Câu 3: (1,0 điểm)
Một loài thực vật, alen A qui định cây cao trội hoàn toàn so với alen a qui định cây thấp, cặp gen Aa nằm trên cặp nhiễm sắc thể (NST) tương đồng số 1. Alen B qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định hoa trắng; alen D qui định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d qui định quả bầu dục. Hai cặp gen này nằm trên cặp NST tương đồng số 2.
Câu 4: Cho giao phấn giữa hai cây (P) đều thuần chủng thu được F1 dị hợp về 3 cặp gen trên. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2, trong đó cây có kiểu hình thân thấp, hoa trắng, quả bầu dục chiếm tỷ lệ 1%. Biết rằng hoán vị gen xảy ra cả trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau.
Không lập sơ đồ lai hãy xác đinh tỷ lệ % số cây có kiểu hình trội về cả 3 tính trạng ở F2.
Câu 5: Khi lai cá đực (XX) vảy trắng, to thuần chủng với cá cái (XY) vảy trắng, nhỏ thu được F1 đều vảy trắng, to. Cho cá cái F1 lai phân tích ( lai với cá đực vảy trắng, nhỏ) được tỉ lệ: 9 cá vảy trắng, to: 6 cá vảy trắng, nhỏ: 4 cá vảy đỏ, nhỏ (♂): 1 cá vảy đỏ, to (♂). Biện luận để xác định quy luật di truyền các cặp tính, viết kiểu gen P, F1 và giao tử F1. Biết kích thước vảy do 1 gen quy định.
Câu 6. Khi lai 2 thứ ngô thuần chủng cây cao, hạt trắng với cây thấp, hạt đỏ thu được F1 toàn cây cao, hạt đỏ. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau được F2 gồm: 38,25% cây cao, hạt đỏ:36,75% cây thấp, hạt đỏ: 18% cây cao, hạt trắng:7% cây thấp, hạt trắng.
Biện luận để xác định quy luật di truyền các cặp tính, viết kiểu gen P, F1 và giao tử F1. Biết màu hạt do 1 gen quy định.
Câu 7. Cho một cặp côn trùng thuần chủng giao phối với nhau được F1 đồng loạt mắt đỏ, cánh dài.
a. Cho con cái F1 lai phân tích được :
45% con mắt trắng, cánh ngắn: 30% con mắt trắng,cánh dài: 20% con mắt đỏ, cánh dài: 5% con mắt đỏ, cánh ngắn
b. Cho con đực F1 lai phân tích được :
25% con ♀mắt đỏ, cánh dài: 25% con ♀ mắt trắng, cánh dài:50% con ♂ mắt trắng, cánh ngắn.
Biện luận để xác định quy luật di truyền các cặp tính, viết kiểu gen P, F1 và giao tử F1.
Biết chiều dài cánh do 1 gen quy định.
Câu 8. (2,0 điểm)
Một loài có kiểu nhiễm sắc thể giới tính ♀ XX, ♂ XY. Lai ♀ đen với ♂ trắng thuần chủng thu được thế hệ con F1 100% có màu trắng. Cho F1 giao phối với nhau ở F2 thu được:
♂: 100% trắng; ♀: 50% trắng: 37,5% đen: 12,5% hung đỏ.

Biện luận để xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng và xác định kiểu gen của P, F1 và giao tử của F1
 
L

lananh_vy_vp

Đáp án đề thi học sinh giỏi quốc gia 2011 .
 

Attachments

  • Da_Sinh_HSG2011_Ngay1.pdf
    273.7 KB · Đọc: 1
  • Da_Sinh_HSG2011_Ngay2.pdf
    363.2 KB · Đọc: 1
G

girlbuon10594

ĐỀ HỘI TRẠI HÙNG VƯƠNG NĂM 2009
Môn Sinh học
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1 (2,0 điểm)
Cho các vi sinh vật sau: vi khuẩn lam, trùng đế giày, vi khuẩn nitrat hoá, vi khuẩn lăctic, vi khuẩn tía không lưu huỳnh.
a) Chúng thuộc các kiểu (typ) dinh dưỡng nào?
b) Căn cứ vào đâu để xếp chúng vao các kiểu dinh dưỡng đó?
Câu 2 (2,0 điểm)
Người ta thực hiện một thí nghiệm sau: phá bỏ thành tế bào cầu khuẩn, trực khuẩn, phẩy khuẩn. Sau đó cho chúng phát triển ở môi trường đẳng trương.
a) Xác định hình dạng của các loại vi khuẩn trên. Qua thí nghiệm ta có thể rút ra kết luận gì?
b) Vi khuẩn có các đặc điểm gì để thích nghi cao độ với môi trường sống?
Câu 3 (2,0 điểm)
a) Giải thích vì sao VSV kị khí lại không thể sống sót trong môi trường có O2.
b) Dựa vào nhu cầu các chất cần thiết cho sinh trưởng của VSV, VSV được chia thành các nhóm nào?
Câu 4 (2,0 điểm)
“Nhờ bào quan này mà tế bào được xoang hoá nhưng vẫn đảm bảo sự thông thương mật thiết giữa các khu vực” Nhận định trên đang nói về bào quan nào ở tế bào nhân chuẩn? Hãy mô tả cấu tạo và chức năng của bào quan đó.
Câu 5 (2 điểm)
a) Prôtêin có những bậc cấu trúc nào? Bậc nào là quan trọng nhất? vì sao?
b) Kể tên các loại liên kết có trong các bậc cấu trúc của prôtêin. Vai trò của các loại liên kết đó.
Câu 6 (2 điểm)
Một tế bào có hàm lượng ADN trong nhân là 8,8 pg qua một lần phân bào bình thường tạo ra hai tế bào con đều có hàm lượng ADN trong nhân là 8,8 pg.
a) Tế bào trên đã trải qua quá trình phân bào nào? Giải thích.
b) Sự khác nhau của phân chia tế bào chất của tế bào thực vật và tế bào động vật thể hiện như thế nào? Vì sao lại có sự khác nhau đó?
Câu 7 (2,0 điểm)
a) Ôxi thải ra trong quang hợp có nguồn gốc từ đâu? Chứng minh.
b) Nước thải ra trong quang hợp có nguồn gốc từ pha nào? Chứng minh.
Câu 8 (2 điểm)
Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích?
a) Một chu kì phân bào của tế bào vi khuẩn trải qua các pha: G1, S, G2 và M.
b) Các tế bào có thể nhận biết nhau do màng sinh chất có các “dấu chuẩn” là prôtêin bám màng.
c) Lizôxôm có vai trò quan trọng trong quá trình biến thái của ếch.
d) Tế bào hồng cầu không có nhân nên luôn dừng lại ở pha G1.
Câu 9 (2 điểm)
a) Cho một tế bào thực vật có áp suất thẩm thấu là 1,2 atm vào một dung dịch có áp suất thẩm thấu là 0,8 atm. Hỏi nước sẽ dịch chuyển như thế nào?
b) Thành phần cấu trúc nào đóng vai trò chính trong quá trình thẩm thấu của tế bào thực vật trên? Giải thích.
Câu 10 (2,0 điểm)
Một anh sinh viên khoẻ mạnh quyết định chạy đua 200 m. Do không được luyện tập như một nhà điền kinh, nên anh sinh viên ít có cơ hội chuẩn bị cho cuộc thi. Vào ngày đua anh chạy mất 28 s, kết thúc cuộc đua ạnh bị kiệt sức và bị chuột rút.
a. Nguồn năng lượng cung cấp cho anh sinh viên trong quá trình chạy lấy từ đâu?
b. Quá trình chuyển hoá trong cơ chân anh sinh viên là gì?
c. Tại sao anh sinh viên bị chuột rút?
 
G

girlbuon10594

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH HOÀ BÌNH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ

ĐỀ ĐỀ SUẤT
TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG NĂM 2009
ĐỀ THI OLYMPIC SINH HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút
(Không kể thời gian giao đề)

PHẦN I- TẾ BÀO HỌC
Câu 1.
1. Các chất hữu cơ: Protein, Tinh bột, ADN, Glicogen. Những chất nào có tính chất đa dạng đặc thù ? Vì sao ?
2. Protein của màng sinh chất có những vai trò gì trong hoạt động sống của tế bào ?
Câu 2:
1. Giải thích ngắn gọn tại sao các phân tử nước lại liên kết hydro với nhau?
2. Những tính chất độc đáo nào của nước là kết quả từ khuynh hướng các phân tử nước tạo liên kết hydro với nhau?
Câu 3:
1. Trong các chất sau đây: Pepsin, ADN và đường glucose. Nếu tăng dần nhiệt độ lên thì mức độ biến đổi cấu trúc của chất nào là sâu sắc nhất? Giải thích.
2. Trong hạt phấn và noãn của 1 loài cây có hoa hạt kín có bao nhiêu nhiễm sắc thể? Nếu trong tế bào rễ của loài cây nay người ta đếm được có 20 NST. Giải thích tại sao em lại suy luận như vậy?
Câu 4:
1. Ở cơ thể người, loại tế bào nào không có nhân, loại tế bào nào có nhiều nhân?
2. Trình bày quá trình hình thành tế bào không có nhân, tế bào nhiều nhân từ tế bào một nhân?
Câu 5:
1. Trở ngại lớn nhất trong chế tạo ATP bằng phương thức lên men là gì? Thuận lợi lớn nhất trong chế tạo ATP bằng phương thức ấy là gì?
2. Giai đoạn nào trong 3 giai đoạn của hô hấp tế bào được xem là cổ nhất? Lý do khiến bạn rút ra kết luận đó?
Câu 6: Từ sự hiểu biết về quang hợp VSV, hãy:
1. Phân biệt quang hợp thải oxi và quang hợp không thải oxi?
2. Trong 2 dạng trên dạng nào tiến hóa hơn?
Câu 7:
1. Nêu đặc điểm các pha trong kỳ trung gian của quá trình phân bào.
2. Em có nhận xét gì về kỳ trung gian ở các loại tế bào sau: Tế bào vi khuẩn, tế bào hồng cầu, tế bào thần kinh, tế bào ung thư?

PHẦN II- VI SINH VẬT
Câu 8:
1. Vì sao không khí ở ngoài bờ biển ít vi sinh vật hơn không khí ở khu đô thị đông đúc?
2. Mẹ thường nhắc con: “ ăn kẹo xong phải xúc miệng nhiều lần hoặc đánh răng, nếu không rất dễ bị sâu răng”. Lời khuyên ấy dựa trên có sở khoa học nào?
Câu 9:
1. So sánh cơ chế một virut động vật và một virut vi khuẩn gắn vào và xâm nhập vào 1 tế bào vật chủ?
2. Sự khác biệt nào trong cấu trúc của 2 loại tế bào giữ vai trò quan trọng trong các quá trình này?
Câu 10:
1. Rượu nhẹ (hoặc bia) để lâu có váng trắng và vị chua gắt, để lâu nữa thì có mùi thối ủng. Hãy giải thích hiện tượng trên?
2. Nếu siro quả (nước quả đậm đặc đường) trong bình nhựa kín thì sau 1 thời gian bình sẽ căng phồng. Vì sao?
……………………… Hết ………………………
 
L

lananh_vy_vp

Đây là đề thi tỉnh trường tớ năm nay, đề càng cơ bản làm càng sai:((

Sở GD và ĐT Vĩnh Phúc
Đề thi chọn HSG lớp 11 năm học 2010-2011

Câu 1:
Chứng minh cấu tạo mạch gỗ thích nghi với chức năng vẫn chuyển nước và ion khoáng từ rễ lên lá?
Câu 2:
a.Tại sao nói quá trình hấp thụ nước và khoáng ở cây liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp của rễ?
b.Nêu ứng dụng về mối quan hệ giữa hô hấp và dinh dưỡng khoáng trong trồng trọt giúp rễ cây hô hấp tốt hơn?
Câu 3:
Đặc điểm giải phẫu của lá phù hợp với chức năng quang hợp?
Câu 4:
a.Tại sao bề mặt trao đổi khí của chim và thú lại lớn hơn của lưỡng cư và bò sát?
b.Các loài lưỡng cư như ếch, nhái để lẩn trốn kẻ thù có thể ngụp được rất lâu ở dưới nước. Nhờ đâu chúng có khả năng đó? Điều gì xảy ra nếu ta sơn da của ếch, từ đó rút ra nhận xét gì?
Câu 5:
a.Vì sao cơ thể động vật đa bào lớn phải có hệ tuần hoàn?
b.Để nâng cao thành tích thi đấu thể dục thể thao, một số vận động viên trước khi thi đấu chọn vùng núi cao làm địa điểm luyện tập. Cho biết điều này có lợi ích gì với vận động viên?
Câu 6:
a.Tại sao phải có quá trình khử nitrat trong cây?
b.Nồng độ NH3 cao có ảnh hưởng gì cho cây? Cây khắc phục điều đó ra sao?
Câu 7:
a.Giải thích tại sao ở thực vật, khi cắt bỏ phần ngọn cây rồi chiếu ánh sáng từ một phía ta sẽ không quan sát được rõ hiện tượng hướng sáng nữa?
b.Giải thích cơ chế lá cây trinh nữ cụp xuống khi có va chạm cơ học?
Câu 8:
a.Sự điều hòa lượng nước trong cơ thể phụ thuộc những nhân tố chủ yếu nào?
b.Giải thích về sự tăng giảm nồng độ hoocmon ADH khi cơ thể bị mất nhiều mồ hôi do lao động nặng và khi uống nhiều nước?
Câu 9:
Trình bày cơ chế truyền tin qua xinap? Tại sao tin được truyền qua xinap chỉ theo 1 chiều từ màng trước ra màng sau mà không theo chiều ngược lại?
Câu 10:
Các thông tin về cường độ kích thích sẽ được mã hóa theo những cách nào?Trong lúc nơron đang nghỉ ngơi, nếu dùng 1 vi điện cực kích thích vào bao miêlin của sợi trục hoặc vào điểm giữa sợi trục không có bao miêlin thì xung thần kinh sẽ dẫn truyền như thế nào? Vì sao?
 
L

linh030294

Môn: Sinh học - Lớp 12
(Thời gian 180 phút, không kể phát đề)

Câu 1: (3,0 điểm)

Trình bày vai trò của prôtêin trong cấu trúc di truyền và cơ chế di truyền.

Câu 2: (3,0 điểm)

Virut có phải là một cơ thể sinh vật không? Giải thích.

Trình bày sự nhân lên và chiều hướng phát triển của virut trong một quần thể vi khuẩn.

Câu 3: (2,0 điểm)

Thế nào là sự cân bằng nội môi? Bằng cách nào cơ thể động vật hằng nhiệt giữ ổn định thân nhiệt để chống lại nhiệt độ lạnh?

Câu 4:(3,0 điểm)

Vì sao quang hợp có vai trò quyết định đối với sự sống trên trái đất và là một quá trình sinh lý quyết định năng suất cây trồng?

Hãy nêu các biện pháp nâng cao năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển quang hợp.

Câu 5: (3,0 điểm)

Thế nào là hoocmôn thực vật?

Hãy cho biết các đặc điểm chung của hoocmôn thực vật và những điều cần lưu ý khi sử dụng chúng trong nông nghiệp.

Nêu tác dụng của hoocmôn thúc đẩy cây ra hoa, tạo quả không hạt.

Câu 6: (2,0 điểm)

Ở sinh vật nhân thực, crômatit được hình thành như thế nào và tại sao nhiễm sắc thể được coi là cơ sở vật chất của tính di truyền ở cấp độ tế bào?

Câu 7: (4,0 điểm)

Một gen cấu trúc trong quá trình dịch mã đã được môi trường cung cấp 299 axit amin, gen này có nuclêôtit loại A = 4/5 G.

a/. Khi gen này tự sao 4 đợt liên tiếp thì số lượng nuclêôtit từng loại là bao nhiêu?

b/. Tính số lần phiên mã ở mỗi gen con biết rằng môi trường nội bào đã cung cấp 43200 ribônuclêôtit tự do.

c/. Một đột biến xảy ra đã làm cho gen có tỉ lệ A/G = 79,28 %, nhưng không làm số nuclêôtit của gen thay đổi. Hỏi cấu trúc gen đã thay đổi ra sao và đột biến trên thuộc dạng nào?

------Hết ------
 
L

linh030294

TRƯỜNG THPT LÊ XOAY
Năm học 2010-2011 ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP TRƯỜNG
MÔN: SINH HỌC 11
Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề.


Câu 1: Cho tế bào thực vật đã phát triển đầy đủ vào một dung dịch.
a. Khi nào sức căng trương nước (T) xuất hiện và tăng?
b. Khi nào T cực đại và cực đại bằng bao nhiêu? Khi nào T giảm và khi nào T giảm đến 0?
c. Trong công thức S=P-T, S luôn nhỏ hơn P hoặc = P. Có khi nào S>P. Giải thích?
d. Một cây được tưới nước và bón phân bình thường. Hãy nêu những trường hợp T có thể tăng?

Câu 2: Hãy giải thích:
a. Tại sao khi bón nhiều phân cho cây còn non dẫn đến hiện tượng cây bị “chết sót”?
b. Tại sao cây trồng ở vùng không ngập mặn đem ra trồng ở đất ngập mặn thì không sinh trưởng được?

Câu 3: Kể tên một số sinh vật có khả năng cố định nitơ khí quyển. Cho biết các điều kiện của quá trình cố định nitơ? Vai trò của quá trình cố định nitơ?

Câu 4: Dựa vào thuyết quang chu kì hãy giải thích các biện pháp kĩ thuật sau:
a. Thắp đèn ban đêm cho các vườn hoa cúc vào mùa thu?
b. Thắp đèn ban đêm ở các vườn Thanh long vào mùa đông?

Câu 5: Cho một lọ glucozơ, một lọ đựng axit pyruvic, một lọ đựng dịch nghiền tế bào chứa bào quan, một lọ đựng dịch nghiền tế bào không có bào quan, một lọ chứa ti thể. Hỏi:
a. Có thể bố trí được bao nhiêu thí nghiệm về hô hấp tế bào?
b. Số thí nghiệm có CO2 bay ra? Đó là thí nghiệm nào?

Câu 6: So sánh thực vật C3, thực vật C4 về: đại diện, chất nhận CO2 đầu tiên, sản phẩm quang hợp ổn định đầu tiên, điểm bù CO2, hô hấp sáng, năng suất sinh học?

Câu 7: Thí nghiệm chứng minh vai trò của CO2 với quang hợp như sau:
Cho 2 cành rong đuôi chó tương tự nhau vào 2 cốc đựng nước đun sôi để nguội. Thêm ít muối Na2CO3 vào cốc 1. Đổ 1 lớp dầu thực vật lên mặt nước để ngăn cản không khí hoà tan vào nước. Đặt thí nghiệm ra ngoài ánh sáng. Hãy cho biết kết quả thí nghiệm và giải thích kết quả?

Câu 8: So sánh sự khác nhau giữa tiêu hoá ở động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật?

Câu 9: Hãy trình bày:
a. Đặc điểm giúp giun thực hiện trao đổi khí với môi trường xung quanh?
b. Những biến đổi sinh lí tuần hoàn và hô hấp ở người khi chuyển từ đồng bằng lên núi cao sống?

Câu 10: Trình bày cơ chế truyền tin qua xináp? Giải thích cơ sở của việc uống thuốc giảm đau?

----------------------------------HẾT-----------------------------------


(*) Thêm vài đề thi HSG để mọi người luyện tập kiến thức :)

(*) Đề HSG Trường THPT Lê Xoay lớp 11 :) Mọi người tham khảo thêm nhé !
 
Last edited by a moderator:
L

lananh_vy_vp

Đề thi OLYMPIC 30/4 năm 2009 dành cho khối 11
Sở GD và ĐT tỉnh Long An
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn

Câu 1:
a.Cây xanh có thể điều chỉnh số lượng và chất lượng ánh sáng chiếu vào nó không?Bằng cách nào?
b.Khi đo cường độ quang hợp của cây trồng trong nhiệt độ mùa hè người ta thấy có hiện tượng cường độ quang hợp giảm vào buổi trưa. Hãy giải thích?
c.Trình bày thí nghiệm chiết sắc tố ở thực vật.

Câu 2:
a.Tại sao động vật có phổi không trao đổi khí được trong nước?
b.So sánh sự trao đổi khí ở cơ thể động vật và thực vật?
c.Vì sao sau khi hít thở sâu vài lần người ta nhịn thở được lâu hơn?

Câu 3:
a.Hoocmon thực vật là gì?Đặc điểm của chúng?
b.Tại sao tán lá lại có cấu trúc hình tháp?
c.Hãy nêu 3 chiều hướng tiến hóa của hệ thần kinh?

Câu 4:
a.Tại sao côn trùng thường có nhiều tập tính phức tạp?
b.Vì sao hoạt động của cơ tim khác hoạt động của cơ vân?

Câu 5:
a.Ở thực vật có quang chu kì như thế nào?
b.Những hiểu biết về quá trình sinh trưởng và phát triển ở vật nuôi có ý nghĩa như thế nào trong thực tiễn sản xuất?
 
L

lananh_vy_vp

Đề thi HSG lớp 11 tỉnh Quảng Bình năm 2011 (có đáp án ) .
 

Attachments

  • Dap an de Sinh 11, 3-2011.doc
    81 KB · Đọc: 3
T

taysobavuong_leviathan

đềthi hay

Đề thi HSG QG 2007 vòng 1

Thứ sáu, 06 Tháng 11 2009 09:08
http://thuviensinhhoc.com/component...vaHNnLzc0OC0tdGhpLWhzZy1xZy0yMDA3LXZvbmctMQ==http://thuviensinhhoc.com/de-thi/hsg/748--thi-hsg-qg-2007-vong-1?tmpl=component&print=1&page=
http://www.addthis.com/bookmark.php
Đề thi HSG Quốc gia môn Sinh học năm 2007
Thời gian làm bài 18o phút
Câu 1.
a. Phân biệt chu trình tiềm tan chu trình tan và chu trình tiềm tan ở virut. Tại sao virut HIV chỉ kí sinh trong tế bào bạch cầu Limphô T-CD4 ở người?
b. Nguồn gốc lớp vỏ ngoài và lớp vỏ trong của virut HIV?

Câu 2.
a. Phân biệt các phương thức giải phóng năng lượng ở vi sinh vật về chất nhận điện tử cuối cùng, sản phẩm tạo thành, hiệu quả năng lượng.
b. Quá trình sản xuất giấm ăn bằng axit axetic giống và khác với sự hô hấp hiếu khí thông thường như thế nào?
c. Vi khuẩn lactic có 2 chi chủ yếu Streptococus và lactobacillus, chúng có sử dụng trực tiếp sacarozo được không? Phân biệt lên men lactic đồng hình và dị hình.

Câu 3.
a. Trong môi trường nuôi cấy E.coli thích hợp cứ 20 phút tế bào lại nhân đôi 1 lần, sau 2 giờ xác định được 64. 105 tế bào. Tính số tế bào E. coli trong quần thể ban đầu. (quần thể này không phải trải qua pha lag)
b. Nêu vai trò của mezoxom trong phân bào ở vi khuẩn.

Câu 4.
Những bào quan nào của thực vật chứa ADN? Đặc điểm cấu trúc và di truyền của ADN trong các bào quan đó. Cơ sở của giả thuyết phổ biến nhất hiện nay về nguồn gốc các loại bào quan đó?

Câu 5.
a. Vai trò của các protein được thể hiện như thế nào qua các hình 1,2,3,4a, 4b,5?

b. Vì sao khi xử lí các tế bào động vật động vật có hình bầu dục, hình đĩa bằng consixin thì chúng chuyển thành hình cầu hoặc đa diện?
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom