[Sinh 11] Ôn thi học kỳ

E

endinovodich12

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1:

Trình bày các biện pháp tăng năng xuất cây trồng qua sự điều khiển quang hợp ?

Câu 2 :

Phân biệt giữa hướng động và ứng động ? Cho ví dụ ?

Câu 3 :

Nêu chiều hướng tiến hoá trong hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật , có tổ chức thần kinh khác nhau ?

Câu 4 :

Trình bày chiều hướng tiến hoá của hệ tuần hoàn

Câu 5 :

Nhờ đâu mà tim có khả năng hoạt động tự động ?

- Trình bày chu kỳ hoạt động mà của tim

- Tại sao tim hoạt động mà không biết mệt mỏi ?










 
Last edited by a moderator:
S

sasani

Câu 1:

Trình bày các biện pháp tăng năng xuất cây trồng qua sự điều khiển quang hợp ?

Nêu một số biện pháp: dùng lưới tối màu khi nắng quá gắt, tưới nước phù hợp với nhu cầu cây, điều chỉnh nhiệt độ...

Câu 2 :

Phân biệt giữa hướng động và ứng động ? Cho ví dụ ?

- Hướng động: là sự trả lời kích thích từ 1 phía của thực vật.
VD: chiếu ánh sáng vào 1 phía của hoa bồ công anh
- Ứng động: là sự trả lời kích thích từ mọi phía của thực vật.
VD: Sự nở hoa của hoa bồ công anh.

Câu 3 :

Nêu chiều hướng tiến hoá trong hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật , có tổ chức thần kinh khác nhau ?

- Động vật chưa có tổ chức thần kinh: phản ứng kích thích bằng cả cơ thể.
- Động vật có tô chức thần kinh: Phản ứng nhanh, gọn và chính xác với sự tiến hoá của tổ chức thần kinh dạng lưới => chuỗi hạch = >dạng ống.


Câu 4 :

Trình bày chiều hướng tiến hoá của hệ tuần hoàn

Hệ tuần hào có chiều hướng tiến hoá đầy đủ, hoàn thiện và có chức năng chuyên biệt dần:
- Ở các động vật bậc thấp như trùng thì chỉ có tiêu hoá nội bào và hiệu suất tiêu hoá thấp.
- Ở các động vật có túi tiêu hoá: có cả tiêu hoá nội bào và ngoại bào nhưng thức ăn không được tiêu hoá tối đa mà chỉ được tiêu hoá một phần nhỏ, vì dịch tiêu hoá + thức ăn + chất thải được trộn lẫn => khó hấp thụ.
- Ở động vật có ống tiêu hoá: có các cơ quan tiêu hoá chuyên biệt và hệ thống enzim hoàn thiện, hiệu suất tiêu hoá cao, đường đi của thức ăn chỉ là 1 chiều.

Câu 5 :

Nhờ đâu mà tim có khả năng hoạt động tự động ?

Nhờ hệ dẫn truyền tim:
Nút xoang ở tiểu nhĩ (nhĩ phải) có thể tự động tạo nên một sóng khữ cưc. Sóng này sẽ truyền khắp hai nhĩ và đưa đến co nhĩ. Trên điện tâm đồ đây là sóng p. Khi sóng đến nút nhĩ-thất (nằm trong nhĩ phải) thì se truyền qua rất chậm để nhĩ có thời gian đẩy máu xuống thất. Sau đó sóng sẽ truyền theo đường dẫn truyền xuống thất. Đường dẫn truyền này gồm có Bó His, và các nhánh phải và nhánh trái, rồi truyền đến mạng Purkinje bao phủ cả hai thất. Sóng phát ra từ mạng Purkinje (phức bộ QRS) sẽ tạo nên co thất.

- Trình bày chu kỳ hoạt động mà của tim

1.Giai đoạn tâm nhĩ thu:
- Giai đoạn này kéo dài 0,1 giây.
- Khi tâm nhĩ co bóp thì áp suất trong tâm nhĩ sẽ tăng lên. Lúc này van nhĩ thất đang mở, tâm nhĩ co bóp đẩy nốt lượng máu còn lại xuống tâm thất (khoảng 1/4 lượng máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất) và làm cho áp suất ở tâm thất tăng lên. Sau đó tâm nhĩ giãn ra trong suốt thời gian còn lại của chu kì tim.
Tâm nhĩ thu là kết quả của sự lan truyền sóng điện thế dẫn nhịp từ hạch xoang ra toàn bộ hai tâm nhĩ phải, trái.
2. Giai đoạn tâm thất thu:
- Khi tâm nhĩ giãn ra, tâm thất bắt đầu co bóp, quá trình này kéo dài 0,3 giây. Gồm 2 giai đoạn chính:
- Giai đọan tăng áp suất: kéo dài khoảng 0,05giây, tâm thất co bóp làm cho áp suất tăng lên cao hơn áp suất của tâm nhĩ, van nhĩ thất đóng lại, nhưng áp suất vẫn chưa đủ để mở van bán nguyệt. Tâm thất co nhưng thể tích không thay đổi gọi là co đẳng tích.
Giai đoạn tống máu nhanh: kéo dài khoảng 0,25 giây. Ở giai đoạn này áp suất ở tâm thất lớn hơn hẳn so với áp suất ở động mạch chủ, làm cho van bán nguyệt mở ra, máu được đẩy vào động mạch chủ. Tâm thất vẫn co bóp, thể tích máu của tâm thất giảm xuống nhưng áp suất của tâm thất vẫn cao để tống hết máu vào động mạch.
3. Giai đoạn tâm trương toàn bộ:
Sau khi đẩy hết máu vào động mạch, tâm thất giãn ra, áp suất giảm xuống thấp hơn áp suất trong động mạch chủ làm van bán nguyệt đóng lại. Tâm thất giãn nhưng thể tích vẫn không thay đổi (gọi là giãn đẳng tích), van nhĩ thất mở. Giai đoạn này kéo dài 0,4 giây, sau đó tâm thất tiếp tục giãn thêm 0,1 giây.

- Tại sao tim hoạt động mà không biết mệt mỏi ?
Do thời gian tim hoạt động < thời gian tim nghỉ ngơi.
Cu thể:
+ Tâm nhĩ co: 0,1 giây
+ Tâm nhĩ giãn: 0,7 giây.
+ Tâm thất co: 0,3 giây.
+ Tâm thất giãn: 0,5 giây.
+ Tim nghỉ ngơi: 0,4 giây.


Chúc bạn thi đạt kết quả cao! :)
 
T

trantien.hocmai

câu 2
khác nhau ở chỗ
vận động hướng động liên quan đến tác động về một phía của nhân tố môi trường, vận động cảm ứng thì tác động của nhân tố môi trường không theo một phía
vận động hướng động là vận động có hướng, vận động cảm ứng thì không có hướng
 
Y

yuper

- Em vào topic này tham khảo nhé, có các câu hỏi và kiến thức cần thiết phục vụ việc kiểm tra:


- Một số câu hỏi của em có thể tìm ở đây hoặc dựa vào bài để trả lời:

sosanhungdongvahuongdong_zpsc4b2624b.png
 
Top Bottom