[Sinh 10] Bài Kiểm Tra 1 tiết mình muốn hỏi!!!! Gấp lắm ạ !!

K

kiwang

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Theo em đạm trong tương và trong nước mắm có khác nhau hay ko? Vì sao? Hai loại đạm đó do đâu mà có ?
Câu 2: Vì sao vi rút không xâm nhập vào cơ thể người và động vâgj qua da không bị trầy xước?
Câu 3: So sánh quá trình nguyên phân và giảm phân?
Ai có thể làm giúp mình với :((
Sáng mai (12/05/2010) mình phải nộp bài làm rùi, ai bít làm thì giúp mình với nha.
Cám ơn nhiều lắm ạ!!!!
 
Last edited by a moderator:
T

tuyetroimuahe_vtn

câu 2
a. Giống nhau :

- Sao chép ADN trước khi vào phân bào

- Đều phân thành 4 kì

- Sự phân đều mỗi loại nhiễm sắc thể và các tế bào con.

- Màng nhân và nhân con biến mất cho đến gần cuối.

- Hình thành thoi vô sắc.

b. Khác nhau :

Nguyên phân
1. Xảy ra ở tế bào soma và tế bào sinh dục.
2. Một lần phân bào => 2 tế bào con
3. Số nhiễm sắc thể giữ nguyên :

1 tế bào 2n => 2 tế bào 2n

4. Một lần sao chép ADN, 1 lần phân chia

5. Các nhiễm sắc thể tương đồng thường không bắt cặp.

6. Thường không có trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể

7. Tâm động phân chia ở kì giữa

8. Duy trì sự giống nhau : tế bào con có kiểu gen giống kiểu gen tế bào mẹ

9. Tế bào nguyên phân có thể là lưỡng bội (2n) hay đơn bội (n).
giảm phân
1. Xảy ra ở tế bào sinh dục

2. Hai lần phân bào tạo 4 tế bào con
3. Số nhiễm sắc thể giảm một nữa :

1 tế bào 2n => 4 tế bào n
4. Một lần sao chép ADN, 2 lần phân chia
5. Các nhiễm sắc thể tương đồng bắt cặp ở kì trước I.
6. Có hiện tượng trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể tương đồng với tỷ lệ cao hơn trong nguyên phân nhiều.
7. Tâm động không phân chia ở kì giữa I, nhưng phân chia ở kì giữa II
8. Tạo sự đa dạng trong các sản phẩm của giảm phân.
9. Giảm phân luôn xảy ra ở tế bào lưỡng bội (2n) hoặc đa bội (>2n)
câu 3
tham khảo thủ xem
Có những loại vi khuẩn cư trú lâu dài như tụ cầu (Staphylococcus), liên cầu (Streptococcus), Propionibacteria và Corynebacteria... nhưng có những loài có thời gian khu trú ngắn hơn. Có loài bình thường là vi sinh vật bảo vệ cho da, có loài xâm nhập qua các vết xây xước của da mà gây bệnh cho da. Ở mỗi người, số lượng vi khuẩn cư trú thay đổi qua thời gian tùy thuộc vào khuynh hướng tồn tại của chúng.
 
T

tuyetroimuahe_vtn

hãy nhấn nút thank đẻ cảm ơn,hjjjjjjjj
mình thấy cái phần đó cũng được ,nhưng phần mình làm khá rõ ràng và chi tiết đó
 
H

harry94

theo mình tương dùng nấm lên men còn nước mắm là do VK trong ruột cá dùng proteaza phân hủy protein của cá thành axit amin
 
K

kiwang

Bạn có thể trả lời giúp mình câu 2(virus) và câu 1(nc tương) trọn vẹn hơn đc ko :D
 
T

thanchetgoiemlasuphu93

Câu 1: Theo em đạm trong tương và trong nước mắm có khác nhau hay ko? Vì sao? Hai loại đạm đó do đâu mà có ?
Câu 2: Vì sao vi rút không xâm nhập vào cơ thể người và động vâgj qua da không bị trầy xước?

1. hok, vì:
khi làm nước tương: sử dụng nấm mốc hoa cau, do sự lên men của loại nấm này muh tạo ra đạm trong tương
còn khi làm nước mắm: sử dụng vi khuẩn sống trong ruột cá, chúng tiết ra proteaza để phân giải protein.=> đạm trong nước mắm là từ quá trình phân giải protein thành axit amin.

2. vì da có cấu tạo đặc biệt, có các lớp bảo vệ (lớp biểu bì, lớp bì, lớp mỡ dưới da)...
lớp ngaòi cùng là lớp biểu bì, là các tế bào chết, virus chỉ sống ở môi trường nội bào, nếu da hok bị trầy xước thì virus hok có mtrường sống => hok thể xâm nhập đc
 
Top Bottom