[Sinh 11]Một số câu hỏi chương I.

R

reymitvnn2

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 16: 1. Trình bày cấu tạo và hoạt động của hệ tiêu hóa động vật nhai lại.
2. Trình bày cấu tạo và hoạt động của hệ tiêu hóa thú ăn thịt.
Bài 17: 1. Trình bày đặc điểm bề mặt trao đổi khí.
2. Chứng minh cá xương là động vật hô hấp bằng mang hiệu quả nhất.
Bài 18: So sánh tuần hoàn hở và tuần hoàn kín.

Bài 19: 1. Trình bày hoạt động hệ dẫn truyền tim.
2. Trình bày chu kì tim.
3. Huyết áp: + Lý do huyết áp giảm dần trong hệ mạch
+ Sự thay đổi huyết áp trong trường hợp mất máu.
4. Vận tốc máu thay đổi như thế nào trong hệ mạch.

Các bạn trả lời ngắn gọn giúp mình nha. Mình học Sinh cơ bản thôi. Hì. Mình xin cảm ơn trước nha.:):):)
 
Last edited by a moderator:
S

sasani

1. Trình bày cấu tạo và hoạt động của hệ tiêu hóa động vật nhai lại.

Động vật nhai lại.

- Cấu tạo hệ tiêu hoá:
+ Miệng.
+ Thực quản.
+ Dạ dày: gồm 4 loại dạ dày: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế..
+ Ruột non.
+ Hậu môn.
Hoạt động (tự nêu nhá)
Chỉ nêu phần trong dạ dày thôi nha:
Trong hai ngăn đầu tiên (dạ cỏ và dạ tổ ong), thức ăn được trộn lẫn với nước bọt và tách ra thành các lớp thức ăn rắn và lỏng. Các thức ăn rắn kết thành khối để tạo ra thức ăn nhai lại. Thức ăn nhai lại sau đó được ợ trở lại miệng để chúng nhai chậm nhằm trộn lẫn thức ăn này triệt để hơn với nước bọt, có tác dụng phân hủy sâu hơn nữa các sợi thức ăn. Các sợi thức ăn, đặc biệt là xenluloza, bị phân hủy thành glucoza trong các ngăn này bởi các vi khuẩn cộng sinh và các động vật nguyên sinh. Các sợi thức ăn đã bị phân hủy, bây giờ trở thành phần lỏng của khối thức ăn và chuyển qua dạ cỏ tới ngăn dạ dày tiếp theo là dạ lá sách, tại đây nước bị loại bỏ. Sau quá trình này thức ăn đang tiêu hóa được chuyển tới ngăn cuối cùng là dạ túi khế. Thức ăn trong dạ túi khế được tiêu hóa giống như trong dạ dày người. Cuối cùng thức ăn được chuyển tới ruột non và tại đây các chất dinh dưỡng được hấp thụ.

2. Chứng minh cá xương là động vật hô hấp bằng mang hiệu quả nhất.

+ Mang cá xương đảm bảo 4 đặc điểm của bề mặt trao đổi khí.
+ Dòng nước chảy 1 chiều và gần như liên tục từ miện qua mang.
+ Dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của mang.

Bài 19: 1. Trình bày hoạt động hệ dẫn truyền tim.
Phần 1 nhor SGK cơ bản.
HeartConductionanim.gif


Nhìn hình vẽ trên bạn thấy rõ chứ (hình động nha)

2. Trình bày chu kì tim.
Gồm 3 pha: Pha nhĩ co, pha thất co, pha dãn chung.

nguoi_sd_chu_ky_co_dan_cua_tim.jpg.jpg



3. Huyết áp: + Lý do huyết áp giảm dần trong hệ mạch
Do vận tốc máu trong mạch giảm dần
+ Sự thay đổi huyết áp trong trường hợp mất máu.

4. Vận tốc máu thay đổi như thế nào trong hệ mạch.
 
L

lan_phuong_000

3. Huyết áp: + Lý do huyết áp giảm dần trong hệ mạch
+ Sự thay đổi huyết áp trong trường hợp mất máu.

- Huyết áp giảm dần trong hệ mạch do sự ma sát của các phân tử máu với nhau và với thành mạch khi vận chuyển trong mạch

+ Khi mất máu: huyết áp giảm.

Nguyên nhân: Mất máu xảy ra khi thành mạch bị tổn thương dẫn đến nứt vỡ (máu chảy ra bên ngoài), ảnh hưởng đến vòng khép kín của tuần hoàn, khi đó lượng máu mất đi không thể đến tĩnh mạch -> thể tích máu trong mạch giảm -> áp lực giảm -> huyết áp giảm

4. Vận tốc máu thay đổi như thế nào trong hệ mạch.

* Vận tốc máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện

=> Máu chảy nhanh nhất trong động mạch và chậm nhất trong mao mạch
 
Top Bottom