Sinh [Sinh 11] 1 số câu hỏi về TV và ĐV

KimNgan2001

Học sinh
Thành viên
3 Tháng bảy 2017
44
3
21
22
An Giang
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Giải thích tại sao goi là thực vậy C3, C4, Cam (dựa vào sp ổn định CO2 đầu tiên)
2. Giải thich vì sao quang hợp chịu ảnh hưởng các yếu tố ngoại cảnh
3. Nguyên nhân gây ra cao huyết áp ở người cao tuổi
4. Cây trinh nữ cụp lá là Hình thức ứng động?
5. So sánh mức độ tiến hóa của các dạng thần kinh
6. So sánh một số hình thức học tập ở động vật
 
  • Like
Reactions: Yuiki Machika

Yuiki Machika

Học sinh chăm học
Thành viên
12 Tháng mười hai 2013
312
347
139
Thái Nguyên
THPT Chuyên Thái Nguyên
1. Giải thích tại sao goi là thực vậy C3, C4, Cam (dựa vào sp ổn định CO2 đầu tiên)
2. Giải thich vì sao quang hợp chịu ảnh hưởng các yếu tố ngoại cảnh
3. Nguyên nhân gây ra cao huyết áp ở người cao tuổi
4. Cây trinh nữ cụp lá là Hình thức ứng động?
5. So sánh mức độ tiến hóa của các dạng thần kinh
6. So sánh một số hình thức học tập ở động vật
Câu 1:
+ C3: Cố định cacbon C3 là một kiểu trao đổi chất để cố định cacbon trong quang hợp ở thực vật. Quá trình này chuyển hóa điôxít cacbon và ribuloza bisphotphat (RuBP, một đường chứa 5-cacbon) thành 3-photphoglyxerat thông qua phản ứng sau:
6 CO2 + 6 RuBP → 12 3-photphoglyxerat
Phản ứng này diễn ra ở mọi thực vật như là bước đầu tiên trong chu trình Calvin. Ở thực vật C4, điôxít cacbon được tạo ra từ malat và tham gia vào phản ứng này chứ không phải trực tiếp từ không khí.
+ C4: Cố định cacbon C4 là một trong ba phương pháp, cùng với cố định cacbon C3 và quang hợp CAM, được thực vật trên đất liền sử dụng để "cố định" điôxít cacbon (liên kết các phân tử CO2 dạng khí thành các hợp chất hoà tan trong thực vật) để sản xuất đường thông qua quang hợp. Các loài thực vật sử dụng cơ chế cố định cacbon C4 được gọi chung là thực vật C4.
+ CAM: Thực vật CAM hay quang hợp CAM với CAM là từ viết tắt của Crassulacean acid metabolism (trao đổi chất axít Crassulacea), là một kiểu cố định cacbon phức tạp trong một số thực vật quang hợp. CAM là cơ chế thông thường tìm thấy trong các thực vật sinh sống trong các điều kiện khô hạn, bao gồm các loài tìm thấy trong sa mạc (ví dụ, xương rồng hay dứa). Nó được đặt tên theo họ thực vật mà cơ chế này lần đầu tiên được phát hiện ra, là họ Cảnh thiên (Crassulaceae, bao gồm các loài thực vật mọng nước như cảnh thiên, thuốc bỏng v.v).
Câu 2:
Quang hợp chịu ảnh hưởng các yếu tố ngoại cảnh vì:quá trình quang hợp xảy ra được nhờ các yếu tố ngoại cảnh:
+ Ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp về 2 mặt: cường độ ánh sáng(Điểm bù ánh sáng: là khi cường độ quang hợp = cường độ hô hấp,Điểm bão hòa ánh sáng: là điểm cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp cực đại) và quang phổ ánh sáng (Các tia sáng có độ dài bước sóng khác nhau ảnh hưởng không giống nhau đến cường độ quang hợp, Quang hợp chỉ xảy ra tại miền ánh sáng xanh, tím và đỏ,Trong môi trường nước, thành phần ánh sáng biến động nhiều theo độ sâu, theo thời gian trong ngày )
+ Nồng độ CO2(Tăng nồng độ CO2 à tăng cường độ quang hợp, sau đó tăng chậm đến trị số bảo hoà CO2,Trị số tuyệt đối của quang hợp biến đổi tuỳ thuộc vào cường độ chiếu sáng, nhiệt độ và các điều kiện khác)
+ Nước (Khi cây thiếu nước từ 40 à 60 % thì quang hợp bị giảm mạnh và có thể ngừng trệ,Khi bị thiếu nước, cây chịu hạn có thể duy trì quang hợp ổn định hơn cây trung sinh và cây ưa ẩm)
+ Nhiệt độ (Nhiệt độ cực tiểu và cực đại làm ngừng quang hợp ở những loài cây khác nhau thì khác nhau)
+ Các nguyên tố khoáng ảnh hưởng nhiều đến quang hợp:
  • N, P, S : tham gia tạo thành enzim quang hợp.
  • N, Mg : tham gia hình thành diệp lục.
  • K : điều tiết độ đóng mở khí khổng giúp CO2 khuếch tán vào lá.
  • Mn, Cl : liên quan đến quang phân li nước.
  • ..........................
Câu 3: Nguyên nhân mắc bệnh cao huyết áp ở người cao tuổi:
- Ăn mặn: Muối có thể khiến huyết áp tăng cao vì vậy những người có thói quen ăn mặn thường rất dễ bị cao huyết áp.
- Sử dụng rượu bia nhiều: Sử dụng nhiều rượu bia từ khi còn trẻ khiến nhiều người mắc bệnh cao huyết áp khi về già đồng thời cũng làm tăng tỉ lệ tai biến mạch máu não nghiêm trọng cao ở người cao tuổi.
- Béo phì: Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ bị cao huyết áp lớn hơn những người có cân nặng ở mức bình thường.
- Bị bệnh tiểu đường: Bị bệnh tiểu đường thường liên quan đến huyết áp chúng có thể phá hoại tim và thận mạnh hơn.
- Di truyền: Nếu có người thân bị cao huyết áp thì sẽ dễ mắc bệnh hơn những người khác.
- Thiếu vận động: Lười vận động và tập thể dục là nguyên nhân dễ gây béo phì, có thể làm tăng huyết áp ở người già.
Câu 4:
- Ta có cơ chế cụp lá của cây trinh nữ là:
+ Cây trinh nữ ở cuống và gốc lá chét có thể gối, bình thường gối luôn căng nước làm lá xòe rộng
+ Khi có sự va chạm K+được vận chuyển ra ngoài không bào làm giảm ASTT của tb thể gối, tb thể gối mất nước -> lá cụp xuống
=> Là vận động xảy ra do sự thay đổi hàm lượng nước trong các tế bào hoặc các vùng chuyên hóa của các cơ quan
=> Cây trinh nữ cụp lá là Hình thức ứng động
Câu 5: So sánh mức độ tiến hóa của các dạng thần kinh
-Câu này chỉ cần so sánh về k/n ưu nhược điểm của 3 dạng thần kinh ống, lưới, chuỗi hạt rồi suy ra mức độ tiến hóa là được (câu này hơi dài có trong sách mà bạn tham khảo nhé)
Câu 6:
- Quen nhờn : là hình thức học tập đơn giản nhất, động vật phớt lờ, không trả lời những kích thích lặp lại nhiều lần nhưng không kèm theo sự nguy hiểm.
- In vết: In vết là hiện tượng các con non đi theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiên. Hiện tượng này chỉ thấy ở những loài thuộc lớp chim.
- Điều kiện hóa đáp ứng: Điều kiện hóa đáp ứng: là sự hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích kết hợp đồng thời.
- Điều kiện hóa hành động : Liên kết một hành động với một phần thưởng (hoặc phạt), sau đó động vật chủ động lặp lại (hoặc không lặp lại) các hành vi đó.
- Học ngầm: là kiểu học không có ý thức, không biết rõ là mình đã học được, khi có nhu cầu thì kiến thức đó tái hiện để giải quyết những tình huống tương tự.
- Học khôn: là kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để giải quyết tình huống mới
 
  • Like
Reactions: S I M O

H.Bừn

Cựu Mod phụ trách Sinh học
Thành viên
18 Tháng ba 2017
1,218
2,568
419
Gia Lai
3)- Uống nhiều rượu: có rất nhiều người già bị cao huyết áp thường uống nhiều rượu ngay từ khi còn trẻ. Vì thế, rượu là nguyên nhân cao huyết áp ở người già khá nghiêm trọng.
- Ăn nhiều muối: đây là nguyên nhân cao huyết áp của đông đảo người cao tuổi, đặc biệt là những người cao tuổi ở châu Á và châu Phi.
- Nguyên nhân cao huyết áp ở người già do yếu tố di truyền: Những người có thành viên trong gia đình bị cao huyết áp từ trước thường có tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp gấp đôi những người khác.
- Do bị xơ cứng động mạch: độ cứng hoặc thiếu độ đàn hồi trong động mạch nhỏ (tiểu động mạch sẽ làm tăng độ cứng ngoại vi arteriolar. Bệnh này phát triển chủ yếu ở người cao tuổi.
- Có vấn đề về bệnh thận: bệnh thận hoặc các khối u tuyến thượng thận là một trong các nguyên nhân cao huyết áp ở người già.
Ngoài ra, nguyên nhân cao huyết áp ở người già còn do một số người đã mắc các chứng bệnh tim mạch từ trước, hút thuốc lá nhiều hoặc ít tập luyện vận động thân thể. Một số người già bị béo phì cũng có thể mắc căn bệnh này.....
 

tôi là ai?

Banned
Banned
Thành viên
9 Tháng tám 2017
1,831
1,479
224
Hà Nam
THCS dành cho hs cá biệt
3)- Uống nhiều rượu: có rất nhiều người già bị cao huyết áp thường uống nhiều rượu ngay từ khi còn trẻ. Vì thế, rượu là nguyên nhân cao huyết áp ở người già khá nghiêm trọng.
ừ uống nhiều ruwoij còn gây ức chế cơ => thường đi liêu xiêu
 

tôi là ai?

Banned
Banned
Thành viên
9 Tháng tám 2017
1,831
1,479
224
Hà Nam
THCS dành cho hs cá biệt
Câu 1:
+ C3: Cố định cacbon C3 là một kiểu trao đổi chất để cố định cacbon trong quang hợp ở thực vật. Quá trình này chuyển hóa điôxít cacbon và ribuloza bisphotphat (RuBP, một đường chứa 5-cacbon) thành 3-photphoglyxerat thông qua phản ứng sau:
6 CO2 + 6 RuBP → 12 3-photphoglyxerat
Phản ứng này diễn ra ở mọi thực vật như là bước đầu tiên trong chu trình Calvin. Ở thực vật C4, điôxít cacbon được tạo ra từ malat và tham gia vào phản ứng này chứ không phải trực tiếp từ không khí.
+ C4: Cố định cacbon C4 là một trong ba phương pháp, cùng với cố định cacbon C3 và quang hợp CAM, được thực vật trên đất liền sử dụng để "cố định" điôxít cacbon (liên kết các phân tử CO2 dạng khí thành các hợp chất hoà tan trong thực vật) để sản xuất đường thông qua quang hợp. Các loài thực vật sử dụng cơ chế cố định cacbon C4 được gọi chung là thực vật C4.
+ CAM: Thực vật CAM hay quang hợp CAM với CAM là từ viết tắt của Crassulacean acid metabolism (trao đổi chất axít Crassulacea), là một kiểu cố định cacbon phức tạp trong một số thực vật quang hợp. CAM là cơ chế thông thường tìm thấy trong các thực vật sinh sống trong các điều kiện khô hạn, bao gồm các loài tìm thấy trong sa mạc (ví dụ, xương rồng hay dứa). Nó được đặt tên theo họ thực vật mà cơ chế này lần đầu tiên được phát hiện ra, là họ Cảnh thiên (Crassulaceae, bao gồm các loài thực vật mọng nước như cảnh thiên, thuốc bỏng v.v).
Câu 2:
Quang hợp chịu ảnh hưởng các yếu tố ngoại cảnh vì:quá trình quang hợp xảy ra được nhờ các yếu tố ngoại cảnh:
+ Ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp về 2 mặt: cường độ ánh sáng(Điểm bù ánh sáng: là khi cường độ quang hợp = cường độ hô hấp,Điểm bão hòa ánh sáng: là điểm cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp cực đại) và quang phổ ánh sáng (Các tia sáng có độ dài bước sóng khác nhau ảnh hưởng không giống nhau đến cường độ quang hợp, Quang hợp chỉ xảy ra tại miền ánh sáng xanh, tím và đỏ,Trong môi trường nước, thành phần ánh sáng biến động nhiều theo độ sâu, theo thời gian trong ngày )
+ Nồng độ CO2(Tăng nồng độ CO2 à tăng cường độ quang hợp, sau đó tăng chậm đến trị số bảo hoà CO2,Trị số tuyệt đối của quang hợp biến đổi tuỳ thuộc vào cường độ chiếu sáng, nhiệt độ và các điều kiện khác)
+ Nước (Khi cây thiếu nước từ 40 à 60 % thì quang hợp bị giảm mạnh và có thể ngừng trệ,Khi bị thiếu nước, cây chịu hạn có thể duy trì quang hợp ổn định hơn cây trung sinh và cây ưa ẩm)
+ Nhiệt độ (Nhiệt độ cực tiểu và cực đại làm ngừng quang hợp ở những loài cây khác nhau thì khác nhau)
+ Các nguyên tố khoáng ảnh hưởng nhiều đến quang hợp:
  • N, P, S : tham gia tạo thành enzim quang hợp.
  • N, Mg : tham gia hình thành diệp lục.
  • K : điều tiết độ đóng mở khí khổng giúp CO2 khuếch tán vào lá.
  • Mn, Cl : liên quan đến quang phân li nước.
  • ..........................
Câu 3: Nguyên nhân mắc bệnh cao huyết áp ở người cao tuổi:
- Ăn mặn: Muối có thể khiến huyết áp tăng cao vì vậy những người có thói quen ăn mặn thường rất dễ bị cao huyết áp.
- Sử dụng rượu bia nhiều: Sử dụng nhiều rượu bia từ khi còn trẻ khiến nhiều người mắc bệnh cao huyết áp khi về già đồng thời cũng làm tăng tỉ lệ tai biến mạch máu não nghiêm trọng cao ở người cao tuổi.
- Béo phì: Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ bị cao huyết áp lớn hơn những người có cân nặng ở mức bình thường.
- Bị bệnh tiểu đường: Bị bệnh tiểu đường thường liên quan đến huyết áp chúng có thể phá hoại tim và thận mạnh hơn.
- Di truyền: Nếu có người thân bị cao huyết áp thì sẽ dễ mắc bệnh hơn những người khác.
- Thiếu vận động: Lười vận động và tập thể dục là nguyên nhân dễ gây béo phì, có thể làm tăng huyết áp ở người già.
Câu 4:
- Ta có cơ chế cụp lá của cây trinh nữ là:
+ Cây trinh nữ ở cuống và gốc lá chét có thể gối, bình thường gối luôn căng nước làm lá xòe rộng
+ Khi có sự va chạm K+được vận chuyển ra ngoài không bào làm giảm ASTT của tb thể gối, tb thể gối mất nước -> lá cụp xuống
=> Là vận động xảy ra do sự thay đổi hàm lượng nước trong các tế bào hoặc các vùng chuyên hóa của các cơ quan
=> Cây trinh nữ cụp lá là Hình thức ứng động
Câu 5: So sánh mức độ tiến hóa của các dạng thần kinh
-Câu này chỉ cần so sánh về k/n ưu nhược điểm của 3 dạng thần kinh ống, lưới, chuỗi hạt rồi suy ra mức độ tiến hóa là được (câu này hơi dài có trong sách mà bạn tham khảo nhé)
Câu 6:
- Quen nhờn : là hình thức học tập đơn giản nhất, động vật phớt lờ, không trả lời những kích thích lặp lại nhiều lần nhưng không kèm theo sự nguy hiểm.
- In vết: In vết là hiện tượng các con non đi theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiên. Hiện tượng này chỉ thấy ở những loài thuộc lớp chim.
- Điều kiện hóa đáp ứng: Điều kiện hóa đáp ứng: là sự hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích kết hợp đồng thời.
- Điều kiện hóa hành động : Liên kết một hành động với một phần thưởng (hoặc phạt), sau đó động vật chủ động lặp lại (hoặc không lặp lại) các hành vi đó.
- Học ngầm: là kiểu học không có ý thức, không biết rõ là mình đã học được, khi có nhu cầu thì kiến thức đó tái hiện để giải quyết những tình huống tương tự.
- Học khôn: là kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để giải quyết tình huống mới
cho mik hỏi
phân biệt dùm c3.c4,cam,xê 4
chính xác nha mai thi
so sánh hô hấp kị khí hô hấp hiếu khí .
 

H.Bừn

Cựu Mod phụ trách Sinh học
Thành viên
18 Tháng ba 2017
1,218
2,568
419
Gia Lai
SS Hô hấp kị khí và hô hấp thiếu khí
Giống nhau:
+ đều là quá trình phân giải nguyên liệu để sinh năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của cơ thể.
+ Nguyên liệu thường là đường đơn.
+ đều có chung giai đoạn đường phân.
+ đều xảy ra ở màng sinh chất (tế bào nhân sơ).
+ sản phẩm cuối cùng đều là ATP.
* Khác nhau:
+ Hô hấp hiếu khí:
- nơi xảy ra: màng trong ty thể (sinh vật nhân thực) hoặc màng sinh chất (sinh vật nhân sơ).
- điều kiện môi trường: cần 02.
- chất nhận điện tử: 02 phân tử.
- năng lương sinh ra: nhiều ATP.
- sản phẩm cuối cùng: C02 và H20 cùng với năng lượng ATP.
+ Hô hấp kị khí:
- nơi xảy ra: màng sinh chất - sinh vật nhân thực (không có bào quan ty thể).
- điều kiện môi trường: không cần 02.
- chất nhận điện tử: chất vô cơ NO3- , SO4 2-, C02.
- năng lượng sinh ra: ít ATP.
- sản phẩm cuối cùng: chất vô cơ, chất hữu cơ với năng lượng ATP.
phân biệt c3,c4, cam
C3:
* đối tượng: tv chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới như: lúa, khoai, sắn,..
*Chất nhận CO2: RiDp
*Sphẩm đầu tiê: Chất hữu cơ có 3C trong ptử (ax photpho glixêric-APG)
* Năng suất: trung bình
*Vị trí: mô giậu
C4
*đối tượng: Tv ở vùng nhiệt đới: ngô, mía,..
* Chất nhận CO2: PEP
* Sphẩm đầu tiên: chất hữu cơ có 4C trong ptử( ax ôxalô axêtic-AOA)
*Năng suất: cao
* vị trí: - mô giậu

- Tbào bao quanh bó mạch
CAM:
*đối tượng: tv ở sa mạc:dứa, xương rồng,...
*chất nhận CO2: PEP
*sp đầu tiên: chất hữu cơ có 4C trong ptử( ax ôxalô axêtic-AOA)
*năng suất: thấp
*vị trí: mô giậu
 
  • Like
Reactions: tôi là ai?

Yuiki Machika

Học sinh chăm học
Thành viên
12 Tháng mười hai 2013
312
347
139
Thái Nguyên
THPT Chuyên Thái Nguyên
cho mik hỏi
phân biệt dùm c3.c4,cam,xê 4
chính xác nha mai thi
so sánh hô hấp kị khí hô hấp hiếu khí .
So Sánh C3, C4, CAM
- Giống:
*Đều có 3 giai đoạn là giai đoạn cố định CO2 , giai đoạn tái cố định CO2 và giai đoạn tái sinh chất nhận CO2.
* Pha sáng ở các nhóm thực vật đều giống nhau : là quá trình ôxi hóa H2O nhờ năng lượng ánh sáng → H+ + e- →ATP, NADPH và giải phóng O2. Gồm các pứ sau :
+ Phản ứng kích thích chất diệp lục bởi các photon
+ Phản ứng quang phân li nước nhờ năng lượng hấp thụ từ các photon
+ Phản ứng quang hóa hình thành ATP và NADPH
* Pha tối :
+ Xét thực vật C3 , C4 và CAM : đều có chu trình Canvin ( chu trình C3 )
- Khác :
+) Mỗi con đường thì có các tầng lớp thực vật đại diện khác nhau như : ở con đường C3 đại diện là hầu hết các loài thực vật ; ở con đường C4 đại diện là nhóm các thực vật ưa sáng sống ở các miền nhiệt đới , cận nhiệt đới ( ngô , cao lương, mía...); ở con đường CAM thì đại diện là các cây sống ở khu vực khô hạn , hoang mạc với đặc điểm là thân cây mọng nước ( xương rồng, thanh long..).
+) Vị trí tế bào QH:
- Thực vật C3 và CAM: Tb mô giậu
- Thực vật C4: tb mô giậu và bao bó mạch
+) Chất nhận CO2 đầu tiên :
- Ở con đường C3 chất nhận CO2 đầu tiên là 1 hợp chất đường 5 cacbon ( RiDP_ribulozo- 1,5 - điphotphat)
- Ở con đường C4 và CAM chất nhận CO2 đầu tiên là 1 hợp chất 3 cacbon PEP ( axit photphoenolpiruvic).
+) Sản phẩm ổn định đầu tiên :
- Ở con đường C3 sản phẩm ổn định đầu tiên là 1 hợp chất 3 cacbon APG .
- Ở con đường C4 và CAM sản phẩm ổn định đầu tiên là các hợp chất 4 cacbon ( AOA và axit malic/ aspatic).
+) Tiến trình :
- Về mặt không gian:
+ ở con đường C3 chỉ có một giai đoạn là chu trình Canvin xảy ra ở tế bào mô giậu.
+ ở con đường C4 , giai đoạn cố định CO2 lần đầu diễn ra trong các tế bào mô giậu, giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin xảy ra trong các tế bào bao bó mạch
+ ở con đường CAM cả 2 giai đoạn cố định CO2 đều xảy ra ở tế bào mô giậu
- Về mặt thời gian:
+ ở con đường C3 chu trình Canvin xảy ra vào ban ngày .
+ ở con đường C4 thì 2 giai đoạn cũng đều xảy ra ban ngày .
+ ở con đường CAM thì giai đoạn cố định CO2 lần đầu diễn ra vào ban đêm khi khí khổng mở, còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin diễn ra vào ban ngày lúc khí khổng đóng.
+) Hiệu suất:
- C3:Thấp -> Trung bình
- C4: Cao
- CAM: Thấp
So sánh hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí
Giống nhau:
+ đều là quá trình phân giải nguyên liệu để sinh năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của cơ thể.
+ Nguyên liệu thường là đường đơn.
+ đều có giai đoạn đường phân.
+ đều xảy ra ở màng sinh chất
+ sản phẩm cuối cùng đều là ATP.
Khác nhau:
+ Hô hấp hiếu khí:
- nơi xảy ra: tế bào chất và ty thể
- điều kiện môi trường: đủ oxi.
- chất nhận điện tử: 02 phân tử.
- Xảy ra chuỗi truyền e từ bên này sang bên kia của màng
- Glucose bị phân giải hoàn toàn thành CO2
- năng lương sinh ra: nhiều ATP.
- sản phẩm cuối cùng: C02 và H20 cùng với năng lượng ATP.

+ Hô hấp kị khí:
- nơi xảy ra:tế bào chất
- điều kiện môi trường: không đủ oxi.
- chất nhận điện tử: chất vô cơ NO3- , SO4 2-, C02.
- không có sự vận chuyển e từ bên này sang bên kia màng
- không phân giải hoàn toàn glucose
- năng lượng sinh ra: ít ATP.
- sản phẩm cuối cùng: chất vô cơ, chất hữu cơ với năng lượng ATP.
P/s: Chi Linh phải ôn thi Quốc gia nên mk trả lời câu này (mk cũng quản lý phần THPT mà ^^)
 
Last edited:

tôi là ai?

Banned
Banned
Thành viên
9 Tháng tám 2017
1,831
1,479
224
Hà Nam
THCS dành cho hs cá biệt
+ Hô hấp hiếu khí:
- nơi xảy ra: màng trong ty thể (sinh vật nhân thực) hoặc màng sinh chất (sinh vật nhân sơ).
- điều kiện môi trường: đủ oxi.
Nếu bạn dở sách giáo khoa ghi nhớ ra thì bạn sẽ thấy
cái bạn viết là phân giải hiếu khí chứ ko phải hô hấp hieus khí
sr vì mình cx ko mù sinh hk
mik đang muốn chắc chắn thôi
 

Yuiki Machika

Học sinh chăm học
Thành viên
12 Tháng mười hai 2013
312
347
139
Thái Nguyên
THPT Chuyên Thái Nguyên
Nếu bạn dở sách giáo khoa ghi nhớ ra thì bạn sẽ thấy
cái bạn viết là phân giải hiếu khí chứ ko phải hô hấp hieus khí
sr vì mình cx ko mù sinh hk
mik đang muốn chắc chắn thôi
SGK sinh lớp mấy? Phần nơi xảy ra Sr bạn vì mk không để ý(học lâu nên quên), mình đã đọc lại và sửa rồi còn phần điều kiện môi trường là đúng rồi mà
 

tôi là ai?

Banned
Banned
Thành viên
9 Tháng tám 2017
1,831
1,479
224
Hà Nam
THCS dành cho hs cá biệt
So sánh hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí
Giống nhau:
+ đều là quá trình phân giải nguyên liệu để sinh năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của cơ thể.
+ Nguyên liệu thường là đường đơn.
+ đều có chung giai đoạn đường phân.
+ đều xảy ra ở màng sinh chất (tế bào nhân sơ).
+ sản phẩm cuối cùng đều là ATP.
Khác nhau:
+ Hô hấp hiếu khí:
- nơi xảy ra: tế bào chất và ty thể
- điều kiện môi trường: đủ oxi.
- chất nhận điện tử: 02 phân tử.
- Xảy ra chuỗi truyền e từ bên này sang bên kia của màng
- Glucose bị phân giải hoàn toàn thành CO2
- năng lương sinh ra: nhiều ATP.
- sản phẩm cuối cùng: C02 và H20 cùng với năng lượng ATP.

+ Hô hấp kị khí:
- nơi xảy ra:tế bào chất
- điều kiện môi trường: không đủ oxi.
- chất nhận điện tử: chất vô cơ NO3- , SO4 2-, C02.
- không có sự vận chuyển e từ bên này sang bên kia màng
- không phân giải hoàn toàn glucose
- năng lượng sinh ra: ít ATP.
- sản phẩm cuối cùng: chất vô cơ, chất hữu cơ với năng lượng ATP.
P/s: Chi Linh phải ôn thi Quốc gia nên mk trả lời câu này (mk cũng quản lý phần THPT mà ^^)
sinh 11 đó bạn
bạn bị nhầm lẫn kiến thức thức
hô háp hiếu khí khác phân giải hiếu khí
vậy mà bạn đang so sánh hô hấp kị khí vs phân giải hiếu khí=>sai
vj nên mik nhờ @Oahahaha
 

Yuiki Machika

Học sinh chăm học
Thành viên
12 Tháng mười hai 2013
312
347
139
Thái Nguyên
THPT Chuyên Thái Nguyên
sinh 11 đó bạn
bạn bị nhầm lẫn kiến thức thức
hô háp hiếu khí khác phân giải hiếu khí
vậy mà bạn đang so sánh hô hấp kị khí vs phân giải hiếu khí=>sai
vj nên mik nhờ @Oahahaha
SR bạn nhé mk so sánh hô hấp hiếu khí vs kị khí chứ ko phải phân giải hiếu khí nhé
Thế theo bạn hô hâp hiếu khí ko phải xảy ra ở tế bào chất (giai đoạn đường phân) và ty thể (Chu trình Crep và chuỗi truyền), điều kiện là có O2, chết nhận e cuối cùng là O2, Xảy ra chuỗi truyền e từ bên này sang bên kia của màng, Glucose bị phân giải hoàn toàn thành CO2 ak
Thế theo bạn thì hô hấp hiếu khí vs kị khí so sánh ở những điểm khác nhau nào thế?
Mk cũng ko phải học lâu rồi nhưng ko đến nỗi nhầm lẫn trầm trọng như vậy đâu, ko cô mk sẽ buồn lắm đấy
 
  • Like
Reactions: tôi là ai?

tôi là ai?

Banned
Banned
Thành viên
9 Tháng tám 2017
1,831
1,479
224
Hà Nam
THCS dành cho hs cá biệt
So sánh hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí
Giống nhau:
+ đều là quá trình phân giải nguyên liệu để sinh năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của cơ thể.
+ Nguyên liệu thường là đường đơn.
+ đều có giai đoạn đường phân.
+ đều xảy ra ở màng sinh chất
+ sản phẩm cuối cùng đều là ATP.
thứ nhất ở gióng nhau
hô hấp hiếu khí và kị khí khác nhau là hô hấp hiếu khi chỉ là 1 giai đoạn phân giải hiếu khí ko có quá trình đường phân
ATP là 36 ..........
sgk có á
 

Yuiki Machika

Học sinh chăm học
Thành viên
12 Tháng mười hai 2013
312
347
139
Thái Nguyên
THPT Chuyên Thái Nguyên
thứ nhất ở gióng nhau
hô hấp hiếu khí và kị khí khác nhau là hô hấp hiếu khi chỉ là 1 giai đoạn phân giải hiếu khí ko có quá trình đường phân
ATP là 36 ..........
sgk có á
mk hỏi Chị @Oahaha cho bạn rồi, chị ý sẽ giải thích nốt cho bạn, mk đi thì HSG cũng ôn như thế mà ==
Vs lại xin lỗi bạn vì mk ko học SGK mà học theo tài liệu sinh vs Campbell đào hơi sâu quá có 1 số chỗ bạn ko hiểu được, nếu bạn thấy chỗ nào ko có trong SGK thì bạn bỏ đi
 

tôi là ai?

Banned
Banned
Thành viên
9 Tháng tám 2017
1,831
1,479
224
Hà Nam
THCS dành cho hs cá biệt
mk hỏi Chị @Oahaha cho bạn rồi, chị ý sẽ giải thích nốt cho bạn, mk đi thì HSG cũng ôn như thế mà ==
Vs lại xin lỗi bạn vì mk ko học SGK mà học theo tài liệu sinh vs Campbell đào hơi sâu quá có 1 số chỗ bạn ko hiểu được, nếu bạn thấy chỗ nào ko có trong SGK thì bạn bỏ đi
mình cũng ko dốt đến nỗi không hiểu được đâu
nếu bạn hk tài liệu sinh cao thì làm ơn cho mình hỏi bạn hãy phân bietj phân giải hiếu khí và hô hấp hiếu khí như thế nào mình đang rất cần
 

Oahahaha

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
11 Tháng năm 2017
1,030
1,449
239
23
mình cũng ko dốt đến nỗi không hiểu được đâu
nếu bạn hk tài liệu sinh cao thì làm ơn cho mình hỏi bạn hãy phân bietj phân giải hiếu khí và hô hấp hiếu khí như thế nào mình đang rất cần
Em có thể nói rõ hơn chút cho chị được không?
Hô hấp hiếu khí thì gồm cả 3 quá trình đường phân, krebs và ETC rồi nè. Ý hỏi của em có phải là phân biệt ETC ở hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí không? Vì 2 quá trình này khác nhau ở mỗi ETC thôi :vv
 
  • Like
Reactions: tôi là ai?

tôi là ai?

Banned
Banned
Thành viên
9 Tháng tám 2017
1,831
1,479
224
Hà Nam
THCS dành cho hs cá biệt
Em có thể nói rõ hơn chút cho chị được không?
Hô hấp hiếu khí thì gồm cả 3 quá trình đường phân, krebs và ETC rồi nè. Ý hỏi của em có phải là phân biệt ETC ở hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí không? Vì 2 quá trình này khác nhau ở mỗi ETC thôi :vv
ko phải ak
ý em là xét về các mặt thì phân giiar hiếu khí gồm có đường phân và hô hấp hiếu khí ---trích sách giáo khoa
nên ý em ns mấy bạn ý làm sai vì nghĩ kia là phân giiar hiếu khí giống hô hấp hiếu khí ak
 
  • Like
Reactions: Oahahaha
Top Bottom