[Sinh 10] Kiểm tra 1 tiết

K

konghiduocten

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1. Các bệnh béo phì, tiểu đường là do nguyên nhân nào? Nếu ăn quá nhiều protein thì gây bệnh gì?

Câu 2. So sánh enzim với chất xúc tác vô cơ

Câu 3. Quá trình hô hấp tế bào của 1 vận động viên đang luyện tập mạnh hay yếu? Vì sao? Hãy thiết kế 1 thí nghiệm phát hiện khí $CO_{2}$ trong hô hấp
 
T

thanhcong1594

Câu 2:
- Xúc tác vô cơ và sinh học đều có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng mà không làm ảnh hưởng đến sản phẩm sau phản ứng. Hết phản ứng chất xúc tác còn nguyên thành phần cấu tạo, khối lượng. Xúc tác tác động lên các liên kết hoá học, xu hướng tác động, giảm năng lượng hoạt hoá trong việc hình thành liên kết mới.
- Xúc tác vô cơ là các hợp chất vô cơ có tác dụng xúc tác cho một số phản ứng nhất định.
- Xúc tác sinh học thực chất là các enzim được tổng hợp trong các sinh vật sống tăng tốc đọ phản ứng sinh hoá trong cơ thể SV nhanh hơn nhiều so với chất xúc tác vô cơ.
VD: Trong phản ứng phân huỷ H2O2 (ôxi già) thành nước và ôxi.
+ Nếu dùng sắt thì sẽ mất 300 năm.
+ Nếu dùng enzim catalaza chỉ cần 1 s
 
T

trangvip75

Câu 3: Quá trình hô hấp tế bào của một vận động viên đang tập luyện diễn ra mạnh mẽ, vì khi tập luyện các tế bào cơ bắp cần nhiều năng lượng ATP, do đó quá trình hô hấp tế bào phải được tăng cường.
Chúng ta có thể thấy biểu hiện của việc tăng quá trình hô hấp tế bào thông qua việc tăng hô hấp ngoài do tăng cường hấp thụ ôxi và thải CO2 (ta có thể thấy những người tập luyện phải thở mạnh hơn). Trong trường hợp tập luyện quá sức, nhiều khi quá trình hô hâp ngoài không cung cấp đủ ôxi cho quá trình hô hấp tế bào, các tế bào cơ phải sử dụng quá trình lên men để tạo ra ATP. Khi đó có sự tích lũy axit lactic trong tế bào dẫn đến hiện tượng đau mỏi cơ ta không thể tiếp tục tập luyện được nữa, cần phải nghỉ ngơi, xoa bóp thải axit lactic ra ngoài cơ thể mới luyện tập tiếp được.
 
Top Bottom