[sinh 10 ]ôn tập sinh học

A

anh_thunder

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. ý nghĩa của việc điều hòa chu kì tế bào ?
2. đặc điẻm của kì trung gian ,eueu diễn biến các kì nguyên phân và ý nghĩa của quá trình nguyên phân
3.tóm tắt diễn biến các kì của giảm phân . nêu ý nghĩa giảm phân ? sự khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân
4.tại sao trong nuôi cấy liên tục không có pha tiềm phát ? tại sao trong nuối cây k liên tục vsv tư phân hủy ở pha suy vong ?
5. trình bày các yêu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vsv?
 
E

endinovodich12

Câu 1 :
Việc điều hòa chu kì tế bào giúp điều hòa thời gian và số lần phân chia của tế bào.
Điều hòa chu kỳ tế bào giúp điều hòa sự phát triển ổn định của cơ thể, giảm được tác hại đột biến, và đặc biệt giúp tránh sự tăng sinh quá mức của tế bào gây nên ung thư.
 
S

sasani

5. trình bày các yêu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vsv?

+ Nhân tố hóa học:
- Chất dinh dưỡng
- Chất ức chế

+ Nhân tố vật lý:
- Nhiệt độ
- Độ ẩm.
- Độ pH
- Ánh sáng
- Áp suất thẩm thấu


Liệt kê xong rồi thì trình bày theo các ý của SGK đã gh sẵn, tóm tắt lại mà học
 
B

boy_100

2. đặc điẻm của kì trung gian ,eueu diễn biến các kì nguyên phân và ý nghĩa của quá trình nguyên phân
- Đặc điểm kì trung gian (khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào)

- Gồm ba pha là G1, S, G2, trong đó pha G1 là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào, có điểm kiểm soát R, nếu tb vượt qua được thì sẽ tiếp tục vào pha S và QTNP

- Pha S diễn ra sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể, trung tử. Kết thúc pha S, tế bào sẽ chuyển sang pha G2, lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào. Nguyên phân diễn ra ngay sau pha G2.

+ Pha G1: Là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào. Vào cuối pha G1 có 1 điểm kiểm soát ( R ) nếu tế bào vượt qua được mới đi vào pha S và diễn ra quá trình nguyên phân.

+ Pha S: Ở pha này diễn ra sự nhân đôi ADN, NST, nhân đôi trung tử.

+ Pha G2: Diễn ra sự tổng hợp protein histon, protein của thoi phân bào( tubulin...).

- Sau pha G2 sẽ diễn ra quá trình nguyên phân.
Diễn biến các kì nguyên phân :
a) Kì đầu: - hình thành thoi phân bào
- các NST kép đóng xoắn,co ngắn và đính vào thoi phân bào ở tâm động
b)Kì giữa: - màng nhân và nhân con biến mất
- các NST kép co ngắn và đóng xoắn cực đại,tập trung thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
c)Kì sau: -từng NST kép tách ở tâm động thành 2 NST đơn pâhn li về hai cực của tế bào
d)Kì cuối: - thoi phân bào biến mất
- màng nhân và nhân con lại tái hiện
- NST trở lại dạng sợi dài và mảnh
Ý nghĩa : truyền đạt bộ NST qua các thế hệ tế bào và cơ thể, giúp cơ thể lớn lên, thay thế các tế bào già yếu
 
B

boy_100

3.tóm tắt diễn biến các kì của giảm phân . nêu ý nghĩa giảm phân ? sự khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân
Giảm phân I
kì đầu:
-Các NST kép co ngắn, đóng xoắn,sau đó xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo của các cặp NST kép tương đồng
KÌ giữa
Các NST tập trung thành 2 hàng song song ở mặt phẳng xích đạo
Kì sau
Diễn ra sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng về hai cực TB
kì cuối
NST dãn xoắn,màng nhân và nhân con biến mất
Kết quả
tạo ra 2 TB mói có số lượng NST = 1 nửa so với TB mẹ
Giảm phân II : Giống nguyên phân
Ý Nghĩa – Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST trong quá trình giảm phân kết hợp với quá trình thụ tinh thường tạo ra nhiều biến dị tổ hợp, góp phần làm tăng tính đa dạng của sinh giới. Sự đa dạng di truyền ở thế hệ sau của các loài sinh vật sinh sản hữu tính là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên, giúp các loài có khả năng thích nghi với điều kiện sống mới.
– Sự phối kết hợp 3 quá trình nguyên phân, giảm phân, thụ tinh đã đảm bảo duy trì, ổn định bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính.
Sự Khác Nhau:
NGUYÊN PHÂN:
1. Xảy ra ở tế bào xoma
2. Một lần phân bào: 2 tế bào con
3. Số NST giữ nguyên: 1 tế bào 2n
2 tế bào 2n
4. Một lần sao chép DNA , một lần chia
5. Thường các NST tương đồng không bắt cặp
6. Thường không có trao đổi chéo
7. Tâm động chia ở kỳ sau
8. Duy trì sự giống nhau: tế bào con có kiểu gen giống kiểu gen tế bào mẹ
9. Tế bào chia nguyên phân có thể là lưỡng bội (2n) hay đơn bội (n)
GIẢM PHÂN:
1. Xảy ra ở tế bào sinh dục
2. Hai lần phân chia tạo 4 tế bào con
3.Số NST giảm đi một nữa: 1 tế bào 2n -> 4 tế bào n
4. Một lần sao chép DNA , 2 lần chia
5. Các NST tương đồng bắt cặp ở kỳ trước
6. nhất 1 trao đổi chéo cho 1 cặp tương đồng
7. Tâm động không chia ở kỳ sau I mà chia ở kỳ sau II
8. Tạo sự đa dạng trong các sản phẩm của giảm phân
9. Giảm phân luôn luôn xảy ra ở tế bào lưỡng bội (2n) hoặc đa bội (>2n)
 
B

boy_100

4.tại sao trong nuôi cấy liên tục không có pha tiềm phát ?
– Quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục cần có pha tiềm phát để giúp vi khuẩn có thời gian thích nghi với môi trường mới, enzim cảm ứng tương ứng được hình thành để phân giải cơ chất.
tại sao trong nuối cây k liên tục vsv tư phân hủy ở pha suy vong ?
– Trong nuôi cấy không liên tục, các chất dinh dưỡng dần cạn kiệt, đồng thời các chất độc hại được tạo ra qua quá trình chuyển hóa vật chất được tích lũy ngày càng nhiều đã ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật, chúng tự phân hủy ở pha suy vong.
 
Top Bottom