[Sinh 11] Các câu hỏi ôn tập chương

H

hardyboywwe

câu 1: trong quá trình hô hấp ở rễ,CO2 được sinh ra.CO2 thể hiện là 1 acid yếu nên nó bị phân li lập tức trên bề mặt rễ tạo ra H^+ và HCO3-.rễ trao đổi ion H với các cation và HCO3 với các anion theo đúng hóa trị và đương lượng
-có 2 phương thức trao đổi chất khoáng
a)trực tiếp: các sợi lông hút len lỏi vào các mao quản đất và tx trực tiếp với các keo đất.Các ion H và HCO3 can trao đổi ttiep ngay với các cation và anion trên bề mặt keo đất.= p/thức trao đổi này mà rễ cây có thể hút lượng chất khoáng nhiều hơn lượng chất khoáng tan trong dung dịch đất
b)gián tiếp: ion H tiến hành trao đổi với K(hoặc cation #) trên bề mặt keo đất để giải phóng chúng ra khỏi bề mặt keo đấ.K d/động tự do đến lông hút để tiến hành trao đổi với ion H hút bám trên bề mặt rễ,hoặc k cặp đôi với HCO3 để tiến hành trao đổi với H của rễ
-với các anion,HCO3 trong dung dịch đất sẽ trao đổi với các anion đc hút bám ngay trên keo đất để giải phóng chúng,các anion này di chuyển đến rễ để tiến hành trao đổi với các HCO3 tddeer đc hút bám trên bề mặt rễ
 
Last edited by a moderator:
D

dj_mr.t

câu 1:
để nói về vai trò của hô hấp đối với trao đổi khoáng của thực vật ta phải nói đến 4 vai trò quan trọng sau:
_tạo atp cung cấp cho hút khoáng chủ động
_quá trình hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian được sử dụng như một chất mang trong quá trình hút khoáng chủ động
_tạo ra áp suất thẩm thấu trong dịch bào giúp hút nước và muối khoáng
_tạo ra CO2, CO2+H2O=>HCO3-+H+, chính H+ sinh ra này sẽ thực hiện việc hút bám trao đổi trên bề mặt keo đất
câu 2:
thực vật chỉ hấp thụ hai dạng nitơ NH4+, NO3- trong khi đó thực vật chỉ có nhu cầu sử dụng NH4+ cho nên phai dien ra quá trình khử NO3- trong cơ thể thực vật
quá trình đó diễn ra như sau:
qua 2 giai đoạn:NO3-=>NO2=>NH4+ mà quá trình này phải có lực khử mạnh
trong điều kiện ánh sáng yếu thì quá trình quang hợp diễn ra với cường độ giảm sẽ tạo ra ít NAD(P)H và H+ mà đây là lực khử quan trọng cho quá trình khử nitrat
vậy nên nếu bón nhiều phân NO3- trong điều kiện ánh sáng yếu sẽ làm cho cây bị ngộ độc vì không có lực khử cho quá trình nitrat hoá
 
Last edited by a moderator:
D

dangthiha95

a

câu 1:
để nói về vai trò của hô hấp đối với trao đổi khoáng của thực vật ta phải nói đến 4 vai trò quan trọng sau:
_tạo atp cung cấp cho hút khoáng chủ động
_quá trình hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian được sử dụng như một chất mang trong quá trình hút khoáng chủ động
_tạo ra áp suất thẩm thấu trong dịch bào giúp hút nước và muối khoáng
_tạo ra CO2, CO2+H2O=>HCO3-+H+, chính H+ sinh ra này sẽ thực hiện việc hút bám trao đổi trên bề mặt keo đất
câu 2:
thực vật chỉ hấp thụ hai dạng nitơ NH4+, NO3- trong khi đó thực vật chỉ có nhu cầu sử dụng NH4+ cho nên phai dien ra quá trình khử NO3- trong cơ thể thực vật
quá trình đó diễn ra như sau:
qua 2 giai đoạn:NO3-=>NO2=>NH4+ mà quá trình này phải có lực khử mạnh
trong điều kiện ánh sáng yếu thì quá trình quang hợp diễn ra với cường độ giảm sẽ tạo ra ít NAD(P)H và H+ mà đây là lực khử quan trọng cho quá trình khử nitrat
vậy nên nếu bón nhiều phân NO3- trong điều kiện ánh sáng yếu sẽ làm cho cây bị ngộ độc vì không có lực khử cho quá trình nitrat hoá
oc bai lam cua ban minh thay minh sai sot nhieu qa :(
 
V

volongkhung

Cơ chế đóng mở lỗ khí khổng khi cây bị hạn:
Khi mất nước, thành mỏng hết căng làm cho thành dày duỗi thẳng, lỗ khí đóng, thoát hơi nước ngừng
 
P

phuong_phuong_phuong

[sinh 11] câu hỏi kiếm tra 1 tiết

1. hiệu quả và hậu quả của quá trình phân bón đối với cây trồng
2. phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố môi trườg đến quang hợp ở TV
3 . So sánh hai con đường hô hấp ở TV phân giải kị khí và phân giải hiếu khí
4. vì sao hiệu suất quang hợp ở Thực vật C4 > C3
5. vì sao cây mọc tốt trên đất nhiều mùn

các bạn giúp mình với, mình sắp kiếm tra 1 tiết ruj
mình làm đc mấy câu ruj còn mấy câu mình còn chưa chắc chắn nên nhờ mọi người
thanks nhju nha hjhj
 
T

trihoa2112_yds

"4. vì sao hiệu suất quang hợp ở Thực vật C4 > C3
5. vì sao cây mọc tốt trên đất nhiều mùn"

4, Cây C4 hạn chế được quá trình hô hấp sáng bằng việc phân chia 2 khu vực cho 2 giai đoạn của quá trình quang hợp. Còn với C3 thì phải chịu hô hấp sáng nên làm giảm hiệu suất quang hợp.

5, Đất mùn có chứa nhiều chất dinh dưỡng, các khoáng ( ion khoáng ) những chất giúp cây trồng phát triển tốt.
 
H

hardyboywwe

câu 4 và 5 trihoa đã giải quyết cho bạn
còn câu 2 thì lần sau bạn nên dùng chức năng search,vì đã có sẵn trên diễn đàn rồi,Nhưng bây giờ mình sẽ khái quát lại nó 1 lần nữa


2. phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố môi trườg đến quang hợp ở TV

1. Ánh sáng :
a. Cường độ ánh sáng
- Điểm bù áng sáng: Cường độ ánh sáng tối thiểu để quang hợp cân bằng với cường độ hô hấp.
- Điểm bảo hòa ánh sáng: Cường độ ánh tối đa để cường độ quang hợp đạt cực đại.
- Khi nồng độ CO2 tăng, cường độ ánh sáng tăng → thì cường độ quang hợp cũng tăng.
b. Quang phổ ánh sáng:
- Quang hợp diễn ra mạnh ở vùng tia đỏ và tia xanh tím.
+ Tia xanh tím kích thích sự tổng hợp các axit amin, prôtêin
+Tia đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbohidrat.
2. Nồng độ CO2 :
- Nồng độ CO2 thấp nhất mà cây quang hợp được: 0.008-0.01%.
- Nồng độ CO2, lúc đầu cường độ quang hợp tăng tỉ lệ thuận sau đó tăng chậm chó đến trị số bảo hòa CO2, vượt qua trị số đó cường độ quang hợp giảm.
3. Nước.
- Cây thiếu nước đến 40-60% quang hợp giảm mạnh hoặc ngừng trệ.
- Khi thiếu nước cây chịu hạn có thể duy trì quang hợp ổn định hơn cây trung sinh và cây ưa ẩm.
4.. Nhiệt độ.
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong quang hợp.
- Nhiệt độ cực đại hay cực tiểu đèu làm ngừng quang hợp.
5. Nguyên tố khoáng.
- Tham gia cấu thành enzim và diệplục.
- Điều tiết độ mở của khí khổng.
- Liên quan đến quang phân li nước.
6. Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo.
- Khắc phục điều kiện bất lợi của môi trường.
- Sản xuất rau sạch, nhân giống cây trồng.
 
Last edited by a moderator:
V

volongkhung

3 . So sánh hai con đường hô hấp ở TV phân giải kị khí và phân giải hiếu khí
Câu 3:
* Hô hấp kị khí:
- Đường phân: xảy ra trong tế bào chất, là quá trình phân giải đường glucozơ thành 2 axit pyruvic
- Lên men: không có oxi, axit pyruvic chuyển hóa theo con đường hô hấp kị khí ( lên men ) tạo rượu etylic, CO2 hoặc axit latic
* Hô hấp hiếu khí:
- Đường phân : Xảy ra trong tế bào chất, là quá trình phân giải đường glucozo thành 2 axit pyruvic
- Chu trình Krebs: xảy ra ở chất nền ty thể . Khi có oxi, axit pyruvic đi từ tế bào chất vào ti thể , chuyển hóa theo chu trình krebs và bị oxi hóa hoàn toàn , giải phóng ra 3 phân tử CO2
- Chuỗi truyền điện tử: diễn ra ở màng trong ti thể. Hiđro tách rời axit pyruvic trong chu trình krebs được chuyển đến màng trong ti thể . Tại đây hiđro được truyền dần qua chuỗi truyền điện tử đến oxi để tạo ra nước và tích lũy đc 36 ATP
 
K

khai1998

[Sinh 11]

ý nghĩa của việc rèn luyện và lao dộng đối với sự phát triển bình thường của hệ cơ và xương
júp với . gần thi rùi
~~>Chú ý:đặt sai tiêu đề~>đã sửa
~Thân~
 
Last edited by a moderator:
L

lolem_theki_xxi

nghĩa của việc rèn luyện và lao dộng đối với sự pT của hệ cơ và xương :
- tăng thể tích của cơ
- tăng lực co cơ và làm việc dẻo dai. Do đó năng suất lao động cao.
- Làm xương thêm cứng rắn, phát triển cân đối
- Làm tăng năng lực hoạt động của các cơ quan khác như tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, tiêu hóa
- Làm cho tinh thần sảng khoái


Bạn vô đây để tìm hiểu thêm nhá :
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=84826
 
Last edited by a moderator:
K

kellylovely

[Sinh học 11] Một vài Câu hỏi Ôn thi

1/ Sản phẩm cuối cùng khi protein được tiêu hóa là
a. Axit amin
b. Axit béo
c. Gluxit
d. Cả a và b



2/ Chất nào sau đây không biến đổi qua hoạt động tiêu hóa
a. Muối khoáng
b. Protein
c. Lipit
d. Gluxit



3/ Bề mặt trao đổi khí ẩm ướt có vai trò
a. Hòa tan khí
b. Vận chuyển khí
c. Trao đổi khí
d. Tất cả đều đúng



4/ Thức ăn ở dạ dày người được tiêu hóa
a. Cơ học và lí học
b. Nội bào và ngoại bào
c. Cơ học và hóa học
d. Cả a, b,c



5/ Động vật nào sau đây chỉ có hình thức tiêu hóa ngoại bào
a. Động vật đơn bào
b. Thủy tức
c. Ruột khoang và giun dẹp

d. Ếch


6/ Động vật nào sau đây có hình thức tiêu hóa nội bào và ngoại bào
a. Động vật đơn bào
b. Ruột khoang và giun dẹp
c. Cá
d. Cả a và b

mong mọi người cho e đáp án chính xác ở các câu trên , tks nhìu lắm
 
D

doremon.0504

[SINH 11] Sua giup de thi HK1!!!

mình vừa thi HK1 xong, 80% trắc nghiệm, có mấy câu mình ko biết, các bạn sữa giúp mình hén!
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai:
A. Nhiệt độ tăng thì CĐ hô hấp tăng.
B. CĐ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước.
C. CĐ hô hấp tỉ lệ nghịch với NĐ CO2.
D. CĐ hô hấp tỉ lệ thuận với NĐ O2.
Câu 2: Cơ chế vận chuyển nước ở thân là:
A. Chủ động cần năng lượng.
B. Thụ động.
C. Khuếch tán.
D. Ẩm bào.
Câu 3: 2 con đường hấp thụ nước ở rễ là:
(1) Qua thành tế bào - gian bào: Chậm, được chọn lọc.
(2) Qua chất nguyên sinh - không bào: Nhanh, ko được chọn lọc.
(3) Qua thành tế bào - gian bào: Nhanh, ko được chọn lọc.
(4) Qua chất nguyên sinh - ko bào: Chậm, được chon lọc
Đáp án đúng là:
A. (1) và (2)
B. (2) VÀ (3)
C. (3) VÀ (4)
D. (4) VÀ (1).
Câu 4: Chọn phát biểu đúng về CĐ ánh sáng và CĐ quang hợp:
A. Từ điểm bão hòa as trở đi, CĐ as tăng thì QH tăng.
B. CĐ as tăng dần đến điểm bão hòa thì CĐ QH tăng.
C. Từ điểm bảo hòa as trở đi, CĐ as tăng thì CĐ QH ko đổi.
D. ____________________, CĐ as tăng thì CĐ QH giảm.
Câu 5: Những sản phẩm nào của pha sáng được dùng trong pha tối:
A. ADP, NADPH, O2
B. ATP, NADPH
C. Cacbohidrat, CO2
D. ATP, NADPH, O2
 
P

phuonghanh_09

mình vừa thi HK1 xong, 80% trắc nghiệm, có mấy câu mình ko biết, các bạn sữa giúp mình hén!
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai:
A. Nhiệt độ tăng thì CĐ hô hấp tăng.
B. CĐ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước.
C. CĐ hô hấp tỉ lệ nghịch với NĐ CO2.
D. CĐ hô hấp tỉ lệ thuận với NĐ O2.
Câu 2: Cơ chế vận chuyển nước ở thân là:
A. Chủ động cần năng lượng.
B. Thụ động.
C. Khuếch tán.
D. Ẩm bào.
Câu 3: 2 con đường hấp thụ nước ở rễ là:
(1) Qua thành tế bào - gian bào: Chậm, được chọn lọc.
(2) Qua chất nguyên sinh - không bào: Nhanh, ko được chọn lọc.
(3) Qua thành tế bào - gian bào: Nhanh, ko được chọn lọc.
(4) Qua chất nguyên sinh - ko bào: Chậm, được chon lọc
Đáp án đúng là:
A. (1) và (2)
B. (2) VÀ (3)
C. (3) VÀ (4)
D. (4) VÀ (1).
Câu 4: Chọn phát biểu đúng về CĐ ánh sáng và CĐ quang hợp:
A. Từ điểm bão hòa as trở đi, CĐ as tăng thì QH tăng.
B. CĐ as tăng dần đến điểm bão hòa thì CĐ QH tăng.
C. Từ điểm bảo hòa as trở đi, CĐ as tăng thì CĐ QH ko đổi.
D. ____________________, CĐ as tăng thì CĐ QH giảm.
Câu 5: Những sản phẩm nào của pha sáng được dùng trong pha tối:
A. ADP, NADPH, O2
B. ATP, NADPH
C. Cacbohidrat, CO2
D. ATP, NADPH, O2
theo minh thi
1 C
2 B
3 C
4 B
5 B
không biết có đúng không.hi
 
D

doremon.0504

Có ai giúp em nữa hok zạ !!!!:khi (106)::khi (106)::khi (106)::khi (106)::khi (106)::khi (106)::khi (106)::khi (106)::khi (106)::khi (106)::khi (106)::khi (106)::khi (106)::khi (106)::khi (106):
 
T

takyagen_san

[Sinh 11] Đề cương học kì


1)Khái niệm tập tính bẩm sinh , tập tính học được. Cơ sở thần kinh của tập tính?
2)Phân biệt các hình thức học tập và các dạng tập tính phổ biến ở động vật.
Ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất?
3)Thế nào là sinh trưởng sơ cấp , sinh trưởng thứ cấp ?(phân biết khái niệm , đặc điểm ,kết quả và có ở thực vật nào .
4)Thế nào là hooc môn thực vật .Trình bày đặc điểm,tác động,ứng dụng của từng nhóm hooc môn thực vật?
5)Những nhân tố chi phối sự ra hoa ,ứng dụng của con người qua những hiểu biết về sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
6)khái niệm phát triển ở động vật ?phân biệt phát triển qua biến thái và phát triển không qua biến thái ,phân biệt qua biến thái hoàn toàn và phát triển qua biến thái không hoàn toàn .
Cảm ơn nhiều !!!
 
H

hardyboywwe

1.
-Tập tính bẩm sinh là loại tập tính mà ngay khi mới sinh ra đã có,không cần qua học hỏi và rèn luyện,mang tính bản năng,được di truyền từ bố mẹ.
-Tập tính học được là tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể.

Cơ sở thần kinh của tập tính là chuỗi các phản xạ,trong đó:
-Các tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ ko đ/kiện được di truyền từ bố mẹ.
-Các tập tính học được chính là chuỗi phản xạ có điều kiện đc hình thành trong đời sống cá thể,do học tập rèn luyện mà có.


2
a.Một số hình thức học tập:

-Quen nhờn: Nếu những kích thích lặp đi lặp lại nhiều lần mà ko gây nguy hiểm gì động vật sẽ ko có phản ứng trả lời.
-In vết: như trường hợp vịt con mới nở đi theo vịt mẹ.
-Điều kiện hóa: gồm có điều kiện hóa đáp ứng và điều kiện hóa thao tác,hành động.
-Học ngầm là học ko có chủ định hay ko có ý thức,ko biết rõ là mình đã học được nhưng khi có nhu cầu giải quyết vấn đề nào đó thì những điều đã học vô tình tái hiện lại.
-Học khôn là học có chủ định có ý thức nên trước 1 vấn đề cần giải quyết con vật giải quyết bằng cách phối hợp các kinh nghiệm đã có.


b.Ứng dụng các tập tính: Sử dụng tập tính săn mồi của chó mèo để bắt chuột,trông coi nhà cửa.Sử dụng ác loài thiên địch diệt sâu bệnh gây hại như dùng ong mắt đỏ diệt sâu hại.


3.
Sinh trưởng sơ cấp là sự tăng về chiều cao của cây do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh đỉnh \Rightarrow làm cây cao lên.Xảy ra ở cây 1 lá mầm và chóp than 2 lá mầm.

Sinh trưởng thứ cấp là sự tăng về đường kính cây do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh bên.\Rightarrow cây to về chiều ngang.Xảy ra ở cây 1 lá mầm và 2 lá mầm.

4.Câu này em coi trong sgk sinh học nâng cao trang 131-133 nhé!trình bày rất rõ.

5.Sự ra hoa của cây phụ thuộc vào 4 yếu tố: tuổi cây,quang chu kì,hoocmon ra hoa,điều kiện ngoại cảnh.

Ứng dụng của con người: dùng etilen làm quả chín nhanh,bảo quản hoa quả bằng auxin.tạo quả không hạt....

6.

A. PHÁT TRIỂN QUA BIẾN THÁI

a) Phát triển qua biến thái hoàn toàn:

- Gặp nhiều ở côn trùng: bướm, ruồi, ong....

- Gồm hai giai đoạn:

+ Giai đoạn phôi : Hợp tử phân bào thành phôi, phôi phân hóa thành ấu trùng(sâu).

+ Giai đoạn hậu phôi: Sâu non----> nhộng/ kén ----> bướm(có biến thái){ Xét ở bướm}

*Phát triển qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển :

+Ấu trùng( sâu) có đặc điểm hình thái, cấu trúc khác so với con trưởng thành

+Ấu trùng qua nhiều giai đoạn trung gian( nhiều lần lột xác) để trở thành cơ thể trưởng thành

b) Phát triển qua biến thái không hoàn toàn:

- Gặp ở côn trùng: cào cào, châu chấu, gián....

- Gồm hai giai đoạn: + phôi
+ hậu phôi

*Phát triển qua biến thái không hoàn toàn là kiểu phát triển :

+Ấu trùng có hình dáng, cấu trúc, sinh lí gần giống con trưởng thành.

+Ấu trùng nhiều lần lột xác thành con trưởng thành.



B. PHÁT TRIỂN KHÔNG QUA BIẾN THÁI

- Gặp ở đa số động vật có xương sống và nhiều loài động vật không xương.

- Quá trình phát triển chia làm hai giai đoạn:

* Phôi thai: Hợp tử phân bào thành phôi, phôi phân hóa thành thai nhi.
* Sau khi sinh: Con sinh ra có đặc điểm hình thía, cấu trúc giống cơ thể trưởng thành.

*Phát triển không qua biến thái là kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái và cấu trúc giống cơ thể trưởng thành. Con con không qua lột xác để trở thành cơ thể trưởng thành.
 
L

lan1310

[sinh hoc 11] Giúp đỡ làm đề cương thi HK II

Tình hình là sắp thi HK II Sinh học rồi ( chính xác là mai thi =(() mà mình thi gà siinh quá, lên đây nhờ các bạn trả lời dùm mấy câu hỏi trong đề cương để còn ngồi học cho kịp b-(. Tks các bạn nhiều lắm :)>-

1. Nêu ưu, nhược điểm của sinh sản hữu tính ở thực vật
2. Phân biệt thụ phấn, thụ tinh ở thực vật.

3. Ý nghĩa thụ tinh kép của thực vật.
4. Phân biệt quá trình hình thành hạt phấn và túi phấn.
5. Ý nghĩa của sự tạo quà, hạt đối với sự phát triển của cây.

6. Nêu ưu, nhược điểm của sinh sản vô tính ở thực vật.


Nhưng câu mình bôi đỏ là mấy câu mình đang tắc tị, mong các bạn giúp mình giải đáp, còn những câu đen là mình làm rùi, nhưng bạn nào có lòng hảo tâm thì làm giúp mình luôn, mình muốn so sánh xem câu trả lời của mình đã đầy đủ chưa :p 1 lần nữa xin cảm ơn các bạn :D
 
Last edited by a moderator:
T

thaonhib4

hehe giống tình cảnh của mình...mấy ngày trước...hjhj mình thi ùi. h type de cuong cho ban nì...:D
2. Phân biệt thụ phấn, thụ tinh ở thực vật.

- Thụ tinh là hiện tượng TBSD đực (tinh trùng) của hạt phấn kết hợp với TBSD cái (trứng) có trong noãn tạo thành 1 TB mới gọi là hợp tử.
- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
- Sự thụ tinh xảy ra khi có sự thụ phấn và nảy mầm của hạt phấn. Như vậy thụ phấn là điều kiện của thụ tinh.

1. Nêu ưu, nhược điểm của sinh sản hữu tính ở thực vật

-ƯĐ:
+Tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau đối với môi trường sống luôn biến đổi.
+Cung cấp nguồn nguyên liệu tự nhiên cho chon lọc tự nhiên, tiến hóa, chọn giống.
-NĐ:thời gian phát triển dài-> Không có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp

3. Ý nghĩa thụ tinh kép của thực vật.
Thụ tinh kép là sự đảm bảo chắc chắn dự trữ chất dinh dưỡng đúng trong noãn đã thụ tinh để nuôi phôi phát triển cho đến khi hình thành cây non tự dưỡng đảm bảo cho thế hệ sau khả năng thích nghi với điều kiện biến đổi của môi trường sống để duy trì nòi giống.
6. Nêu ưu, nhược điểm của sinh sản vô tính ở thực vật.
*Sinh sản vô tính có ưu điểm:
+ Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy, có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.
+ Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh.
+ Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền.
+ Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn.
+ Cho phép tăng hiệu suất sinh sản vì không phải tiêu tốn năng lượng cho việc tạo giao tử và thụ tinh.
*Sinh sản vô tính có nhược điểm:
Tạo ra thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền vì vậy khi điều kiện sống thay đổi, có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết.

4. Phân biệt quá trình hình thành hạt phấn và túi phấn.
cái này của yuper làm bạn tham khảo nhé :D
QThttiphivhtphn.jpg

Thân-nhok
 
Top Bottom