[Sinh 11] Thảo luận

H

hosta94

Last edited by a moderator:
G

girlbuon10594

Theo như câu hỏi bạn đặt ra, mình đã tìm hiểu 1 số thông tin;))
Có rất nhiều cách xác định nồng độ protein
Trong đó có cách xác định nồng độ protein hòa tan theo Lowry
- Tên thuốc thử: Folin – ciocalteu
- Kết quả: tạo phức chất màu xanh da trời
- Cách tiến hành:
+) Mẫu thí nghiệm: lấy chính xác 0,5ml dịch chứa protein với hàm lượng thích hợp cho vào ống nghiệm, thêm vào đó 2ml dung dịch C, lắc đều để yên trong 10 phút. Sau đó thêm vào hỗn hợp trong ống nghiệm 0,25ml folin đã pha loãng 2 lần, lắc đều và để yên trong 30 phút, mầu vàng của hỗn hợp chuyển sang mầu xanh da trời và đạt đến cường độ mầu cực đại. Đem so mầu của hỗn hợp trên máy so mầu quang điện ở bước sóng 660nm. Xác định được trị số mật độ quang học của dung dịch nghiên cứu. Đo trên máy 3 lần lặp lại và lấy trị số trung bình.
+) Mẫu đối chứng: 0,5ml đệm cho vào ống nghiệm, thêm vào đó 2ml dung dịch C và bước tiếp theo được tiến hành như mẫu thí nghiệm.
 
H

hosta94

Uhm. Thật ra mình muốn hỏi phương pháp trong thí nghiệm sinh học dùng để xác định sự có mặt của protein đó. Cách dễ làm và hiện tượng dễ quan sát ấy, nhưng dù sau cũng thanks.
 
L

lananh_vy_vp

Nhận biết protein trong mô sống theo sgk sinh 10 thì dùng CuSO4+NaOH gây kết tủa protein(có màu xanh rất đẹp), nhưng cũng tùy loại protein mà có các phản ứng nhận biết khác nhau.
VD như phản ứng xantoproteic đặc trưng đối với protein có các axit amin vòng thơm.
Hoặc phản ứng Folia đối với các axit amin chứa lưu huỳnh.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom