1) câu 1 mình không hiểu tại sao bạn lại hỏi thế ăn nhiều cá có nhiễm thủy ngân thì không bị ngộ độc mới là chuyện lạ. Nên chọn cá không bị nhiễm bạn à
Thủy ngân: Là hóa chất cực kỳ độc hại có rất nhiều trong thực phẩm, nhất là các loại cá, hải sản (cá ngừ, cá kiếm, cá mập, cá thu, cá kình…) được đánh bắt ở những vùng nước biển ô nhiễm nặng, hoặc cá trong ao tù đọng nước. Thai phụ ăn nhiều cá nhiễm độc thủy ngân sẽ truyền sang bào thai. Nếu nặng, trẻ sinh ra có thể bị khuyết tật bẩm sinh, tổn thương thần kinh vỏ não, giảm thông minh.
Giải pháp: Cá là nguồn thực phẩm giàu protein và Omega-3, nhưng cũng chứa cả thủy ngân. Vì vậy, nên chọn các loại hải sản ở vùng nước sạch, không cho trẻ ăn quá 350 gam/tuần. Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ không nên ăn một số loài như cá mập, cá thu, cá kiếm và cá kình.
2)Nước là một dung môi tốt nhờ vào tính lưỡng cực. Các hợp chất phân cực hoặc có tính ion như axít, rượu và muối đều dễ tan trong nước. Tính hòa tan của nước đóng vai trò rất quan trọng trong sinh học vì nhiều phản ứng hóa sinh chỉ xẩy ra trong dung dịch nước.
nước dẫn điện
Ôxy có độ âm điện cao hơn hiđrô. Việc cấu tạo thành hình ba góc và việc tích điện từng phần khác nhau của các nguyên tử đã dẫn đến cực tính dương ở các nguyên tử hiđrô và cực tính âm ở nguyên tử ôxy, gây ra sự lưỡng cực. Dựa trên hai cặp điện tử đơn độc của nguyên tử ôxy, lý thuyết VSEPR đã giải thích sự sắp xếp thành góc của hai nguyên tử hiđrô, việc tạo thành moment lưỡng cực và vì vậy mà nước có các tính chất đặc biệt. Vì phân tử nước có tích điện từng phần khác nhau nên một số sóng điện từ nhất định như sóng cực ngắn có khả năng làm cho các phân tử nước dao động, dẫn đến việc nước được đun nóng. Hiện tượng này được áp dụng để chế tạo lò vi sóng.
4)Nước tinh khiết không dẫn điện. Mặc dù vậy, do có tính hòa tan tốt, nước hay có tạp chất pha lẫn, thường là các muối, tạo ra các ion tự do trong dung dịch nước cho phép dòng điện chạy qua.
3)Bay hơi là một dạng bốc hơi của chất lỏng chỉ xảy ra trên bề mặt một chất lỏng. Một dạng bay hơi khác là sôi, loại này thường xảy ra trên toàn bộ khối lượng chất lỏng.
Bình thường, các phân tử trong một cốc nước không có đủ nhiệt năng để thoát khỏi chất lỏng. Nhưng khi có đủ nhiệt độ, chất lỏng sẽ nhanh chóng chuyển thành dạng hơi (xem điểm sôi). Khi các phân tử va chạm với nhau, chúng chuyển hóa năng lượng cho nhau ở nhiều mức độ đa dạng, phụ thuộc vào cách các phân tử va chạm vào nhau. Đôi khi, sự chuyển hóa này là một chiều đối với những phân tử gần bề mặt, cuối cùng nó sẽ tích tụ đủ năng lượng để bay hơi.
5) con thằn lằn thì mình biết do chân có tương tác Vanđecvan đó
Khi nghiên cứu dưới kính hiển vi cực mạnh, các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện thấy quanh chân của nhện là hàng nghìn sợi lông tí hon,mỗi sợi chỉ dài khoảng 50 micromet. Các sợi lông này xù ra những chùm tơ cực nhỏ,giữ không khí vào bên trong và tạo ra lớp đệm ngăn cách chân của nhện với mặt nước,đồng thời làm tăng sức nổi của con nhện.