Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Bài 1: Mệnh đề
I. Mệnh đề, mệnh đề chứa biến1) Mệnh đề
- Mỗi mệnh đề phải hoặc đúng hoặc sai.
Một mệnh đề không thể vừa đúng vừa sai.
Chú ý: Người ta thường sử dụng các chữ cái [imath]P;Q;R...[/imath] để biểu thị các mệnh đề. Thường các câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến không phải là mệnh đề.
VD: Trong các câu sau, câu nào là mệnh đề? Câu nào không là mệnh đề?
a) Phương trình [imath]x^2 + 3x + 2 = 0[/imath] có nghiệm [imath]x = -1[/imath]
b) [imath]2 < 5-7[/imath]
c) Cái áo này đẹp quá !
d) Có bao nhiêu cách giải phương trình bậc nhất 2 ẩn?
Lời giải:
a) [imath]x^2 + 3x + 2 = 0 \iff \left[\begin{array}{l} x = -1 \\ x = -2 \end{array}\right.[/imath]
Vậy "Phương trình [imath]x^2 + 3x + 2 = 0[/imath] có nghiệm [imath]x = -1[/imath]'' là đúng
Nên câu a là 1 mệnh đề.
b) [imath]5-7 = -2[/imath]. Suy ra: [imath]2 < -2[/imath] là sai
Vậy câu b là một mệnh đề
c) Câu cảm thán. Không có tính đúng sai. Nên không là một mệnh đề
d) Câu hỏi, không có tính đúng sai. Nên không là 1 mệnh đề.
2) Mệnh đề chứa biến
Xét câu "[imath]n[/imath] chia hết cho 3''
Câu này chưa có tính đúng sai, nên không phải 1 mệnh đề
Tuy nhiên, nếu [imath]n[/imath] có 1 giá trị cụ thể ví dụ:
- Khi [imath]n = 3[/imath], thì mệnh đề [imath]3[/imath] chia hết cho 3 là một mệnh đề đúng
Vậy ta nói: [imath]n[/imath] chia hết cho 3 là mệnh đề chứa biến
II) Mệnh đề phủ định
- Mệnh đề [imath]P[/imath] và mệnh đề [imath]\overline{P}[/imath] là hai phát biểu trái ngược nhau. Nếu [imath]P[/imath] đúng thì [imath]\overline{P}[/imath] sai và ngược lại
VD:
a) [imath]P: "17[/imath] chia hết cho 2" thì [imath]\overline{P}: "17[/imath] không chia hết cho 2"
[imath]P[/imath] là mệnh đề sai và [imath]\overline{P}[/imath] là mệnh đề đúng
b) [imath]P:[/imath] "Phương trình [imath]2x + 1 = 0[/imath] có nghiệm"
[imath]\overline{P}[/imath]: "Phương trình [imath]2x + 1 = 0[/imath] vô nghiệm"
[imath]P[/imath] là mệnh đề đúng và [imath]\overline{P}[/imath] là mệnh đề sai
III) Mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo
1) Mệnh đề kéo theo
- Mệnh đề: ''Nếu [imath]P[/imath] thì [imath]Q[/imath]'' được gọi là một mệnh đề kéo theo. Kí hiệu [imath]P \Rightarrow Q[/imath]
VD:
[imath]P:[/imath] Tứ giác [imath]ABCD[/imath] có tổng số đo 2 góc đối diện bằng [imath]180^o[/imath]
[imath]Q:[/imath] [imath]ABCD[/imath] là tứ giác nội tiếp
[imath]P \Rightarrow Q[/imath]: Nếu tứ giác [imath]ABCD[/imath] có tổng số đo 2 góc đối diện bằng [imath]180^o[/imath] thì [imath]ABCD[/imath] là tứ giác nội tiếp.
Đây là 1 mệnh đề đúng
2) Mệnh đề đảo:
- Mệnh đề: [imath]Q \Rightarrow P[/imath] gọi là mệnh đề đảo của [imath]P \Rightarrow Q[/imath]
VD: [imath]P:[/imath] [imath]ABCD[/imath] là hình vuông
[imath]Q:[/imath] [imath]ABCD[/imath] là hình chữ nhật
[imath]P \Rightarrow Q:[/imath] Nếu [imath]ABCD[/imath] là hình vuông thì [imath]ABCD[/imath] là hình chữ nhật
Mệnh đề đảo là: Nếu [imath]ABCD[/imath] là hình chữ nhật thì [imath]ABCD[/imath] là hình vuông. Đây là mệnh đề sai
VD2: "Nếu [imath]a + b[/imath] chia hết cho 3 thì [imath]a[/imath] và [imath]b[/imath] chia hết cho 3"
Mệnh đề đảo: Nếu [imath]a[/imath] và [imath]b[/imath] chia hết cho 3 thì [imath]a+b[/imath] chia hết cho 3. Là mệnh đề đúng
IV) Mệnh đề tương đương
- Mệnh đề: ''[imath]P[/imath] nếu và chỉ nếu [imath]Q[/imath]'' được gọi là mệnh đề tương đương và kí hiệu là [imath]P \iff Q[/imath]
Ví dụ: Cho hai mệnh đề:
[imath]P:[/imath] [imath]\Delta ABC[/imath] là tam giác đều
[imath]Q:[/imath] [imath]\Delta ABC[/imath] là tam giác cân có 1 góc bằng [imath]60^o[/imath]
Mệnh đề tương đương: [imath]P \iff Q[/imath]: [imath]"\Delta ABC[/imath] là tam giác đều khi và chỉ khi [imath]\Delta ABC[/imath] là tam giác cân có 1 góc bằng [imath]60^o[/imath]''
V) Mệnh đề có chứa kí hiệu [imath]\forall[/imath] (với mọi) ; [imath]\exists[/imath] (tồn tại)
Ví dụ: [imath]P:[/imath] [imath]''\forall x \in \R, x^2 \ge 0''[/imath]. Mệnh đề đúng
[imath]Q: \exists x \in \mathbb{Q}, x^2 = 3''[/imath]. Mệnh đề đúng
Last edited: