K
ki_nhong_rung_a4
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
DNA VÀ RNA
Bản thiết kế, mẫu vẽ và công thức nấu ăn – điểm chung giữa chúng là gì??? Mỗi loại đều chứa những thông tin cần thiết để tạo nên một thứ gì đó: một ngôi nhà, một chiếc váy, hay một mẻ bánh socola.
Cơ thể bạn cũng được hình thành dựa trên một bản thiết kế hay một công thức . Điều này đúng với mọi cơ thể sống: cây cối, côn trùng, sao biển, cả những loài virus và vi khuẩn vô cùng nhỏ bé. Bản thiết kế này, hay chính là “mật mã của sự sống”, được chứa đựng trong các đại phân tử có tên gọi DNA (deoxyribonucleic acid) và RNA (ribonucleic acid).
Mỗi loại tế bào đơn lẻ đều chứa đựng loại mật mã của sự sống này. Mã di truyền bao gồm tất cả những thông tin cần thiết để biến đổi tế bào đó thành tế bào thần kinh, tế bào cơ hay tế bào da. Ngoài mật mã này còn mang thông tin quyết định tế bào sẽ phát triển thành tế bào chuột, tế bào chim hay tế bào người.
Mã di truyền chính là điều làm cho bạn không chỉ khác với những dạng sống thấp hơn mà còn khác hẳn với bạn bè xung quanh và thậm chí với cả anh chị em của mình. Nó làm bạn trở thành duy nhất, một sinh vật độc nhất vô nhị.
CƠ CHẾ DI TRUYỀN
Cách đây hơn một trăm năm, người ta nhận ra rằng có rất nhiều đặc tính được di truyền từ bố mẹ sang con cái. Mặc dù điều này đã được ghi nhận một cách tổng quát từ thời nguyên thủy, nó vẫn thu hút một sự quan sát của một tu sĩ người Áo – người đã thực hiện thí nghiệm trên các cây đậu để làm sáng tỏ vấn đề. Gregor Mendel tiến hành phép lai giữa những cây đậu thuộc các dòng khác nhau. Một số cây đậu này cho hạt trơn, số khác cho hạt nhăn. Một số cây cao, trong khi số khác lại thấp. Một số cây nở hoa tím, số khác lại nở hoa trắng.
Mendel nhận thấy rằng, bằng một cách nào đó, thông tin quy định mỗi đặc tính này được truyền sang thế hệ tiếp theo. Và ông quan sát thấy mỗi tính trạng được truyền sang thế hệ kế tiếp một cách độc lập so với các tính trạng khác.
Kể từ thời Mendel, con người đã hiểu biết thêm rất nhiều về cách thức mà tính trạng được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Mỗi tính trạng đơn lẻ của cây đậu – cũng như của tất cả mọi sinh vật khác – được chứa đựng trong nhân của tế bào, trong những cấu trúc có tên gọi là nhiễm sắc thể. Hơn thế nữa, chúng ta còn phát hiện ra rằng mỗi tính trạng lại được quy định bởi một phần đặc biệt trong nhiễm sắc thể gọi là Gen.
Gen chính là nơi chứa các thông tin được chuyển tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chính gen quyết định các tính trạng của một sinh vật. các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng gen được cấu tạo từ DNA. Các phân tử RNA đóng vai trò phiên mã cho các thông tin mã hóa trong DNA, nhờ đó nhiều bộ phận trong tế bào được tạo thành.
NUCLEOTIDE: CÁC MẮT XÍCH TRONG MỘT CHUỖI PHÂN TỬ
DNA và RNA đều được cấu tạo từ những vật liệu kiến trúc tương tự nhau. Trong thực tế, chúng đều là những chuỗi dài các đơn cị cấu trúc. Khi một phân tử được cấu tạo thành từ một chuỗi dài các đơn cị nhỏ tương tự như nhau, nó được gọi là một polymer.
Khi nhìn gần một sợi dây xích, bạn sẽ thấy nó – cũng tương tự như một polymer – bao gồm một chuỗi các mắt xích. Khi nối các mắt xích lại với nhau bạn có được một chuỗi dây xích. Chuỗi dây xích này có thể sử dụng vào những việc mà từng mắt xích đơn lẻ không thể đảm đương được, như kéo một chiếc xe hơi ra khỏi vũng lầy chẳng hạn.
Trong một chuỗi dây xích thông thường, tất cả các mắt xích đều giống nhau một cách chính xác. Tuy nhiên trong chuỗi DNA và RNA, các mắt xích có những hình dạng khác nhau. Có bốn loại mắt xích hơi khác biệt hơn một chút cấu tạo nên chuỗi RNA.
Các mắt xích trong chuỗi DNA và RNA được gọi là các nucleotide. Chúng ta hãy cùng quan sát kĩ hơn các nucleotide này. Mỗi nucleotide có 3 phần: một nhóm phosphate hoàn toàn giống nhau ở mỗi loại nucleotide, một phân tử đường giải thích cho tên gọi của deoxyribonucleic acid và ribonucleic acid – do RNA chứa đường ribose còn DNA chứa đường deoxyribose, và đơn vị cuối cùng có vai trò quan trọng: base.
Do đó chỉ có 4 loại Base thường gặp trong DNA và RNA nên ta có 4 loại deoxyribonucleic acid và ribonucleic acid khác nhau. Điều quan trọng là ở đây chỉ có 4 hình dạng khác nhau. Tất cả ý nghĩa của mã di truyền đều có liên quan đến hình dạng của các base trong chuỗi DNA và RNA.
CÁC MẢNG TRONG TRÒ CHƠI XẾP HÌNH
Bốn loại base trong chuỗi DNA là adenin, cytosine, guanin và thymin.
Trong 4 loại nucleotide, base được liên kết với đường deoxyribose, đường này lại tiếp tục kết hợp với nhóm phosphate. Mỗi nucleotide được gắn với nucleotide kế tiếp nhờ nhóm phosphate. Khi cả chuỗi DNA hoàn chỉnh liên kết lại với nhau, nó xoắn cuộn lại như một cái lò xo. Đây gọi là một cấu trúc xoắn.
Cách đây khoảng 20 năm, nhà hóa sinh người Mỹ gốc Áo – Erwin Chargaff đã phát hiện một hiện tượng rất lý thú về DNA. Khi đếm số lượng của mỗi base trong DNA, ông thấy rằng số lượng thymin luôn bằng với số lượng adenin. Cũng thú vị không kém là số lượng guanin cũng luôn bằng với số lượng cytosine.
Bài toán đố đã được giải đáp khi các nhà khoa học tìm ra rằng thymin luôn kết hợp với adenin. Tương tự như vậy, cytosine luôn kết hợp với guanin. Hai nhà sinh học phân tử James D. watson và Francis H.C. Crick đã chứng minh DNA không tồn tại dưới dạng một chuỗi đơn lẻ mà là gồm hai chuỗi cuộn xoắn lại xung quanh nhau, với các base của nhóm này liên kết với các base của chuỗi kia. Nói cách khác, DNA được tìm thấy dưới dạng một chuỗi xoắn kép.
Chúng ta có thể phát biểu rằng các chuỗi DNA trong phân tử DNA bổ sung cho nhau. Bạn cũng rất quen thuộc với nhiều thứ có dạng bổ sung lẫn nhau như vậy. Chẳng hạn như hai mảnh trong trò chơi ghép hình ráp khít nhau sẽ có hình dạng bổ sung cho nhau. Trong phân tử DNA, hình dạng của adenin bổ sung cho thymin. Mỗi adenin trong chuỗi DNA này được gắn với một thymine của chuỗi khác. Tương tự như vậy, cytosine bổ sung với guanine. Cytosine khôngbao giờ gắn với adenine hay thymine không bao giờ gắn với guanine. Hình dạng củacytosine chỉ cho phép nó gắn với một guanine tương ứng.
Trình tự liên kết các nucleotide quyết đinh thông tin chứ đựng trong một DNA. Một tế bào mới muốn giống hệt tế bào mẹ cần phải sao chép lại trình tự các base một cách chính xác theo đúng trình tự của DNA gốc. bất cứ thay đổi nào về trình tự cũng có thể làm thay đổi thông tin di truyền.
Bản thiết kế, mẫu vẽ và công thức nấu ăn – điểm chung giữa chúng là gì??? Mỗi loại đều chứa những thông tin cần thiết để tạo nên một thứ gì đó: một ngôi nhà, một chiếc váy, hay một mẻ bánh socola.
Cơ thể bạn cũng được hình thành dựa trên một bản thiết kế hay một công thức . Điều này đúng với mọi cơ thể sống: cây cối, côn trùng, sao biển, cả những loài virus và vi khuẩn vô cùng nhỏ bé. Bản thiết kế này, hay chính là “mật mã của sự sống”, được chứa đựng trong các đại phân tử có tên gọi DNA (deoxyribonucleic acid) và RNA (ribonucleic acid).
Mỗi loại tế bào đơn lẻ đều chứa đựng loại mật mã của sự sống này. Mã di truyền bao gồm tất cả những thông tin cần thiết để biến đổi tế bào đó thành tế bào thần kinh, tế bào cơ hay tế bào da. Ngoài mật mã này còn mang thông tin quyết định tế bào sẽ phát triển thành tế bào chuột, tế bào chim hay tế bào người.
Mã di truyền chính là điều làm cho bạn không chỉ khác với những dạng sống thấp hơn mà còn khác hẳn với bạn bè xung quanh và thậm chí với cả anh chị em của mình. Nó làm bạn trở thành duy nhất, một sinh vật độc nhất vô nhị.
CƠ CHẾ DI TRUYỀN
Cách đây hơn một trăm năm, người ta nhận ra rằng có rất nhiều đặc tính được di truyền từ bố mẹ sang con cái. Mặc dù điều này đã được ghi nhận một cách tổng quát từ thời nguyên thủy, nó vẫn thu hút một sự quan sát của một tu sĩ người Áo – người đã thực hiện thí nghiệm trên các cây đậu để làm sáng tỏ vấn đề. Gregor Mendel tiến hành phép lai giữa những cây đậu thuộc các dòng khác nhau. Một số cây đậu này cho hạt trơn, số khác cho hạt nhăn. Một số cây cao, trong khi số khác lại thấp. Một số cây nở hoa tím, số khác lại nở hoa trắng.
Mendel nhận thấy rằng, bằng một cách nào đó, thông tin quy định mỗi đặc tính này được truyền sang thế hệ tiếp theo. Và ông quan sát thấy mỗi tính trạng được truyền sang thế hệ kế tiếp một cách độc lập so với các tính trạng khác.
Kể từ thời Mendel, con người đã hiểu biết thêm rất nhiều về cách thức mà tính trạng được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Mỗi tính trạng đơn lẻ của cây đậu – cũng như của tất cả mọi sinh vật khác – được chứa đựng trong nhân của tế bào, trong những cấu trúc có tên gọi là nhiễm sắc thể. Hơn thế nữa, chúng ta còn phát hiện ra rằng mỗi tính trạng lại được quy định bởi một phần đặc biệt trong nhiễm sắc thể gọi là Gen.
Gen chính là nơi chứa các thông tin được chuyển tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chính gen quyết định các tính trạng của một sinh vật. các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng gen được cấu tạo từ DNA. Các phân tử RNA đóng vai trò phiên mã cho các thông tin mã hóa trong DNA, nhờ đó nhiều bộ phận trong tế bào được tạo thành.
NUCLEOTIDE: CÁC MẮT XÍCH TRONG MỘT CHUỖI PHÂN TỬ
DNA và RNA đều được cấu tạo từ những vật liệu kiến trúc tương tự nhau. Trong thực tế, chúng đều là những chuỗi dài các đơn cị cấu trúc. Khi một phân tử được cấu tạo thành từ một chuỗi dài các đơn cị nhỏ tương tự như nhau, nó được gọi là một polymer.
Khi nhìn gần một sợi dây xích, bạn sẽ thấy nó – cũng tương tự như một polymer – bao gồm một chuỗi các mắt xích. Khi nối các mắt xích lại với nhau bạn có được một chuỗi dây xích. Chuỗi dây xích này có thể sử dụng vào những việc mà từng mắt xích đơn lẻ không thể đảm đương được, như kéo một chiếc xe hơi ra khỏi vũng lầy chẳng hạn.
Trong một chuỗi dây xích thông thường, tất cả các mắt xích đều giống nhau một cách chính xác. Tuy nhiên trong chuỗi DNA và RNA, các mắt xích có những hình dạng khác nhau. Có bốn loại mắt xích hơi khác biệt hơn một chút cấu tạo nên chuỗi RNA.
Các mắt xích trong chuỗi DNA và RNA được gọi là các nucleotide. Chúng ta hãy cùng quan sát kĩ hơn các nucleotide này. Mỗi nucleotide có 3 phần: một nhóm phosphate hoàn toàn giống nhau ở mỗi loại nucleotide, một phân tử đường giải thích cho tên gọi của deoxyribonucleic acid và ribonucleic acid – do RNA chứa đường ribose còn DNA chứa đường deoxyribose, và đơn vị cuối cùng có vai trò quan trọng: base.
Do đó chỉ có 4 loại Base thường gặp trong DNA và RNA nên ta có 4 loại deoxyribonucleic acid và ribonucleic acid khác nhau. Điều quan trọng là ở đây chỉ có 4 hình dạng khác nhau. Tất cả ý nghĩa của mã di truyền đều có liên quan đến hình dạng của các base trong chuỗi DNA và RNA.
CÁC MẢNG TRONG TRÒ CHƠI XẾP HÌNH
Bốn loại base trong chuỗi DNA là adenin, cytosine, guanin và thymin.
Trong 4 loại nucleotide, base được liên kết với đường deoxyribose, đường này lại tiếp tục kết hợp với nhóm phosphate. Mỗi nucleotide được gắn với nucleotide kế tiếp nhờ nhóm phosphate. Khi cả chuỗi DNA hoàn chỉnh liên kết lại với nhau, nó xoắn cuộn lại như một cái lò xo. Đây gọi là một cấu trúc xoắn.
Cách đây khoảng 20 năm, nhà hóa sinh người Mỹ gốc Áo – Erwin Chargaff đã phát hiện một hiện tượng rất lý thú về DNA. Khi đếm số lượng của mỗi base trong DNA, ông thấy rằng số lượng thymin luôn bằng với số lượng adenin. Cũng thú vị không kém là số lượng guanin cũng luôn bằng với số lượng cytosine.
Bài toán đố đã được giải đáp khi các nhà khoa học tìm ra rằng thymin luôn kết hợp với adenin. Tương tự như vậy, cytosine luôn kết hợp với guanin. Hai nhà sinh học phân tử James D. watson và Francis H.C. Crick đã chứng minh DNA không tồn tại dưới dạng một chuỗi đơn lẻ mà là gồm hai chuỗi cuộn xoắn lại xung quanh nhau, với các base của nhóm này liên kết với các base của chuỗi kia. Nói cách khác, DNA được tìm thấy dưới dạng một chuỗi xoắn kép.
Chúng ta có thể phát biểu rằng các chuỗi DNA trong phân tử DNA bổ sung cho nhau. Bạn cũng rất quen thuộc với nhiều thứ có dạng bổ sung lẫn nhau như vậy. Chẳng hạn như hai mảnh trong trò chơi ghép hình ráp khít nhau sẽ có hình dạng bổ sung cho nhau. Trong phân tử DNA, hình dạng của adenin bổ sung cho thymin. Mỗi adenin trong chuỗi DNA này được gắn với một thymine của chuỗi khác. Tương tự như vậy, cytosine bổ sung với guanine. Cytosine khôngbao giờ gắn với adenine hay thymine không bao giờ gắn với guanine. Hình dạng củacytosine chỉ cho phép nó gắn với một guanine tương ứng.
Trình tự liên kết các nucleotide quyết đinh thông tin chứ đựng trong một DNA. Một tế bào mới muốn giống hệt tế bào mẹ cần phải sao chép lại trình tự các base một cách chính xác theo đúng trình tự của DNA gốc. bất cứ thay đổi nào về trình tự cũng có thể làm thay đổi thông tin di truyền.
Last edited by a moderator: