V
vanlongthan
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Nghiên cứu sinh sản vô tính hậu Hwangate
Những tưởng vụ gian lận Hwang Woo-suk sẽ là hồi chuông báo tử đối với các nghiên cứu sinh sản vô sản nhưng tại Anh, Trung Quốc và khắp nơi trên thế giới, cuộc chạy đua vẫn tiếp tục. Và dường như nó đang bước vào chặng nước rút.
Lật tẩy gian lận
Sau nhiều tuần làm việc, các thành viên Ban điều tra của Trường đại học Seoul đã khẳng định rằng nhà khoa học người Hàn Quốc Hwang Woo-suk đã gian lận các kết quả nghiên cứu của mình về sinh sản các tế bào gốc từ phôi người bằng phương pháp vô tính. Ít nhất 9 trong số 11 dòng tế bào mà ông đã tạo ra trong năm 2005 là đồ... chôm chỉa.
Các nghiên cứu của ông, công bố vào tháng 5.2005 đã được chào đón như một tiến bộ quan trọng bởi vì chúng dường như cho phép các khoa học sản xuất “theo đơn đặt hàng” các tế bào gốc tương thích với các gen của bất kỳ người nào đó. Điều này dẫn tới niềm hy vọng tìm ra các phương pháp điều trị mới đối với các bệnh hiện nay vẫn vô phương cứu chữa. Tuy đã từ chức vì xấu hổ nhưng Hwang vẫn khẳng định rằng ông đã thực sự tìm ra một kỹ thuật cho phép thu được các tế bào gốc từ phôi người, điều mà hiện nay rất nhiều người nghi ngờ. Các nhân viên điều tra vẫn tiếp tục xem xét các công trình nghiên cứu của ông, kể cả các bài báo đăng tải trước đó. Vụ xì-căng-đan này đã làm đảo lộn khung cảnh thế giới về nghiên cứu sinh sản vô tính. Tuy nhiên, rất nhiều nhà sinh học vẫn tin rằng tạo ra các tế bào người bằng phương pháp sinh sản vô tính chỉ là một vấn đề kỹ thuật một ngày nào đó sẽ được giải quyết, chứ không phải là một điều không thể về sinh học.
Trên thực tế, Hwang đã thông báo lần đầu tiên vào năm 2004 rằng nhóm nghiên cứu của ông đã thu được các tế bào gốc phôi người bằng phương pháp vô tính. Tháng 5.2005, ông khẳng định trong một bài báo rằng đã cải thiện được rất nhiều kỹ thuật của mình. Hai bài báo, đều được công bố trên một tờ báo uy tín Science, đã gây tiếng vang lớn trong cộng đồng khoa học.
Tháng 11.2005, Hwang đã thừa nhận rằng ông đã sử dụng cho các nghiên cứu của mình các noãn bào của các nữ đồng nghiệp. Điều này đã bị giới khoa học phản đối kịch liệt vì quan điểm đạo đức nghề nghiệp. Cùng tháng này, hai trong số các cộng sự cũ của ông đã tỏ ra nghi ngờ về tính chính xác của các nghiên cứu của ông, tiết lộ cho mọi người biết rằng ông đã nói quá lên cái mà ông đã đạt được. Giữa tháng 12, Hwang thông báo rút lại bài báo của mình, nhưng vẫn khẳng định rằng nhóm nghiên cứu của ông đã tạo ra các tế bào gốc từ các phôi người bằng phương pháp vô tính, nhưng nhóm đã mắc một số sai sót ngoài mong muốn. Trước sự nghiêm trọng của vấn đề, trường Đại học Seoul đã đóng cửa phòng thí nghiệm của Hwang và mở một cuộc điều tra. Theo các kết luận nghiên cứu đầu tiên công bố ngày 23.12.2005, nhóm nghiên cứu của Hwang đã khiến người ta nhầm tưởng rằng nhóm đã thành công trong việc sinh sản vô tính các tế bào người. Các chuyên gia điều tra tuyên bố: “Các dữ liệu được đăng trên tờ Science năm 2005 là những thông tin sai và chỉ có thể được coi là một sự lắp ráp cố ý nhằm làm cho người ta tin vào sự tồn tại của 11 dòng tế bào gốc bằng cách dựa trên các kết quả của chỉ hai dòng”. Người ta còn biết rằng một số bức ảnh được sử dụng trong nghiên cứu này để chứng minh các tế bào gốc thu được từ các phôi người vô tính, cũng xuất hiện trong các nghiên cứu khác không có bất kỳ mối quan hệ nào với nghiên cứu của Hwang, trong đó chúng được chú thích là những bức ảnh chụp các tế bào được tạo ra không phải bằng kỹ thuật sinh sản vô tính! Các biên tập viên của tờ Science cho biết họ sẽ mở một cuộc điều tra về các bức ảnh này và về các yếu tố khác của bài báo. Hiện nghiên cứu sinh sản vô tính một con chó do nhóm của Hwang công bố năm 2005 cũng trở thành chủ đề của một cuộc điều tra của Trường đại học Seoul và tờ Nature, nơi các kết quả nghiên cứu được đăng tải.
Những tưởng vụ gian lận Hwang Woo-suk sẽ là hồi chuông báo tử đối với các nghiên cứu sinh sản vô sản nhưng tại Anh, Trung Quốc và khắp nơi trên thế giới, cuộc chạy đua vẫn tiếp tục. Và dường như nó đang bước vào chặng nước rút.
Lật tẩy gian lận
Sau nhiều tuần làm việc, các thành viên Ban điều tra của Trường đại học Seoul đã khẳng định rằng nhà khoa học người Hàn Quốc Hwang Woo-suk đã gian lận các kết quả nghiên cứu của mình về sinh sản các tế bào gốc từ phôi người bằng phương pháp vô tính. Ít nhất 9 trong số 11 dòng tế bào mà ông đã tạo ra trong năm 2005 là đồ... chôm chỉa.
Các nghiên cứu của ông, công bố vào tháng 5.2005 đã được chào đón như một tiến bộ quan trọng bởi vì chúng dường như cho phép các khoa học sản xuất “theo đơn đặt hàng” các tế bào gốc tương thích với các gen của bất kỳ người nào đó. Điều này dẫn tới niềm hy vọng tìm ra các phương pháp điều trị mới đối với các bệnh hiện nay vẫn vô phương cứu chữa. Tuy đã từ chức vì xấu hổ nhưng Hwang vẫn khẳng định rằng ông đã thực sự tìm ra một kỹ thuật cho phép thu được các tế bào gốc từ phôi người, điều mà hiện nay rất nhiều người nghi ngờ. Các nhân viên điều tra vẫn tiếp tục xem xét các công trình nghiên cứu của ông, kể cả các bài báo đăng tải trước đó. Vụ xì-căng-đan này đã làm đảo lộn khung cảnh thế giới về nghiên cứu sinh sản vô tính. Tuy nhiên, rất nhiều nhà sinh học vẫn tin rằng tạo ra các tế bào người bằng phương pháp sinh sản vô tính chỉ là một vấn đề kỹ thuật một ngày nào đó sẽ được giải quyết, chứ không phải là một điều không thể về sinh học.
Trên thực tế, Hwang đã thông báo lần đầu tiên vào năm 2004 rằng nhóm nghiên cứu của ông đã thu được các tế bào gốc phôi người bằng phương pháp vô tính. Tháng 5.2005, ông khẳng định trong một bài báo rằng đã cải thiện được rất nhiều kỹ thuật của mình. Hai bài báo, đều được công bố trên một tờ báo uy tín Science, đã gây tiếng vang lớn trong cộng đồng khoa học.
Tháng 11.2005, Hwang đã thừa nhận rằng ông đã sử dụng cho các nghiên cứu của mình các noãn bào của các nữ đồng nghiệp. Điều này đã bị giới khoa học phản đối kịch liệt vì quan điểm đạo đức nghề nghiệp. Cùng tháng này, hai trong số các cộng sự cũ của ông đã tỏ ra nghi ngờ về tính chính xác của các nghiên cứu của ông, tiết lộ cho mọi người biết rằng ông đã nói quá lên cái mà ông đã đạt được. Giữa tháng 12, Hwang thông báo rút lại bài báo của mình, nhưng vẫn khẳng định rằng nhóm nghiên cứu của ông đã tạo ra các tế bào gốc từ các phôi người bằng phương pháp vô tính, nhưng nhóm đã mắc một số sai sót ngoài mong muốn. Trước sự nghiêm trọng của vấn đề, trường Đại học Seoul đã đóng cửa phòng thí nghiệm của Hwang và mở một cuộc điều tra. Theo các kết luận nghiên cứu đầu tiên công bố ngày 23.12.2005, nhóm nghiên cứu của Hwang đã khiến người ta nhầm tưởng rằng nhóm đã thành công trong việc sinh sản vô tính các tế bào người. Các chuyên gia điều tra tuyên bố: “Các dữ liệu được đăng trên tờ Science năm 2005 là những thông tin sai và chỉ có thể được coi là một sự lắp ráp cố ý nhằm làm cho người ta tin vào sự tồn tại của 11 dòng tế bào gốc bằng cách dựa trên các kết quả của chỉ hai dòng”. Người ta còn biết rằng một số bức ảnh được sử dụng trong nghiên cứu này để chứng minh các tế bào gốc thu được từ các phôi người vô tính, cũng xuất hiện trong các nghiên cứu khác không có bất kỳ mối quan hệ nào với nghiên cứu của Hwang, trong đó chúng được chú thích là những bức ảnh chụp các tế bào được tạo ra không phải bằng kỹ thuật sinh sản vô tính! Các biên tập viên của tờ Science cho biết họ sẽ mở một cuộc điều tra về các bức ảnh này và về các yếu tố khác của bài báo. Hiện nghiên cứu sinh sản vô tính một con chó do nhóm của Hwang công bố năm 2005 cũng trở thành chủ đề của một cuộc điều tra của Trường đại học Seoul và tờ Nature, nơi các kết quả nghiên cứu được đăng tải.