[ sinh 10] ôn học kì hai

  • Thread starter miko_tinhnghich_dangyeu
  • Ngày gửi
  • Replies 8
  • Views 6,403

V

volongkhung

Trước hết là phần sinh nâng cao:
1,Nêu khái niệm chu kì tế bào và những diễn biến cơ bản ở các pha của kì trung gian?
2,Trình bày diễn biến của sự phân bàoở tế bào nhân sơ?
3, hình thức phân bào ở tế bào nhân thực?
4, TRình bày những diễn biến chính của quá trình nguyên phân? Tại sao nói nguyên phân là phương thức phân baog quan trọng đối với cơ thể và có ý nghĩa thực tiễn lớn lao?
5,So sánh nguyên phân và giảm phân
6,Nêy ý nghĩa của quá trình giảm phân ? tại sao quá trình giảm phân lại tạo ra được các giao tử khác nhau về tổ hợp các NST?
7,So sánh sự khác nhau giữa ba loại môi trường nuôi cấy? Định nghĩa và cho ví dụ về 4 kiểu dinh dưỡng ở VSV?
8, Tại sao trâu bò lại đồng hoá được rơm rạ , cỏ giàu chất sơ?
\Rightarrow Vì dạ dày của trâu bò chứa các VSV tiết ra các enzim xenlulaza, peptineza có khả năng phân giải xenlulozơ , hemixenlulozơ, peptin trong rơm , rạ , cỏ khô giàu chất xơ biến thành đường
9, Đặc điểm chung của quá trình tổng hợp, của quá trình phân giải ở VSV là gì?
10, Viết sơ đồ chuyển hóa của rượu nhẹ và bia để hở lâu ngày?
Thúc đẩy quá trình muối chua bằng những cách nào?
- muối dưa bằng nước ấm
- thêm ít đường
- thêm chanh, dấm, nước dưa chua
- thêm ít hành , tỏi để bổ sung kháng sinh thực vật
11, Định nghĩa sinh trưởng ở VSV là gì?
- Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa bốn pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy khônhg liên tục?
12, VI khuẩn có thể sinh sản bằng các hình thức nào?
13, Quá trình nảy chồi nấm men xảy ra như thế nào?
14, hãy mô tả quá trình tạo thành bào tử hữu tình ở nấm men
15, Nấm sợi có thể sinh sản bằng các loại bào tủ hữu tính nào?
16, Hãy cho biết nơi sống của các vi khuẩn ưa lạnh , ưa ẩm , ưa nhiệt, và ưa siêu nhiệt
17, tác nhân gây hư hại các loại quả thường là nấm mốc mà ít khi là vi khuẩn, hãy giải thích tại sao?
18,Vì sao dưa chua để lâu sẽ bị khú?
19, dựa trên cơ sở nào để thu được lượng sinh khối lớn ?
20, Tại sao xà phòng có tác dụng loại bỏ và diệt khuẩn?
21, Vì sao cồn 70 độ sát khuẩn mạnh hơn cồn 90 độ?
22, Đặc điểm chung về sinh sản của VSV?
- hình thức:rất dơn giản và đa dạng
- tốc độ: rất nhanh
- dễ phát tán mọi nơi( nhờ gió, nước , động vật, thức vật)
23, Khi muối dưa thường cho thêm một ít nước dưa cũ , 1-2 thìa đường để làm gì, tại sao phải đổ ngập nước và nén chặt?
- cho thêm nước dưa cũ để cung cấp nhiều vi khuẩn lattic , giảm độ PH của môi trường , tạo Đk thuận lợi cho vi khuẩn lattic phát triển
- Thêm 1-2 muỗng đường để cung cấp thức ăn ban đầu cho vi khuẩn lattic nhất là đối với các loại rau , củ , quả dùng để muối chua có hàm lượng đường nhỏ hơn 5%
- Đổ ngập nước và nén chặt để tạo điều kiện yếm khí cho vi khuẩn lattic phát triển, đồng thời kết hợp với độ mặn sẽ có tác dụng hạn chế sự phát triển của vi khuân lên men thối

...............................còn nữa.....................................................................

Bạn cũng có thể tham khảo thêm một vài câu hỏi vid sao do mình soạn ở link này
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=144640
 
Last edited by a moderator:
K

kimoanh10a4

mình hỏi tí ở câu 12, có phải nêu ra hinh thức sinh sản ở Vk nhân sơ và nhân thực không? hay chỉ nêu chung chung là Vk thôi?
 
V

volongkhung

25, Virut có được coi là một cơ thể sinh vật không ? Tại sao?
26, Trình bày khái niệm và cấu trúc của virut
27, Phân biệt các nhóm virut ở người, động vật và thực vật và vi khuẩn
28, Tại sao kháng sinh, kháng thể của tế bào lympho B không tỉu diệt được virut? Tại sao tế bào lympho T lại tiêu diệt được virut?
- Vì kháng sinh , kháng thể chỉ tác động bên ngoài tế bào nhiễm virut , trong khi đó virut lại kí sinh bên trong nhân tế bào
- Vì tế bào pymphoT tiết ra protein độc ( perforin) Protein này tạo cấu trúc dạng ống đâm thẳng màng sinh chất của tế bào nhiễm virut \Rightarrow nước tràn vào tế bào\Rightarrow tế bào bị phá vở do áp lực thẩm thấu\Rightarrow virut không lên men được , bị chết
29, Tại sao khi nhiễm bệnh lần hai , kháng thể được tạo ra nhanh hơn?
- Do ở lần 1 , các kháng thể về bệnh đó được các tế bào nhớ ( tế bào clon) ghi nhớ ở mô lympho \Rightarrow Khi kháng nguyên xuất hiện lần hai mô lympho sẽ sinh kháng thể nhanh hơn
30, Vì sao ít khi virut ôn hòa chuyển thành virut độc ?
- Vì trong tế bào đã xuất hiện một số loại protein ức chế virut . hơn nữa hệ ren của virut đã gắn vào hệ gen của tế bào chủ , chỉ khi do tác động bên ngoài ( tia cực tím, tia tử ngoại) mới tách ra trở thành virut độc . Hiện tượng này có thể dùng để giải thích quá trình xuất hiện bệnh ung thư
31, Vì sao cấu trúc của virut lại thuận lợi cho việc nghiên cứu , xác định bản chất hóa học của vật chất di truyền?
32, Tại sao nói hiện tượng các bệnh truyền nhiễm khó có thể lây lan thành dịch lớn?
- Vì với sự phát triển của khoa học hiện nay, hầu hết các VSV gây bệnh đã được nhận dạng và có các phương pháp phòng trừ thích hợp
33, Hãy nêu một số giả thiết về nguồn gốc của virut ?
34, Tóm tắt quá trình xâm nhập và phát triển của virut vào tế bào chủ?
35, Trình bày khái niệm : virut ôn hòa, virut độc và tế bào tiềm tan. Mối quan hệ giữa chúng ?
36, Thế nào là VSV gây bệnh cơ hội ? bệnh nhiễm trùng cơ hội?
37, Trinhd bày tác hại của virut gây ra đối với thực vật , con người và động vật?
38 , Trình bày ứng dụng của virut trong việc bảo vệ đời sống con người và động vật?

............................XONG.............................................................
___________
có j thắc mắc thì cứ hỏi tớ nhé
 
T

thuy_linh_95

Chỗ mấy bạn kt tự luận ak, sao toàn thấy câu hỏi vậy. chỗ tớ kt trắc nghiệm. Ôn nhìu chít mất :((
 
T

thuy_linh_95

25, Virut có được coi là một cơ thể sinh vật không ? Tại sao?
- Virus chưa được coi là 1 cơ thể sống mà chỉ là một thực thể sống. Do được cấu tạo bởi 2 phần lõi là axit nucleic và vỏ prrotein. Là 2 loại hợp chất hữu cơ, có thể tách riêng. Và virus không có khả năng sinh sản ngoài tự nhiên mà sống kí sinh trên tế bào chủ

Một số câu hỏi ôn tập
1. Nhân tố sinh trưởng là gì? Phân biệt VSV nguyễn dưỡng, khuyết dưỡng
2. Tế bào vi khuẩn sử dụng năng lượng cho những hoạt động gì?
3. Giải thik các pha của đường con sinh trưởng của quần thể VK trong nuôi cấy không liên tục, ở pha nào trong nuôi cấy liên tục có thời gian thế hệ không đổi?
4. VK có thể hình thành các loại bào tử nào? nêu sự khác biệt giữa bào tử sinh sản và nội bào tử ở VK. Bào tử vô tính và bào tử hữu tính ở nấm khác nhau như thế nào?
5. Nêu VD ứng dụng sự sinh sản của VSV để phục vụ đời sống con người.
6. Đường dùng để nuôi cấy VSV và dùng để ngâm các loại quả. Vì sao có thể dùng đường với các loịa mục đích khác nhau? lấy vd về hợp chất khác có vai trò tương tự?
7. Hãy lấy VD về các yếu tố vật lý ảnh hưởng tới sinh trưởng của VSV? phân tích khả năng sử dụng 1 số yếu tố vâtk lý để kiểm soát sinh trưởng VSV?
8. Người ta nói virus nằm ở danh giới giữa cơ thể sống và vật không sống. ý kiến của e về vấn đề này thế nào?

 
Last edited by a moderator:
D

donquanhao_ub

26.
* K/n: Virut là một thực thể sống chưa có cấu tạo tế bào, kích thước của chúng rất nhỏ, trung bình 10 – 100 nm. Chúng chỉ gồm 2 phần chính: vỏ là prôtêin (capsit) và lõi là axit nuclêic. Do chưa có cấu tạo tế bào nên virut sống kí sinh bắt buộc trong tế bào chủ (vi sinh vật, động vật hoặc thực vật), virut ngoài tế bào chủ được gọi là hạt virut hay virion.

* Cấu trúc

Lõi axit nuclêic của virut chính là bộ gen của chúng. Virut chỉ chứa ADN hoặc ARN. ADN và ARN của virut có thể là mạch đơn hoặc mạch kép.
- Vỏ prôtêin: được cấu tạo bởi nhiều đơn vị hình thái (capsôme) kích thước virut càng lớn thì số lượng capsôme càng nhiều. Vỏ mang các thành phần kháng nguyên và có tác dụng bảo vệ lõi axit nuclêic.

Một số virut còn có thêm vỏ ngoài được tạo bởi lipit kép và prôtêin. Trên vỏ ngoàn có thể có gai glicôprôtêin chứa các thụ thể giúp virut hấp phụ vào tế bào vật chủ. Vỏ ngoài thực chất là màng sinh chất của vật chủ nhưng đã bị virut cải tạo và mang kháng nguyên đặc trưng cho virut. Phức hợp gồm axit nuclêic với vỏ capsit tạo thành nuclêôcapsit.
 
D

donquanhao_ub

1- volongkhung

- Chu kì tế bào: là trình tự các giai đoạn mà tế bào cần phải trải qua trong khoảng thời gian của 2 lần phân bào liên tiếp.
Chu kì tế bào được xác định bằng khoảng thời gian giữa 2 lần nguyên phân liên tiếp, tức là khi tế bào hình thành ngay sau quá trình nguyên phân thứ nhất thì kết thúc trước quá trình nguyên phân thứ hai.

Kì trung gian được chia làm 3 giai đoạn:

+ Pha G1(gap): gia tăng về tế bào chất, hình thành thêm các bào quan khác nhau, có sự phân hóa về cấu trúc và chức năng của tế bào, chuẩn bị tiền chất và điều kiện khác để tổng hợp ADN.
Cuối G1 có điểm kiểm soát R: nếu tế bào vượt qua R => tiếp tục đến pha S, còn không sẽ đi vào biệt hóa (tế bào thần kinh).

+ Pha S (Syntsetie): sao chép ADN và nhân đôi NST. Khi kết thúc, từ 1 NST đơn => 1 NST kép gồm 2 chromatid.
Có sự nhân đôi trung thể trong quá trình hình thành thoi vô sắc.

+ Pha G2: tiếp tục tổng hợp protein và tổng hợp tất cả những gì cho quá trình phân bào sau này.
 
Top Bottom