Sinh [Sinh 10] Ôn tập kiểm tra một tiết

K

kute_kute2101

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Protein:
1. Tại sao trẻ em hiện nay hay bị béo phì?
2. Tại sao ở người ko có enzim tiêu hóa xenlulozo nhưng người vẫn phải ăn rau xanh?
3. Tại sao cần ăn nhiều loại protein từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau?
4. Tại sao khi đun nước lọc thịt cua thì protein cua lại đóng thành từng mảng?

:):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):)

Vận chuyển các chất qua màng sinh chất:
1. Tại sao mơ ngâm với đường, một thời gian sau, cả mơ và đường đều có vị chua ngọt?
2. Cho một tế bào động vật và một tế bào thực vật vào một giọt nước trên một phiến kính, một lúc sau đem quan sát trên kính hiển vi. Điều gì sẽ xảy ra với mỗi tế bào?
3. Tại sao tế bào hồng cầu người và các tế bào khác trong cơ thể lại ko bị vỡ?

:):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):)
 
G

girlbuon10594

Protein:
3. Tại sao cần ăn nhiều loại protein từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau?


Vì;;);))
– Các prôtêin khác nhau từ thức ăn sẽ được tiêu hoá nhờ các enzim tiêu hoá và sẽ bị thuỷ phân thành các axit amin không có tính đặc thù và sẽ được hấp thụ qua ruột vào máu và được chuyển đến tế bào để tạo thành prôtêin đặc thù cho cơ thể chúng ta. Nếu prôtêin nào đó không được tiêu hoá xâm nhập vào máu sẽ là tác nhân lạ và gây phản ứng dị ứng (nhiều người bị dị ứng với thức ăn như tôm, cua, ba ba…, trường hợp cấy ghép mô lạ gây phản ứng bong miếng ghép…)
– Chế độ dinh dưỡng các axit amin không thay thế (cơ thể không tự tổng hợp được phải lấy từ thức ăn hàng ngày) do đó để phòng tránh suy dinh dưỡng (nhất là đối với trẻ em) nhất thiết là phải cung cấp đầy đủ lượng axit amin không thay thế (như trứng, sữa, thịt các loại…).
 
G

girlbuon10594

Protein:
4. Tại sao khi đun nước lọc thịt cua thì protein cua lại đóng thành từng mảng?


Vì trong môi trường nước của tế bào, prôtêin thường quay các phần kị nước vào bên trong và bộc lộ phần ưa nước ra bên ngoài. Ở nhiệt độ cao, các phân tử chuyển động hỗn loạn làm cho các phần kị nước ở bên trong bộc lộ ra ngoài, nhưng do bản chất kị nước nên các phần kị nước của phân tử này ngay lập tức lại liên kết với phần kị nước của phân tử khác làm cho các phân tử nọ kết dính với phân tử kia. Do vậy, prôtêin bị vón cục và đóng thành từng mảng nổi trên mặt nước canh;;)
 
G

girlbuon10594

Protein:
Vận chuyển các chất qua màng sinh chất:
1. Tại sao mơ ngâm với đường, một thời gian sau, cả mơ và đường đều có vị chua ngọt?

Khi ngâm mơ vào nước đường, nước đường là môi trường ưu trương, do đó các phân tử đường sẽ đi vào trong tế bào quả mơ theo đúng chiều nồng độ (građien nồng độ), làm quả mơ có thêm vị ngọt. Đồng thời, nước từ tế bào quả mơ mang theo một số axit trong tế bào, di chuyển từ tế bào ra ngoài môi trường, làm nước đường có thêm vị ngọt
 

Lann Anhh

Học sinh mới
Thành viên
19 Tháng chín 2017
15
10
6
Vĩnh Phúc
Một cuộc khảo sát tình trạng dinh dưỡng ở khu vực Đông Nam Á (SEANUTS) đã diễn ra trong thời gian gần đây và nhận thấy, Việt Nam là đất nước có tỉ lệ trẻ béo phì cao nhất trong khu vực . Những trẻ mắc bệnh béo phì dễ có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch, bệnh thận, bệnh về đường mật, hay xương khớp…và điều dễ nhận thấy nhất không những ảnh hưởng về mặt thể chất mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển tâm sinh lí, tinh thần của trẻ. Vậy nguyên nhân trẻ béo phì, cách phòng và điều trị bệnh như thế nào?

Nguyên nhân trẻ béo phì, cách phòng và điều trị

Như thế nào được gọi là béo phì?

Thể trạng của một người được gọi là cân đối, thừa cân, thiếu cân, gầy hay béo phì … được tính đo bằng chỉ số BMI:

TÍNH CHỈ SỐ BMI = Cân nặng (kg) / ( Chiều cao(m)* Chiều cao(m))

Trong đó:

Bảng đánh giá theo chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới(WHO) và dành riêng cho người châu Á ( IDI&WPRO):
Phân loại WHO BMI (kg/m2) IDI & WPRO BMI (kg/m2)
Cân nặng thấp (gầy) <18.5 <18.5
Bình thường 18.5 – 24.9 18.5 – 22.9
Thừa cân 25 23
Tiền béo phì 25 – 29.9 23 – 24.9
Béo phì độ I 30 – 34.9 25 – 29.9
Béo phì độ II 35 – 39.9 30
Béo phì độ III 40 40
Dựa vào cách tính chỉ số BMI phía trên và bảng dữ liệu đánh giá chúng ta có thể dễ dàng biết được trẻ có bị mắc bệnh béo phì hay không.

Nguyên nhân trẻ béo phì

Di truyền: nếu bố mẹ mắc bệnh béo phì thì con cái họ sẽ có khả năng mắc bệnh gấp 4 – 8 lần so với người bình thường.
Sai lầm trong cách chăm sóc chế độ dinh dưỡng của trẻ: cho trẻ ăn quá nhiều chất béo, đồ ăn nhanh, nước soda, ăn quá nhiều thức ăn trong ngày khiến dư thừa calo, ăn vặt nhiều….
Trẻ lười vận động, ham thích trò chơi điện tử, xem tivi.
Do ảnh hưởng của tâm lí: những trẻ bị trầm cảm, stress, có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao hơn các trẻ bình thường.
Dự phòng và điều trị trẻ bị béo phì, cach phong benh beo phi o tre em

Cách phòng tránh

Hạn chế trẻ ăn vặt và các đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ … hãy cho trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, cho trẻ uống nước hoa quả hoặc ăn hoa quả tươi thay cho việc trẻ uống các loại nước ngọt có gas.
Không để trẻ quá đói khiến trẻ ăn nhiều hơn vào bữa ăn sau, có thể cho trẻ ăn làm nhiều bữa mỗi bữa ăn một số lượng vừa phải.
Tránh việc khuyến khích, khen thưởng trẻ bằng các đồ ăn vì làm thế dễ khiến trẻ cảm thấy đó là điều thú vị và luôn cố gắng để được khen thưởng “đồ ăn”, dễ gây béo phì.
Hãy cùng trẻ tập thể dục thể thao, rủ trẻ cùng giúp bạn làm việc nhà, chơi với trẻ thay cho việc để trẻ chỉ ngồi một chỗ chơi điện tử hay xem tivi, điều này giúp trẻ vui vẻ khỏe mạnh hơn, giảm các chứng bệnh trầm cảm, stres, lười vận động …
Cách điều trị

Lập một bảng chế độ ăn hợp lí cho trẻ béo phì: hạn chế trẻ ăn đồ ăn nhiều đạm, đường, chất béo, tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, tìm hiểu sở thích của trẻ và tạo cho trẻ thói quen ăn nhiều thứ khác nhau, giúp trẻ không bị chán ăn.
Tránh xa các loại thức ăn đóng hộp, đồ ăn nhanh.
Cho trẻ uống nhiều nước, nước hoa quả thay vì nước ngọt có gas.
Cho trẻ ăn làm nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa ăn ít một tránh việc ăn quá nhiều một lúc khiến trẻ bị tích mỡ.
Nên dùng sữa gầy cho trẻ, hạn chế dùng sữa nguyên kem. Sữa đặc có đường cần được thay bằng sữa tươi hoặc sữa bột.
Nếu trẻ bị mắc bệnh béo phì quá nặng: nên tới bác sĩ khám và điều trị để bác sĩ đưa ra lời khuyên và thuốc giảm cân tốt nhất, tránh biến chứng xấu xảy ra cho trẻ, hoặc nếu tất cả các phương pháp trên đều không thành công thì đợi khi trẻ tới tuổi vị thành niên có thể đi phẫu thuật giảm béo phì.
Giảm cân là việc không phải dễ dàng gì, ngay cả người lớn chúng ta nhận thức được mà còn chưa thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng tập luyện, vì thế nên tìm hiểu nguyên nhân trẻ béo phì, cách phòng và điều trị bệnh, giúp trẻ luôn khỏe mạnh, dẻo dai. Chúc các bé luôn khỏe mạnh.
 
Last edited by a moderator:

Hoàng Thị Nhung

Học sinh chăm học
Thành viên
16 Tháng tám 2017
544
223
76
22
Vĩnh Phúc
Trường THPT Tam Dương I
Protein:
1.Tại sao trẻ em hiện nay hay bị béo phì?
2. Tại sao ở người ko có enzim tiêu hóa xenlulozo nhưng người vẫn phải ăn rau xanh?
3. Tại sao cần ăn nhiều loại protein từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau?
4. Tại sao khi đun nước lọc thịt cua thì protein cua lại đóng thành từng mảng?

:):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):)

Vận chuyển các chất qua màng sinh chất:
1. Tại sao mơ ngâm với đường, một thời gian sau, cả mơ và đường đều có vị chua ngọt?
2. Cho một tế bào động vật và một tế bào thực vật vào một giọt nước trên một phiến kính, một lúc sau đem quan sát trên kính hiển vi. Điều gì sẽ xảy ra với mỗi tế bào?
3. Tại sao tế bào hồng cầu người và các tế bào khác trong cơ thể lại ko bị vỡ?

:):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):)
Mk chỉ bổ sung thôi,về cơ bản bn ấy lm đúng rồi
Prôtêin
Câu 1:
Một phần chủ yếu là các hoạt động thể chất bị hạn chế, đồng thời lối sống lành mạnh cũng dần được thay đổi
Câu 2:
Trong cơ thể người không có enzyme xenllulolase nên không thể phân giải được xenllulozơ(tuy nhiên một số động vật có loại ênzyme này như con mối ăn gỗ,trâu bò...).tuy nhiên con người nên ăn nhiều rau xanh: nhóm rau xanh như rau cải, rau muống, rau xà lách, rau cần...; nhóm rễ củ như cà rốt, củ cải, su hào, củ đậu...; nhóm cho quả như cà chua, cà bát, cà pháo, dưa chuột...; nhóm hành gồm các loại hành, tỏi,.v.v...
vì (trong rau xanh có một lượng protid và lipid không đáng kể) chúng cung cấp cho cơ thể nhiều chất hoạt tính sinh học, đặc biệt là các muối khoáng có tính kiềm, các vitamin, các chất
pectin và axit hữu cơ. Ngoài ra trong rau tươi còn có loại đường tan trong nước...đây là những chất vô cùng quan trọng cho sự sinh trưởng,phảttiênn và sinh sản của con người.
 
  • Like
Reactions: Oahahaha
Top Bottom