câu này nữa trình bày cấu trúc , chức năng của các hợp chất hữu cơ chủ yếu trong tế bào ????
thương em thì giải nhanh giúp em
1. Protein:
Cấu trúc của Protein
Tính chất của Protein được quyết định bởi chuỗi axit amin của nó, và chuỗi này đựợc biết đến như cấu trúc bậc một của protein. Phụ thuộc vào bản chất và trình tự xắp xếp của các axit amin trong chuỗi, những phần khác nhau của phân tử hình thành nên cấu trúc bậc hai , như cấu trúc xoắn alpha (‘cuộn') hay cấu trúc nếp gấp beta (phẳng) như hình vẽ dưới đây. Sự gấp cuộn hơn nữa và tổ chức lại bên trong phẩn tử hình thành nên cấu trúc bậc cao hơn hay là cấu trúc bậc ba . Mỗi protein bao gồm các cấu trúc xoắn alpha, cấu trúc nếp gấp beta và các phần ngẫu nhiên.
Cấu trúc bậc hai và bậc ba tạo dạng ổn định nhất cho phân tử protein , các cấu trúc này được hình thành nhờ các loại tương tác không cộng hóa trị (liên kết ion, liên kết hydro và các tương tác kỵ nước) giữa các chuỗi amino axit khác nhau trong phân tử và với (nước) các phân tử xung quanh nó. Các vùng khác nhau của protein, thường có các chức năng riêng biệt, có thể hình thành những miền cấu trúc khác nhau. Những miền liên quan về cấu trúc được tìm thấy ở các protein khác nhau thường có những chức năng tương đương.
Mặt ngoài của protein cũng có thể tương tác với các phân tử khác, và cả các protein khác. Tương tác protein-protein, ví dụ giữa các dưới đơn vị (sub-units) của enzyme, hay các protein cấu trúc chuỗi, hình thành nên mức độ tổ chức cao nhất, gọi là cấu trúc bậc bốn.
+)Chức năng:
- Tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể. (nhân, màng sinh học, bào quan…)
- Dự trữ các axit amin.
- Vận chuyển các chất. (Hemoglobin)
- Bảo vệ cơ thể. (kháng thể)
- Thu nhận thông tin. (các thụ thể)
- Xúc tác cho các phản ứng. (enzim)
- Tham gia trao đổi chất (hormone)
2. Axit nucleic: AXIT NUCLÊIC Axit nuclêic gồm có ADN (axit đêôxiribônuclêic) và ARN (axit ribônuclêic). Axit nuclêic là pôlinuclêôtit, được tạp thành do các nuclêôtit kết hợp với nhau theo nguyên tắc đa phân nhờ liên kết phôtphođieste.
+)Cấu trúc: nuclêôtit – đơn phân của ADN Bazơ nitơ có 4 loại là A: Ađênin; G: Guanin; T: Timin; X: Xitôzin 2. Cấu trúc ADN ADN tồn tại chủ yếu trong nhân tế bào và cũng có ở ti thể, lạp thể trong tế bào chất. Đó là một axit hữu cơ, có chứa các nguyên tố C, H, O, N và P mà mô hình cấu trúc của nó được hai nhà bác học J. Watson và F. Crick công bố vào năm 1953.Theo mô hình này, cấu trúc của phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch pôlinuclêôtit (mỗi mạch do các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết phôtphođieste) chạy song song và ngược chiều nhau xoắn đều đặn quanh trục phân tử. Chiều xoắn là 2 nanômet (nm), chiều cao vòng xoắn là 3,4nm (một chu kì xoắn) gồm 10 cặp nuclêôtit.Đa số các phân tử ADN được cấu tạo từ hai mạch pôlinuclêôtit cấu trúc theo nguyên tắc đa phân (gồm nhiều đơn phân kết hợp với nhau) và nguyên tắc bổ sung (A của mạch này thì liên kết với T của mạch kia bằng hai mối liên kết hiđrô và ngược lại; G của mạch này thì liên kết với X của mạch kia bằng ba mối liên kết hiđrô và ngược lại....
+)Chức năng của ADN Nguyên tắc cấu trúc đa phân làm cho ADN vừa đa dạng lại vừa đặc thù. Mỗi loại ADN có cấu trúc riêng, phân biệt với nhau ở số lượng, thành phần, trật tự các nuclêôtit. Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở hình thành tính đa dạng và đặc thù của các loài sinh vật. ADN đảm nhận chức năng lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền ở các loài sinh vật....(ARN......)
3. Cacbohidrat:
+)Cấu trúc:Là hợp chất hữu cơ chứa 3 loại nguyên tố hoá học là C, O, H, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân với đơn phân chủ yếu là glucôzơ - CTPT là (CH2O)n
- Có 3 loại cácbohiđrat
- Đường đơn
- Đường đôi
- Đường đa
Tan nhiều trong nước
+)Chức năng của cacbohiđrat (saccarit)
Saccarit là nhóm chất hữu cơ thường có khối lượng lớn và là nguyên liệu giải phóng năng lượng dễ dàng nhất (đóng vai trò là nguồn cung cấp năng lượng, phổ biến nhất là glucôzơ). Saccarit cũng là thành phần xây dựng nên nhiều bộ phận của tế bào, ví dụ, xenlulôzơ là thành phần cấu trúc nên thành tế bào thực vật. Pentôzơ là loại đường tham gia cấu tạo AND, ARN. Hexôzơ là nguyên liệu chủ yếu cho hô hấp tế bào tạo năng lượng, cấu tạo nên đisaccarit và pôlisaccarit. Saccarôzơ là loại đường vận chuyển trong cây. Tinh bột có vai trò là chất dự trữ trong cây, glicôgen là chất dự trữ trong cơ thể động vật và nấm…
Một số pôlisaccarit kết hợp với prôtêin có vai trò vận chuyển các chất qua màng sinh chất và góp phần “nhận biết” các vật thể lạ lúc qua màng. Glicôgen ở tế bào động vật và tinh bột ở tế bào thực vật đóng vai trò là nguồn dự trữ năng lượng.
4. Lipit:
+) Cấu trúc:Cấu trúc của lipit
a) Mỡ, dầu và sáp (lipit đơn giản)
Các phân tử mỡ, dầu và sáp có chứa các nguyên tố hoá học cacbon, hiđrô và ôxi (giống như các nguyên tố tạo cacbohiđrat) nhưng lượng ôxi ít hơn (đặc biệt trong mỡ, ví dụ mỡ bò có công thức là ). Mỡ và dầu được cấu tạo từ hai đơn vị nhỏ cơ bản là các axit béo và glixêrol. Mỡ chứa nhiều axit béo no còn dầu lại chứa nhiều axit béo không no. Mỗi axit béo thường gồm từ 16 đến 18 nguyên tử cacbon. Các liên kết không phân cực C – H trong axit béo làm cho mỡ và dầu có tính kị nước. Mỗi phân tử sáp chỉ chứa một đơn vị nhỏ axit béo liên kết với một rượu mạch dài thay cho glixêrol.
* Tại sao về mùa lạnh hanh, khô, người ta thường bôi kem (sáp) chống nẻ?
b) Các phôtpholipit và stêrôit (lipit phức tạp)
Phôtpholipit có cấu trúc gồm hai phân tử axit béo liên kết với một phân tử glixêrol giống như trong mỡ và dầu, vị trí thứ ba của phân tử glixêrol được liên kết với nhóm phôtphat, nhóm này nối glixêrol với một ancol phức (côlin hay axêtycôlin). Phôtpholipit có tính lưỡng cực: đầu ancol phức ưa nước và đuôi kị nước (mạch cacbua hiđrô dài của axit béo).
Khác với các nhóm lipit khác, cấu trúc của phân tử stêrôit lại có chứa các nguyên tử kết vòng. Một số stêrôit quan trọng là côlestêrôn, các axit mật, ơstrôgen, prôgestêron…
+) Chức năng của lipit
Lipit có vai trò đặc biệt quan trọng trong cấu trúc nên hệ thống các màng sinh học (phôtpholipit, côlestêrôn). Ngoài ra, lipit còn là những nguyên liệu dự trữ năng lượng (mỡ và dầu), dự trữ nước rất tốt và tham gia vào nhiều chức năng sinh học khác (các loại hoocmôn có bản chất là stêrôit như ơstrôgen, các loại sắc tố như diệp lục, một số loại vitamin A, D, E, K cũng là một dạng lipit).
Cacbohiđrat là hợp chất hữu cơ được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O gồm có: đường đơn, đường đôi và đường đa. Đường đoi và đường đa được tạo nên từ các đường đơn liên kết với nhau theo nguyên tắc đa phân nhờ liên kết glicôzit bền vững. Chức năng chủ yếu của cacbohiđrat là dự trữ và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống cũng như làm vật liệu cấu trúc cho tế bào và cơ thể.
Lipit là hợp chất hữu cơ được cấu tạo chủ yếu từ các nguyên tố C, H, O gồm nhiều loại với cấu trúc và chức năng khác nhau. Lipit đơn giản được tạo ra từ glixêrol và axit béo nhờ liên kết este. Các lipit phức tạp ngoài thành phần như các lipit đơn giản còn có thêm các nhóm khác. Mỡ và dầu là nguồn nguyên liệu dự trữ năng lượng chủ yếu của tế bào. Phôtpholipit có vai trò cấu trúc nên màng sinh chất. Stêrôit tham gia cấu tạo nên các hoocmôn của cơ thể. Ngoài ra, lipit còn tham gia vào nhiều chức năng sinh học khác.