[Sinh 10] Tế bào học.

L

lalamanh

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

câu 1;tại sao muốn giữ rau tươi ta thuyễn vảy nuoc vao rau?
câu 2:tại sao lá cây lại màu xanh lục ,mau xanh của lá cây có lien quan đến chuc nang quang hơp hay ko?
câu 3 Lấy một tế bào hồng cầu và một tế bào củ hành ngâm vào nuóc cất sau đó quan sát bang kính hiển vi có hiên tượng gì?
cau 4 :tại sao chỉ 4 loại nucleotit nhung Ỏ các sinh vật khác nhau lại khác nhau/về nhung đạc điểm ,h dạng ,k thuoc?

Trình bày [Sinh + lớp] tên topic nhé bạn, chú ý tránh vi phạm nha
 
Last edited by a moderator:
C

connhikhuc

1) có thể là hạn chế sự hô hấp mất nước của rau

2) trong lá cây đa phần là sắc tố diệp lục, nó là thành phần tham gia quang hợp tổng hợp chất hữu cơ
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.sinhhoc

Một số câu hỏi về tế bào học

Chào em!
Ở những câu này em có thể giải thích như sau:
Câu 1. Muốn giữ rau tươi ta phải thường xuyên vảy nước vào rau vì nước sẽ thấm vào tế bào làm cho tế bào trương lên --> rau tươi không bị héo.
Câu 2.
Lá cây có màu xanh vì trong lá cây có lục lạp phản xạ lại ánh sáng màu xanh lục của mặt trời mà nó không hấp thụ.
--> Do vậy ánh sáng lục mà ta nhìn thấy ở lá cây không liên quan đến chức năng câu quang hợp.
Câu 3.
Khi lấy 1 tế bào hồng cầu và 1 tế bào củ hành ngâm vào 2 cốc nước cất. Sau 1 thời gian, quan sát hiện tượng ta thấy:
- Cốc đựng tế bào hồng cầu: nước chuyển màu đỏ, cốc đựng tế bào thực vật không thay đổi màu.
- Giải thích:
+ Ở môi trường nhược trương, thời gian đầu cả 2 tế bào đều trương nước, sau đó tế bào hồng cầu vỡ nhưng tế bào thực vật căng to.
+ Tế bào hồng cầu không có thành tế bào --> nước thấm vào làm trương tế bào và làm tế bào bị vỡ. Tế bào thực vật có thành xenlulozo --> nước thẩm thấu vào làm tế bào trương lên nhưng không làm vỡ tế bào.
Câu 4.
Từ 4 loại Nu khác nhau, do số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các Nu khác nhau sẽ tạo ra sự khác nhau về kích thước, hình dạng...

Chúc em học tốt nhé!
 
Top Bottom