THÍ NGHIỆM
CO VÀ PHẢN CO NGUYÊN SINH
B/ Thí nghiệm 2: Co nguyên sinh bằng cách làm giảm kích thước mô:
I/ Chuẩn bị:
1/ Dụng cụ:
- Dao mỏng, đĩa dùng ngâm mẫu vật , Thước đo mm, kẹp gắp mẫu vật
2/Hóa chất:
Dung dịch đường hoặc muối hoặc KNO3
THÍ NGHIỆM
CO VÀ PHẢN CO NGUYÊN SINH
3/ Mẫu vật:
Củ khoai tây, cà rốt….
II/ Thao tác tiến hành:
Bước 1: Dùng dao cắt củ khoai lang, khoai tây, cà rốt thành khối hình chữ nhật (5cmx2cm) sau đó cắt thành các lát mỏng khoảng 1-2mm. Đồng thời chuẩn bị 2 đĩa đựng dung dịch
THÍ NGHIỆM
CO VÀ PHẢN CO NGUYÊN SINH
Đĩa 1 đựng dung dịch đường hoặc muối.
Đĩa 2 đựng nước cất.
Bước 2: Đem ngâm các miếng khoai vào đã cắt mỏng vào 2 đĩa mỗi đĩa khoảng 3 – 5 miếng, ngâm khoảng 15 đến 30 phút rồi đo lại kích thước các miếng khoai
THÍ NGHIỆM
CO VÀ PHẢN CO NGUYÊN SINH
III/ Kết luận:
Giáo viên có thể cho học sinh làm thực hành rồi rút ra các kết luận từ bài thực hành thông qua hệ thống các câu hỏi
Một số lưu ý khi thực hiện thí nghiệm Co và phản co nguyên sinh
Hiện tương co nguyên sinh là do dung dịch KNO3 đậm đặc hơn dịch tế bào nênnước chui ra ngoài tế bào qua lớp màng nguyên sinh chất. Hiện tượng phản co nguyên sinh là donồng độ dịch bào đậm đặc đã hút nước từ ngoài vào làm nguyên sinh chất trương phồng trở lạinhư lúc đầu.- Kết luận: Co nguyên sinh là một hiện tượng quan trọng. Dựa vào đó ta có thể biết tế bào còn sống hay đã chết
I. Chuẩn bị thí nghiệm:
1. Mẫu vật:
Lá thài lài tía.
2. Dụng cụ:
Kính hiển vi quang học với các thị kính.
lưỡi dao cạo râu, phiến kính, lá kính, giấy thấm.
3. Hoá chất:
Nước cất, dung dịch nước muối loãng.
II. Cách tiến hành:
1. Thí nghiệm co nguyên sinh ở tế bào biểu bì là thài lài tía:
Thí nghiệm đối chứng:
Bước 1:
Dùng lưỡi dao cạo râu tách lớp biểu bì của lá cây thài lài tía. Đặt lên phiến kính đã nhỏ giọt nước cất. Đặt lá kình lên và dùng giấy thấm hút hết nước thừa.
Bước 2:
Đặt phiến kính lên kính hiển vi, chọn chỗ rễ quan sát, quan sát từ bội giác nhỏ đến lớn.
Khí khổng lúc này đóng hay mở?
?
Giải thích:
Lúc đầu tế bào được ngâm trong nước cất nên nước thấm vào tế bào làm tế bào trương nước, dẫn đến khí khổng mở.
Khí khổng mở
Thí nghiệm co nguyên sinh.
Bước 1:
Lấy tiêu bản ra khỏi kính hiển vi, dùng ống pipét hút và nhỏ từng giọt nước muối loãng vào một đầu của lá kính đầu bên kia dùng giấy thấm hút nước thừa.
Bước 2:
Đặt phiến kính lên kính hiển vi, chọn chỗ dễ quan sát, quan sát từ bội giác nhỏ đến lớn.
Tế bào lúc này có gì khác so với trước khi nhỏ nước muối?
?
Giải thích:
Khi cho dung dịch muối vào tiêu bản, môi trường bên ngoài trở nên ưu trương nên nước thấm từ tế bào ra ngoài làm cho tế bào mất nước nên tế bào chất co lại. Lúc này màng sinh chất tách khỏi thành tế bào (hiện tượng co nguyên sinh). Khí khổng đóng.
Khí khổng đóng
2. Thí nghiệm phản co nguyên sinh và việc điều khiển sự đóng mở khí khổng.
Bước 1:
Lấy tiêu bản ra khỏi kính hiển vi, dùng ống pipét hút và nhỏ từng giót nước cất vào một đầu của lá kính đầu bên kia dùng giấy thấm hút nước thừa.
Bước 2:
Đặt phiến kính lên kính hiển vi, chọn chỗ dễ quan sát, quan sát từ bội giác nhỏ đến lớn.
Giải thích tại sao lúc này khí khổng lại mở?
?
Giải thích: Sau khi tế bào bị co nguyên sinh chất, nếu lại cho nước cất vào tiêu bản làm cho bên ngoài trở thành nhược trương vì thế nước lại thấm vào trong tế bào nên tế bào từ trạng thái bị co nguyên sinh chất lại trở về trạng thái bình thường ( phản co nguyên sinh ) dẫn đến khí khổng mở trở lại.
Khí khổng mở