[Sinh 11] Đề thi HK.Giải thích gấp gấp.T2 thi rồi

L

learn_studies

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Thứ 2 này mình thi rồi,mà ko biết giải thích những hiện tượng này ra sao.Mog bạn nào giúp mình giải thích tỷ mỉ để đc điểm tối đa.Thanks nh`:-SS:-SS
Giải thích các hiện tượng trong tự nhiên

1. Hiện tượng ứ giọt và rỉ nhựa

2. Hiện tượng hạn sinh lí

3. Hiện tượng thiếu dinh dưỡng của đất nghèo oxi

4. Hiện tượng quang hợp của các lá màu đỏ, vàng cam

5. Hiện tượng vị chua trong dịch lá của các thực vật CAM vào buổi sáng sớm

6. Hiện tượng cây gần lò gạch hoặc đường quốc lộ thường cằn cỗi (sinh trưởng kém)

7. các phương pháp bảo quản nông sản

Và những câu hỏi sau:
1. mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối trong quang hợp, mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp
2. phân biệt hô hấp sáng và hô hấp thông thường ở thực vật
3. Mối quan hệ dinh dưỡng ở thực vật (hình 22.1/ trang 94)
4. Quá trình trao đổi nước ở thực vật
2.1. Các giai đoạn
2.2. Các cơ chế trao đổi nước
2.3. Ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đến quá trình trao đổi nước ở thực vật
5. Các khái niệm: quang hợp, hô hấp ở thực vật, tiêu hóa ở động vật
6. Ý nghĩa của các quá trình sau đối với đời sống thực vật
- Thoát hơi nước
- Chuyển hóa nitơ trong đất, trong cây
- Quang hợp, con đường quang hợp của thực vật C4, con đường quang hợp của thực vật CAM
- Phân giải kị khí và phân giải hiếu khí trong hoạt động hô hấp
 
Last edited by a moderator:
L

linh030294

Mình trả lời câu 1 :
Đặc điểm sinh học của hệ rễ thích nghi với chức năng hút nước.

Qua nghiên cứu của nhiều nhà khoa học cho thấy rễ có khả năng đâm sâu, lan rộng, khả năng phân nhánh có bề mặt và độ dài lớn hơn thân và lá gấp bội.

Nhờ có những đặc tính trên, rễ có khả năng sử dụng lượng ẩm phân tán, ít ỏi và chất khoáng khá nghèo nàn trong môi trường đất. Viện sĩ Macximov (1944) đã nói: "Trái với quan niệm thông thường hệ rễ không phải đính chặt, bất động trong một miền nhất định nào đó của đất mà luôn luôn di chuyển về đằng trước tựa như một đàn khổng lồ loài vật nhỏ bé đào liếm quanh mỗi hạt cát gặp phải và tách những màng nước mỏng dính từ đó. Do đó không chỉ nước chảy theo mao quản tới đầu rễ, mà đầu rễ được trượt theo nước và vì mục đích đó chúng ủi đào đất một cách mảnh liệt không bỏ sót một ly khối nước nào không sử dụng. Lúc các lớp đất mặt càng khô, hệ rễ càng ngày càng đâm sâu vào lòng đất".

Hoạt động hút nước và bơm nước vào rễ.

Khả năng hấp thụ tích cực của nước từ đất và đẩy nó vào lòng mạch lên thân của rễ cây biểu hiện rõ ràng trong hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt. Nhựa rỉ ra có thành phần rất phức tạp. Ngoài các muối khoáng trong nhựa còn có các acid hữu cơ, acid amin, đường, protein và các chất hữu cơ khác. Nguyên nhân gây ra hiện tượng rỉ nhựa là do rễ sản sinh ra áp lực. nếu ta đem chỗ cắt gắn liền với áp lực kế thì ta sẽ đo được áp lực rễ lớn hay bé. Các loài cỏ thường không quá 1 atm, cây gỗ cao hơn ít nhiều. Theo White (1949), ngay rễ Cà chua có trường hợp cây tạo nên một lực đẩy tới 3-10 atm. Trong cùng một cây có rỉ nhựa nhiều hay ít phụ thuộc vào trạng thái tuổi, trạng thái sinh lí, sự sinh trưởng mạnh hay yếu. Đối với loại cây một năm thì sau khi ra hoa hiện tượng rỉ nhựa giảm xuống rõ rệt. Chính áp lực rễ đã gây ra quá trình hút nước chủ động cho cây. Giải thích cơ chế áp lực rễ, cho đến nay chưa hoàn toàn nhất trí. Theo một số tác giả, rễ có thể hút nước chủ động là nhờ cơ chế thẩm thấu (động cơ dưới).

Ap_suat_re

Thí nghiệm đo áp suất rễ

Hiện tượng ứ giọt có thể thấy được lúc ban mai. Vào thời gian ban đêm khí hậu lạnh, chung quanh không khí được bão hòa hơi nước, khiến quá trình hoát nước từ lá bị hạn chế. Hiện tượng ứ giọt có tác dụng duy trì sự cân bằng giữa hấp thu và thoát nước và là dấu vết còn lại của hình thức trao đối nưóc của tổ tiên thủy sinh xa xưa. Số lượng ứ giọt biến đổi rất lớn, có lúc chỉ có mấy giọt, có lúc trên một lá trong một buổi tối có đến 10ml nước. Thành phần các chất trong nước ứ giọt cũng bao gồm cả chất vô cơ và hữu cơ.

Hai hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt là do khả năng hút nước và đẩy nước một cách chủ động của rễ lên thân. Chúng có lên quan khăng khít với hoạt động sống của cây đặc biệt là quá trình hô hấp.

Lúc xử lý hóa chất gây mê (ether, chloroform...) hoặc các độc tố hô hấp (KCN, CO ...) ta thấy hiện tượng rỉ nhựa cũng như ứ giọt bị đình chỉ. Các dẫn liệu chứng tỏ quá trình hút nước chủ động của rễ đòi hỏi tiêu hao năng lượng là một khâu trong phức hệ các quá trình trao đối chất.
 
L

linh030294

Câu 4 :
Tham khảo về ánh sáng
1.Quá trình quang hợp , động lực phát triển của thực vật.

Đóng vai trò quan trọng nhất cho sự sống của cây thủy sinh mà động vật không có được , được gọi là quá trình quang hợp ánh sáng . Trong quá trình này , thực vật tổng hợp CO2 và nước dưới hỗ trợ của ánh sáng thành đường , carbonhydrat , những chất chính cho sự phát triển của cây và những sản phẩm thừa ,dưỡng khí cho cá . "Nhà máy"hóa học , nơi quá trình này diễn ra , nằm trong cây mà chúng ta được biết dưới tên gọi nhiễm sắc thể.
Hiện nay chúng ta đã biết , không chỉ riêng diệp lục tố đóng vai trò duy nhất trong quá trình tổng hợp ánh sáng , mà còn rất nhiều sắc tố phức tạp khác , tùy theo từng loại cây , cùng tham gia.Hệ thống sắc tố phức tạp này được thực vật hoàn thiện trong lịch sử tiến hóa của trái đất để phù hợp với ánh sáng tự nhiên , còn được gọi là ánh sáng mặt trời.
Trên cơ sở này , ánh sáng cho bể thủy sinh phải được tạo ra gần với ánh sáng tự nhiên đến mức có thể để giúp cho thủy thực vật đạt được mức độ tăng trưởng cao nhất .Chỉ khi cây phát triển mạnh ,các thủy sinh , vi sinh vật mới nhận được đủ lượng dưỡng khí cần thiết cho sự sống , chuyển hóa nitrat , phosphat , tạo nơi ẩn nấp nghỉ ngơi cho cá ,giảm thiểu bệnh tật , những điều mà một bể thủy sinh khỏe mạnh không thể thiếu.

2.Ánh sáng

Trước khi đi sâu hơn vào ánh sáng cho bể thủy sinh .Chúng ta điểm lại vài điều về ánh sáng tự nhiên gọi là ánh sáng trắng , phần mà thị giác chúng ta thấy được trong các tần quang phổ của ánh sáng mặt trời.Những bước sóng này nằm trong khoảng từ 390 - 760nm (nanometer),bị giới hạn từ infrared trở lên và ultraviolet trở xuống .Cho ánh sáng đi qua một lăng kính ,sẽ tạo thành nhiều mầu sắc khác nhau như hiện tượng cầu vồng chuyển dần từ tím , xanh dương , xanh lá cây , vàng , cam và đỏ đậm .Vào những buổi hoàng hôn và bình minh , chúng ta thấy ánh sáng đậm mầu hơn , đỏ hơn ánh sáng trắng trong ngày,trong vật lý được gọi là nhiệt độ màu của ánh sáng(?) , tính bằng Kelvin (K) .Độ đậm của mầu sắc ánh sáng càng cao , nhiệt độ mầu ánh sáng càng giảm ,độ đậm ánh sáng càng giảm , nhiệt độ ánh sáng càng cao . Giao động trong ngày từ 2500 K (bình minh , hoàng hôn) đến 8000 K (buổi trưa).
Mầu sắc quang cảnh chung quanh ta trong điều kiện tự nhiên được chiếu bởi các tần quang phổ đầy đủ từ mặt trời , không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ mầu ánh sáng .Ngược lại , trong bể thủy sinh dưới ánh sáng nhân tạo với những kẽ hở trong đoạn giao thoa giữa những tần quang phổ , đôi khi chúng ta nhìn thấy cây và cá như những..khúc củi (ví dụ dưới ánh sáng của đèn HQL).
Một tiêu chuẩn cho nhiệt độ mầu ánh sáng dưới đây ,Ra (20-100) chia làm 4 cấp (1-4) căn cứ theo ánh sáng mặt trời , cấp cao nhất.Ánh sáng cho bể cần phải đạt được gần mức cao nhất , như cây cỏ và động vật đã qua bao triệu năm tiến hóa dưới ánh sáng này.


3.Ánh sáng cho thực vật.

Trong rất nhiều những cuốn sách kinh điển về sinh , thực vật học , người ta đọc thấy mầu xanh của lá , tạo bởi diệp lục tố chỉ hấp thụ 2 tầng quang phổ , xanh dương và đỏ cam.Từ đó nẩy sinh ra quan niệm ,cây cỏ chỉ cần 2 mầu này cho sự tăng trưởng , dẫn đến tình trạng rất nhiều bóng cho bể thủy sinh rất nặng về mầu xanh dương và đỏ.Lợi thế của loại bóng này có thể kể ra , sự đẩy mạnh quá trình sinh sản của những vị khách không mời mà đến :rêu (algen),đặc biệt phù hợp với 2 tần quang phổ trên .Người ta quên rằng , ngoài diệp lục tố , cây cối còn có cả một hệ thống quang hợp với những sắc tố phức tạp nhằm sử dụng hiệu quả toàn bộ những tầng quang phổ khác của mặt trời cho sự tăng trưởng của mình.Cạnh đó còn có sự tham gia của nhiệt độ mầu ,từ 3500-4000K,như trung bình ánh sáng ban ngày.Qua bao nhiêu triệu năm đào thải , tiến hóa , chúng ta không thể chờ đợi được điều gì khác ở sinh vật .Khi ánh sáng cho hồ thủy sinh quá đỏ ,cây sẽ dài ,khi quá xanh , cây sẽ ngắn hơn bình thường.


4.Rêu.

Thủ phạm chính của sự phá hoại thẩm mỹ trong bể thủy sinh!Hàng sa số những lời khuyên , hướng dẫn đủ loại về vấn đề này .Đại loại như tránh xa ánh sáng mặt trời , sử dụng bóng đèn chống rêu..v.v.Những ai từng thử nghiệm với nhiều loại ánh sáng khác nhau chắc hẳn đã thấy được kinh nghiệm đau thương ,rong cần rất nhiều thời gian để thích nghi với ánh sáng mới , nhiều cây thậm chí không kịp và chết rụi đi .Trong khoảng thời gian đó ,người chiến thắng là rêu chứ không ai khác.
Rêu,loài thực vật cấp thấp , có quá trình quang hợp giống như rong ,thực vật cấp cao hơn , với nhiều hệ thống sắc tố liên quan để sử dụng những tần quang phổ ánh sáng ,tất nhiên hệ thống này đơn giản hơn hệ thống sắc tố phức tạp của thực vật cấp cao , do đó thích ứng với ánh sáng mới dễ dàng và nhanh hơn rong rất nhiều .Khi bể thủy sinh sử dụng đèn ống triband ,HQL với nhiều khoảng thiếu quang phổ , bị chiếu sáng bởi ánh sáng mặt trời , lập tức rong sẽ gặp khó khăn để thích ứng ,rêu nhanh chân hơn và ...nhẩy nhót đầy hồ . Ngược lại khi bể thủy sinh được sử dụng những loại đèn với quang phổ đầy đủ :fullspecktrum , HQI ..v.v.sẽ thích nghi ngay khi ánh sáng mặt trời chiếu vào , không cho nồng độ phosphat , nitrat tăng cao tạo sự có mặt ồ ạt của rêu

Đèn cao áp Natrium (NAV) hoạt động trên cùng nguyên tắc như đèn cao áp thủy ngân (HCI/HQI) ,đốt hơi Natrium/thủy ngân trong buồng đốt khí trơ ( Helium, Neon, Argon, Krypton, Xenon , Radon) với áp suất cao ,nhưng cho ra hiệu xuất và ánh sáng tốt hơn ,vì vậy rất được ưa chuộng khi cần chiếu sáng cho các khoảng không gian lớn hoặc cho hệ thống giao thông những nước hay có sương mù ,rạp hát ,sân ga..v.v cũng như những vườn cây do ánh sáng thích hợp với cây trồng.Thời gian sử dụng rất dài (khoảng 30.000 h)
Nhược điểm :ánh sáng rất gay gắt với thị giác của chúng ta (hơi ngả sang mầu vàng),tiêu thụ điện nhiều , đi cùng nhiều phụ kiện ,tỏa ra nhiệt độ cao(hơn 300°C),thời gian khởi động lâu(10-15min),chỉ được phép tắt/mở tối đa 3 lần/2h.Vì vậy không được ưa thích cho bể thủy sinh quy mô nhỏ .Đã có các loại đèn chiết áp (áp suất thấp) thủy ngân/Natrium cho ra hiệu suất cao hơn các loại đèn cao áp nói trên và được coi là tốt nhất hiện nay.



Hai thông số đánh giá nguồn sáng

Hai thông số để đánh giá ánh sáng nhân tạo

Có hai thông số thường đưọc sử dụng để diễn tả các tính chất màu của một nguồn ánh sáng: “màu theo nhiệt độ” dùng để diễn tả sự thể hiện màu sắc của bản thân nguồn sáng đó, và “chỉ số phối màu” (CRI- Color Rendering Index) dùng để so sánh một đối tượng khi được chiếu sáng bằng ánh này so với ánh sáng tự nhiên (ánh sáng mặt trời). Cả hay thông số này đều rất có giá trị khi xem xét và phân tích các nguồn sáng, tuy nhiên chúng ta cũng cần phải nắm rõ những mặt hạn chế của chúng.

Màu theo nhiệt độ - Sự thể hiện của ánh sáng

Màu theo nhiệt độ của một nguồn sáng là một cách đo định lượng sự thể hiện màu sắc của ánh sáng đó. Nó được dựa trên nguyên lý: mọi vật thể sẽ phát sáng nếu nó được nâng lên đến một nhiệt độ cao thích hợp, và màu sắc của ánh sáng đó sẽ thay đổi theo hướng có thể dự đoán được khi nhiệt độ gia tăng.

Khi nhiệt độ gia tăng, vật thể sẽ từ từ thay đổi từ màu đỏ đến cam đến vàng đến trắng và cuối cùng là đến trắng xanh. Nhiệt độ của một nguồn sáng được đo theo nhiệt độ Kelvin (K) và do đó chúng ta sẽ dùng nhiệt độ tương ứng để biểu thị màu sắc tương ứng ở nhiệt độ đó. Tuy nhiên, có nhiều nguồn sáng ko thể diễn tả chính xác một cách tuyệt đối theo nhiệt độ. Trong những trường hợp này, chỉ có thể diễn tả một cách tương đối mà thôi. Ví dụ như bóng ORSAM L30W/860 của mình, độ sáng 5300K, thì nó có sáng tương đương vật đen được nung đến nhiệt độ 5300K (trừ 273 ra độ C là khoảng hơn 5000 độ C)

Ấm và Lạnh – Cảm nhận tâm lý về ánh sáng

Một vài người cảm thấy khó hiểu ở chỗ tại sao ánh sáng có màu theo nhiệt độ thấp lại được goị là “ánh sáng ấm” trong khi những cái màu theo nhiệt độ cao lại gọi là “lạnh”. Thực tế, những mô tả này ko liên quan gì đến màu theo nhiệt độ mà lại theo cảm nhận của chúng ta - ảnh hưởng của ánh sáng về mặt tâm lý. Các màu và nguồn ánh sánh từ quang phổ xanh thường liên quan đến cảm giác “lạnh” và những quang phổ đỏ/cam/vàng thì cảm giác “ấm”

CRI – Cách mà ánh sáng ảnh hưởng đến màu sắc của vật thể

Chỉ số CRI là một thông số xuất phát từ các nghiên cứu về thị giác. Nó ước lượng ảnh hưởng của các nguồn sáng khác nhau lên cảm nhận về màu sắc của các đối tượng và bề mặt. Ánh sáng mặt trời (tự nhiên) được xem là CRI 100. CRI giảm khi mức độ thay đổi cảm nhận về màu sắc vật thể tăng. Nguồn sáng có CRI từ 80 trở lên thường được đánh giá là tốt.

Những hạn chế

Cả hai thông số trên đều cho chúng ta những thông tin quan trọng, tuy nhiên chúng ko hẳn là hoàn thiện.

Ví dụ như màu theo nhiệt độ, giả sử như chúng ta có hai nguồn sáng “lạnh” có cùng màu theo nhiệt độ. Nguồn A, phát ra tương đối đầy đủ các màu quang phổ, nguồn B có vẻ tương tự nhưng có hầu như rất ít quang phổ màu đỏ. Những vật thể màu đỏ sẽ trông tự nhiên dưới ánh sáng A nhưng lại trông xỉn và tối ở ánh sáng B.

Thông thường, những nguồn có CRI cao là những nguồn sáng thể hiện màu sắc tốt. Tuy nhiên do CRI được tính ở một màu theo nhiệt độ nhất định nên ko thể so sánh nguồn sáng 2700K, CRI 82 với nguồn 3500K, CRI 85. Thêm vào đó, CRI được tính cho một phạm vi rộng về màu sắc, đều đó có nghĩa là ko bảo đảm CRI cao sẽ thể hiện tốt một màu cụ thể.
 
L

linh030294

Câu 7 :
Gồm 3 biện pháp bảo quản nông sản:
Bảo quản khô đối với các loại hạt (hạ độ ẩm của hạt xuống khoảng 13% - 16 %)
Bảo quản lạnh đối với các loại rau, củ, quả
Bảo quản ở trong môi trường có nồng độ CO2 cao ( có thể bảo quản trong nhà kho có nồng độ CO2 cao hoặc đơn giản là trong các túi Polietilen)
 
L

linh030294

Và những câu hỏi sau:
1. mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối trong quang hợp, mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp :
Câu 3. Hướng dẫn trả lời:
a. So sánh pha tối và pha sáng của quang hợp
– Giống nhau :
+ Xảy ra trong lục lạp
+ Gồm các phản ứng oxi hóa và phản ứng khử
– Khác nhau :
http://hocmai.vn/file.php/149/Anh/WiKi/HoiDapSinh10/10S1703.gif
b. Mối liên hệ giữ pha sáng và pha tối trong quang hợp:
– Pha sáng cung cấp năng lượng ATP và lực khử NADPH cho pha tối.
– Pha tối cung cấp nguyên liệu đầu vào ADP và NADP+ cho pha sáng.
 
L

linh030294

6. Ý nghĩa của các quá trình sau đối với đời sống thực vật
- Thoát hơi nước :

Quá trình thoát hơi nước trước hết là "cái họa tất yếu" của cây thực hiện qua các khí khổng, ở miền mạch lỗ vỏ... Nước thoát ra ngoài cơ thể thực vật theo 2 hình thức: thực hiện dưới dạng dung dịch đó là hiện tượng ứ giọt, hình thức thứ 2 dưới dạng hơi, đó là quá trình thoát hơi nước.

Tính trung bình 1000g nước cũng chỉ dùng để đồng hóa 2g để tạo ra chừng 3g chất hữu cơ. Lượng nước thoát vào và hút ra vượt quá nhiều lượng nước tối thiểu cần cho cây. Ví dụ: cây lúa mì trong suốt quá trình dinh dướng bốc hơi quãng 300-320mm nước trong số 100-120mm lượng nước mưa rơi xuống (theo Henrigell). Ở Việt Nam , mưa cao nhất trên 400mm. Trong suốt chu kỳ sinh trưởng mỗi ha ngô bốc hơi 8000 tấn nước (200kg´40.000 cây), nghĩa là số lượng nước cần gần 1m3 nước/1m2 đất. Mặc dầu thế cây không thể ngừng thoát hơi nước bằng cách đóng khí khổng được. Bởi vì quá trình thoát hơi nước là một quá trình sinh lý cần thiết của cơ thể. Hơn nữa thoát nước là động cơ trên để hút nước lên cao.

Ở cây gỗ lực hút của nước có thể đạt tới 100atm.

Thoát hơi nước là sự chống với quá trình đốt cháy lá. Cây xanh trong quá trình quang hợp hút năng lượng ánh sáng mặt trời, năng lượng này một phần dùng trong quang hợp, một phần thải ra dưới dạng nhiệt, làm tăng nhiệt độ. Nhờ có quá trình thoát hơi nước đã làm giảm nhiệt độ đốt nóng đó. Do đó các hoạt động khác không bị rối loạn nhất là các hệ enzyme tổng hợp chất hữu cơ. Người ta thấy rằng các lá héo, sự thoát hơi nước chậm, thường có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ ở lá bình thường khoảng 4-6oC.

Thoát hơi nước còn duy trì độ bão hòa nước trong các tầng của thực vật, duy trì được đặc tính chất nguyên sinh bảo đảm cho cơ thể hoạt động được bình thường.

Tóm lại, thoát hơi nước là sự thiệt hại cần thiết đối với cây trong quá trình sống.

Các chỉ số về thoát hơi nước.

Để biết được sự thoát hơi nước mạnh hay yếu người ta thường dùng các chỉ số sau đây:

* Cường độ thoát hơi nước.

Cường độ thoát hơi nước được tính bằng trọng lượng nước tiêu hao trên một đơn vị diện tích lá trong một đơn vị thời gian. Đơn vị tính: gam nước tiêu hao trên 1m2 lá trong một giờ hoặc mgH2O/dm2lá /h.

* Hiệu suất thoát hơi nước.

Hiệu suất thoát hơi nước là lượng chất khô tạo nên khi tiêu hao 1kg nước hay là so sánh lượng nước cây mất đối với lượng chất khô tích lũy được trong cùng thời gian.

Hiệu suất thoát hơi nước =Lượng chất khô tạo nên (g) / Lượng nước tiêu hao (kg)

* Hệ số thoát hơi nước.

Trị số nghịch đảo của số gam nước tiêu dùng khi tích lũy 1gam chất khô gọi là hệ số thoát hơi nước (còn gọi là nhu cầu nước của cây).

Hệ số thoát nước = Lượng nước mất đi (g) / Lượng chất khô tạo thành (g)

* Thoát nước tương đối.

Thoát hơi nước tương đối là so sánh tỷ lệ giữa lượng nước mất trên diện tích lá với lượng nước bốc hơi qua mặt thoáng tự do có cùng một diện tích.

Thoát hơi nước tương đối = Lượng nước thoát qua lá / Lượng nước thoát qua mặt thoáng tự do (g)

Các chỉ số trên thường thay đổi theo điều kiện ngoại cảnh và theo loài thực vật. Bình quân cường độ thoát hơi nước từ 15-250g/m2/h. Hệ số thoát hơi nước:125-1000g, nghĩa là tạo ra 1 gam chất khô cần 125- 1000gam nước; trung bình là 300gam. Hiệu suất thoát nước: 1-8, nghĩa là tiêu hao 1kg nước tạo ra được từ 1-8gam chất khô; trung bình là 3. Thoát hơi nước tương đối: 0,1-0,5. có khi đến 1, một số thực vật ít khi đạt đến 0,01.

Nút thank ở phía phải bài viết là từ cảm ơn đó .Hihi
 
Last edited by a moderator:
G

girlbuon10594

Thứ 2 này mình thi rồi,mà ko biết giải thích những hiện tượng này ra sao.Mog bạn nào giúp mình giải thích tỷ mỉ để đc điểm tối đa.Thanks nh`:-SS:-SS
Giải thích các hiện tượng trong tự nhiên

4. Hiện tượng quang hợp của các lá màu đỏ, vàng cam

Trước tiên chúng ta phải khẳng định rằng những cây lá màu đỏ,cam có quang hợp và chúng có sắc tố diệp lục ở trong cây. Màu đỏ của lá của chúng là do 1 số sắc tố antoxyal và sắc tố này có hàm lượng rất lớn,lớn hơn cả diệp lục nên nó lấn át cả diệp lcuj và biểu hiện ra bên ngoài

mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp

Quang hợp và hô hấp có mối quan hệ mật thiết với nhau được thể hiện ở
+) Quan hệ đối kháng: thể hiện ở nguyên liệu,PTPƯ,sản phẩm
+) Quan hệ thống nhất: sản phẩm của quang hợp là nguyên liệu của hô hấp và ngược lại
 
Last edited by a moderator:
M

marucohamhoc

Câu 5. Khái niệm hô hấp quang hợp, hô hấp ở thực vật, tiêu hoá ở động vật:
- Quang hợp là quá trình biến đổi năng lượngấ ánh sáng mặt trời thành năng lượng hoá học dưới dạng các hợp chất hữu cơ. Nói một cách khác, quang hợp là quá trình biến đổi các chất vô cơ đơn giản thành các chất hữu cơ đơn giản có hoạt tính cao trong cơ thể thực vật dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời và sự tham gia của hệ sắc tố thực vật
Bản chất hoá học của quá trình quang hợp là quá trình oxi hoá- khử, trong đó H2O bị oxi hoá, CO2 bị khử thành cacbonhidrat với sự tham gia của năng lượng ánh sáng mặt trời do năng lượng ánh sáng hấp thụ
PT tổng quát của quang hợp:
6CO2+ 12H2O= > ( năng lượng ánh sáng, hệ sắc tố) C6H12O6+ 6H2O+ 6O2
- Hô hấp là quá trình oxi hoá các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng các năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể
PT tổng quát của hô hấp:
C6H12O6+ 6O2= > 6CO2+ 6H2O+ năng lượng Q
- tiêu hoá ơt động vật là quá trình biến đổi các chất hữu cơ phức tạp trong thức ăn( protein, lipit, cacbonhidrat, axit nucleic.....) thành các chất hữu cơ đơn giản mà cơ thể hấp thụ được
 
Top Bottom