Chia sẻ Series: Học để bản thân có giá trị cao

Haanh250123

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
6 Tháng ba 2021
387
608
91
Thái Bình
THPT Chuyên Thái Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nhiều chút chia sẻ về học tập của một học sinh Chuyên Sinh khá là pro:>
#2: Vài sự lưu tâm

https://diendan.hocmai.vn/threads/series-hoc-de-ban-than-co-gia-tri-cao.833433/

#3: Phương pháp mình đa áp dụng
Chà, cuối cùng cũng đến phần mình muốn tâm huyết và hấp dẫn nhất nè!!!:>. Đây là toàn bộ những phương pháp học tập hiệu quả nhất mà mình đã và đang áp dụng thường xuyên, không hề giấu giếm^^.

1. Cornell
Đây là cách mình ghi chú bài trên lớp. Mình biết đến nó lâu rồi nhưng hồi học cấp 2 thì vở ghi không có được tự do thoải mái lắm nên mình không dùng. Lên cấp ba thì các thầy cô đều rất thoải mái nên mình dễ dàng áp dụng hơn. Mình cũng định viết chi tiết đấy nhưng mà trên diễn đàn đã có một bài rồi đó^^
Về cơ bản thì nó là chia vở thành 3 phần: Ghi chép, ghi chú và tổng hợp. Mình thì không chia theo đúng tỉ lệ đó đâu, mà linh động một chút và kẻ tương đối thôi. Chẳng hạn thấy bài này nhiều kết luận thì mình cho nó to ra một tí này, bla bla… Linh hoạt nhaa:>.

2. Tiêu hóa
Bước đầu tiên sau khi về nhà tự học của mình. Tưởng tượng như kiến thức là thức ăn. Nó đi vào người bạn và cần được chuyển thành chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thụ, đúng hong? Muốn vậy thì mình phải tiêu hóa được nó. Muốn hiểu, muốn ngấm thì mình phải tiêu hóa kiến thức được tiếp nhận. Đó với mình đơn giản là việc diễn đạt lại bài học bằng ngôn từ của bản thân. Cách thực hiện cụ thể mình sẽ thay đổi linh động cho nó thú dzị:>.
Về cơ bản thì mình đọc lại bài và đánh dấu nhưng phần chưa hiểu, khó hiểu. Sau đó mình trình bày ngắn gọn theo ý của bản thân bằng cách viết lại ra giấy (theo cách cá nhân nên nó chắc chắn ngắn hơn, dễ hiểu hơn nên đừng ngại), vẽ sơ đồ tư duy, giả vờ thuyết trình rồi ghi âm lại (nghe hay nhỉ), hoặc giảng lại cho bạn bè (mình sẽ lảm nhảm mớ lí thuyết về protein khi ăn thịt cho bọn bạn cùng phòng:>). Đó, i dì hong? Nếu làm được như vậy thì chắc là mình hiểu bài rồi ấy. Còn chỗ nào chưa rõ thì mình ib hỏi mấy anh chị tiền bối, tra google hoặc là lên lớp hỏi lại thầy cô. Bây giờ thì mình còn có thể hỏi trên HMF nữa nè:>
Các bạn có thể xem thêm tại Web5ngay nha (Video: Bí quyết học giỏi 10 điểm). Mình học được cái này và nhiều cái khác từ đây đó!

3. Mind map (Sơ đồ tư duy)
Chắc là nhiều bạn cũng được nghe nói nhiều rồi nhỉ? Dạo này mình dùng nó khá thường xuyên bởi nó đặc biệt phù hợp để tổng hợp lí thuyết (Sinh 10 nhiều lí thuyết quớ hicc:<), đến nỗi chắc giờ lớp mình ai cũng biết mình hay học kiểu này. Có lần thầy giáo còn tưởng mình ngồi vẽ vời trong giờ Sử, nhưng ‘Không thầy, em đang học bài của thầy thôi ạ:>’.
Khi nhìn vào mindmap, mình sẽ thấy được bức tranh toàn cảnh, đâu là ý chính ý phụ, phần này có mấy ý, mục nào dài mục nào ngắn…Đây là phương pháp để tận dụng tối đa cả hai bán cầu não, sử dụng từ khóa nên cực súc tích và giúp mình tiết kiệm kha khá thời gian, công sức. Mình sẽ trình bày các bước khá chi tiết ở đây nha.
Bước 1: Chuẩn bị
o Bài học cần vẽ
o Giấy gì cũng được (Người ta bảo nên dùng A4 nhưng giờ quen rồi mình thấy giấy nháp có dòng cũng được mà, trừ khi bạn muốn nó thật đẹpp thoi)
o Bút viết
o Bút màu (Nên dùng bút dạ là tốt nhất nha. Dùng highlight nó bị tốn mực với dễ chói, dễ thấm giấy lắm)
Ừm, chắc đủ rồi đó^^
Bước 2: Vẽ nàooo
Theo kinh nghiệm bản thân thì mình sẽ nêu một số ý chính như sau:
- Từ khóa: Cố gắng chọn ra từ càng ‘khóa’ càng tốt. Có thể gạch chân hoặc đọc đến đâu lọc đến đấy như mình. Nhớ là mình chỉ nên viết từ khóa vào sơ đồ thôi nha. Với lại bạn hoàn toàn có thể viết tắt hoặc dùng kí hiệu riêng cho đặc biệt nè.
Cách để lọc từ khóa thì mình thấy làm nhiều tự quen thôi:<. Hồi trước cái gì mình cũng sợ thiếu nên từ nào cũng ‘khóa’ luôn. Bây giờ thì cũng bắt đầu nhìn ra rồi. Thôi thì cứ dần dần mới quen được. À, hình như có thể thử bỏ từ nào đó đi, rồi đọc lại câu xem có hiểu không để xác định từ khóa ấy.
- Phải sang trái: Mình vẽ từ góc trên cùng bên phải-> xuống dưới -> sang trái -> lên trên theo vòng tròn nè. Đọc kiểu này cũng khá dễ luôn.
- Vẽ theo phần: Mình hay đọc từng phần rồi vẽ luôn đến đó. Chia ý thì chắc là cứ dựa vào đề mục, gạch đầu dòng… sẵn trong vở thôi. Đoạn nào dài quá thì mình tự chia theo cách khác.
- Nét mảnh dần: Mục I vẽ nhánh siêu to khổng lồ; 1,2,3 vẽ nhánh to to; a,b,c vẽ nhánh vừa; gạch đầu dòng vẽ nhỏ chẳng hạn^^
- Cùng màu phần hay cùng màu mục: Hoặc là bạn tô phần cấu tạo trong bài nước một màu, phần đặc tính một màu; hoặc là mục I, II, III một màu, 1, 2, 3 màu khác. Mình thì hay sử dụng cách 1.
- Thêm icon: Có thể mình sẽ thêm ngay lúc viết từ khóa vào nếu có ý tưởng. Nhưng thường thì mình không giỏi sáng tạo lắm nên sẽ để lại cuối cùng rồi thêm sau. Nếu không biết vẽ gì thì mình sẽ tra “từ khóa”+ icon trên google hình ảnh nè, nhiều cái cute dễ vẽ lắm^^
Bước 3: Ôn tập
Mình không có vẽ xong rồi vứt đấy nha. Xếp gọn lại thành một tập để sau này lôi ra ôn lại thì dùng cái đấy. Nó còn có 1, 2 mặt thôi nên học nhanh lắm, mà lại là tài liệu cá nhân nên dễ hiểu và có hứng cực kì. Ôn như thế nào thì ở bên dưới có nè^^
Nhiều bạn sẽ thấy việc vẽ vời này mất quá nhiều thời gian rồi. Nhưng mà thật ra, lúc bạn vẽ là bạn cũng đang học rồi đó. Hơn nữa khi tóm gọn kiến thức lại, mình mất ít thời gian hơn cho những lần học tới, nhìn vào một tờ giấy hơi màu mè vẫn thích hơn là một quyển vở đầy chữ nhỉ?:>. Với lại mindmap rất dễ bổ sung thông tin và cho bạn thoải trí sáng tạo nữa nè. Thử nhaa~

4. Pomodoro
Nghe cute đúng hong? Như tui á:>. Hihi đùa xíu.
Cái này là cách chia thời gian để học & làm tập trung và hiệu quả nè. Phương pháp cà chuaa. Thường thì mỗi pomodoro dài 25’, giữa 2 pomo nghỉ 5’, hết 4 pomo nghỉ 15- 20’. Trong 1 pomo, mình sẽ phải tập trung cao độ vào một việc nào đó. Đến lúc nghỉ thì vứt việc ra khỏi đầu rồi làm gì cũng được (uống nước, vươn vai, tám chuyện…), nhưng hết giờ là phải quay lại ngay và luôn nhá. Học kiểu vừa làm vừa nghỉ thế này được lâu lắm, có khi cả ngày cũng chơi luôn. Nó cũng định hướng cho mình thời gian, mức độ hiệu quả trong công việc nữa này.
Bộ não chúng mình nhớ tốt nhất ở điểm đầu và điểm cuối (giống đọc văn nhớ nhất mở bài, kết bài hoi). Nếu học liền tù tì 2 tiếng, mình sẽ chỉ có 2 điểm nhớ. Nhưng nếu chia nó ra 4 pomo, lập tức ta có 8 điểm. Nên chắc chắn nó sẽ hiệu quả hơi, mà lại nhẹ nhàng hơn, còn được chơi nữa chứ. Thế nên đôi khi cần cù cũng vẫn phải thông minh nha.
Ngoài ra thì mình cũng có thể linh hoạt thay đổi thành pomo 45-15 hay 50-10 nè. Đây cũng là cơ sở tại sao học trên lớp lại có ra chơi giữa các lớp như vậy đó, có ai nhận ra hong?
Thêm: Cà chua là loại quả trước sau, trong ngoài như một (vỏ đỏ quả đỏ, vỏ xanh quả xanh), nhắc nhở chúng ta về sự trung thực, đúng đắn đó^^

5. Thời gian mình hay học

- Sau khi vân động
Thùy đỉnh trên não là cổng để mọi thông tin đi vào. Nó sẽ được kích thích nhờ vận động => Vận động giúp ta tiếp thu kiến thức tốt hơn.
Vận động có thể chỉ là chạy tại chỗ 1’, vươn vai, xoay cổ; hay tập thể dục, chạy nhảy… Mình thì lần nào vận động xong cũng thấy hào hứng hơn nên sẵn sàng học hơn thật. Không biết các bạn thấy sao nhỉ? Thử vận động rồi ngồi học xem có tốt hơn không nha!
À mình rất thích thiền trước khi học. Nó giúp mình tập trung hơn, tĩnh tâm hơn và mình sẽ viết thêm ở bên dưới.
- Trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy
Đây là khoảng thời gian mà tiềm thức của chúng ta hoạt động mạnh. Chẳng hạn có bài nào khó hay chưa nhớ, mình sẽ xem lại kĩ kĩ chút rồi đi ngủ. Khi ngủ, não bộ sẽ sắp xếp lại thông tin. Sáng hôm sau dậy học tiếp thì chao ôi, tui như được giác ngộ chân lí mới:>. Zui nhắm. Hoặc là bài dài thì tối học nửa, sáng học nốt. Với lại, học trước khi ngủ thì có thể mang bài vào trong lucid- dream (giấc mơ có thể điều khiển được) mà học tiếp, tiết kiệm thời gian. Thực ra mình chưa được trải nghiệm, nhưng mấy đứa bạn nghiện học của mình nó kể nghe umeeee lắm í. Thôi được rồi, một ngày nào đó tôi sẽ thử:>

Ay dà, bài có vẻ cũng đủ để gọi là dài rồi nên mình sẽ chia ra vậy. Đọc từ từ và chờ tui tiếp nhaa^^
Sau khi đọc xong mọi người thấy thế nào? Có tìm cho mình được phương pháp nào hay ho không? Hay nếu ai có phương pháp gì ngầu hơn thì cùng chia sẻ cho mình và mọi người nhe. Hi vong các bạn thấy bài viết này hữu ích^^
Và chúc mọi người khỏe mạnh nà:>>
yeu~
 

Haanh250123

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
6 Tháng ba 2021
387
608
91
Thái Bình
THPT Chuyên Thái Bình
- Cung cấp cho mọi người thêm thông tin về phương pháp ghi chú Cornell nè^^

note-cornell.jpg

Quy tắc 6R nữa:
  • R1 – Record: Cố gắng nghe rõ và ghi chép từ khóa, ý chính đầy đủ. Tốc độ rất quan trọng
  • R2 – Reduce: Đặt câu hỏi ở cột trái, sau đó đánh dấu các đề mục
  • R3 – Retice: Tường thuật lại được bản ghi chép
  • R4 – Reflect: Thông qua bản ghi chép có thể đưa ra được câu hỏi cho người trình bày hoặc nêu được ý kiến của mình
  • R5 – Review: Rà xoát lại những gì mình ghi chép, rồi có thể highlight cho dễ nhìn hơn
  • R6 – Recapitulate: Tóm lược được ý chính sau khi ghi chép
- Thêm hình ảnh mindmap nữa nà^^
Sơ đồ tư duy về cách vẽ sơ đồ tư duy

How-to-mind-map.jpg

1 cái mindmap tốc kí tranh thủ giờ ra chơi (Mình vẽ bút đen rồi về nhà tô màu. Đấy để học được thì cứ cẩu thả, tương đối thế cũng được mà:>)

243052833_205815844832814_7339901150938438002_n.jpg

Nếu lên google thì mọi người sẽ còn thấy nhiều cái mindmap đỉnh nhắm luôn ớ. Hoặc có thể chờ đợi sự tiến bộ của tui trong các topic sinh 10 nha:>

- Pomodoro nè (xin lỗi nhưng mình chỉ thấy mấy cái hình tiếng Anh nó mới đẹp:<)

pomo.jpg

- Và cuối cùng là lời nhắn nhủ "trân thành"

noteweb5.jpg

Hihe, chúc mọi người khỏe mạnh:>
yeu~
 

Haanh250123

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
6 Tháng ba 2021
387
608
91
Thái Bình
THPT Chuyên Thái Bình
6. Spaced repetition (Lặp lại gián đoạn)
Phương pháp này dựa trên những nghiên cứu khoa học về trí nhớ nên mọi người có thể tìm đọc them rất nhiều bài viết hay ho. Còn ở đây mình chỉ trình bày ngắn gọn theo kinh nghiệm của mình thoi.
Trước tiên, hãy cùng mình nhìn vào đường cong lãng quên này
Đường cong quên.jpg
Dễ dàng nhận thấy, theo thời gian lượng kiến thức chúng ta học sẽ bị bay màu dần dần. Ơ thế có cách nào khắc phục không nhỉ? Chắc chắn là có rồi! Nếu mình tìm cách kéo cái đường kia lên ấy. Nó cứ rơi xuống thì mình lại kéo lên thế này này

Lặp.jpg

Bằng cách nào? Ôn tập. Và mình sẽ có vài mốc quan trọng để việc ôn lại được hiệu quả là: 10’, 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng… Lúc mà ôn thì mình có để đọc lại nè, dung sơ đồ tư duy nè, hoặc hiệu quả nhất là phương pháp chủ động gợi nhớ mà mình sẽ trình bày ngay sau đây.
Bên cạnh đó, các bạn có thể tạo flashcard, để vào mấy cái hộp rồi ôn theo hộp á. Hoặc dung app như là Anki, Quizlet, Mochi mochi… nó sẽ tự nhắc mình khi đến hạn luôn. Còn mình lười quá nên hông làm:>>
Cái này nó vi diệu cực! Kiểu chỉ cần để ý một tí nhớ ôn tập là học nhàn cực kì luôn. Hồi học đội tuyển 9, mình nhớ lần thi tháng đầu tiên, mình chả học gì cả, chỉ có rảnh rảnh ngồi rì viu lại tí lí thuyết với mấy công thức, bài tập khó. Xong mình thi được 18, 375, cách đứa thứ hai gần 5 điểm:>>. Mà tui thề, gần như không học gì ấy. À nhưng mà cũng có hiểu bản chất chứ, hihi.

7. Active recall (Chủ động gợi nhớ)
Hai cái 6, 7 này mà kết hợp với nhau sẽ thành combo siêu đỉnh luônn! Mỗi lần học ôn, thay vì mở vở ra đọc lại, mình sẽ cố gắng viết xuống những gì mình nhớ trước, viết loạn xị cũng được, hoặc dùng mindmap vì nó dễ sửa. Sau đó mới mở vở ra kiểm tra xem mình còn hổng chỗ nào. Nếu thiếu nhiều quá thì mình sẽ gấp vở lại viết tiếp, rồi lại mở ra kiểm tra lần nữa. Hoặc nếu bài dài quá thì chia nhỏ ra học từng phần thôi nè. Lúc đầu thì cũng ngại làm lắm nhưng mà nó hiệu quả cực kì. Đến khi quen rồi thì thấy nó cũng không mất thời gian lắm đâu.
Từ khóa ở đây là “Chủ động”. Khi mình học một cái gì mới, não bộ sẽ ghi nhớ và lưu trữ nó ở đâu đấy trong đầu. Và để học hiệu quả, ta cần chủ động lôi nó ra. Khi làm được vậy, mình sẽ nhớ kiến thức lâu dài và biết “gọi” chúng ra khi cần^^
Phương pháp 6, 7 này các bạn có thể xem thêm tại blog, youtube The Present Writer của Dr. Chi Nguyễn- tiến sĩ giáo dục tại Mĩ với 4.0 GPA nha~

8. Ghi âm
Cái này mình thấy thú vị cực nè. Hồi ôn văn mà mình muốn nhớ mấy cái phần diễn đạt hay hay (văn mẫu xịn của cô chẳng hạn:>) thì mình sẽ ghi âm mấy cái đấy. Xong lúc nào rảnh thì bật lên nghe. Kiểu ghi âm thì bài dài mấy cũng chỉ có mấy phút thôi ấy, nên tranh thủ tí nghe cũng được nhiều lắm. Thưc ra lúc đầu nghe giọng mình nó kiểu… không cảm nổi. Nhưng thôi kệ dần dần cũng quen ấy. Mà tự nói thì cũng vào nhanh hơn tí:>
Cách này là khi mình nghe thụ động thì nó kiểu in vào tiềm thức ấy. Nghe trước khi đi ngủ thì cứ gọi là muốn quên cũng không được:>. Mà cái lần mình nói cũng là một lần học, 1 lần nhớ rồi. Học này nghe nhàn nhỉ? Khá phù hợp cho những người lười, như mình á:> Đặc biệt khi học lý thuyết nữa~

Chà, thật sự rất mong chờ những chia sẻ về các phương pháp hiệu quả khác mà mọi người có! Cùng trao đổi để cùng học tập nhau nhaa^^
Cảm ơn mọi người đã đọc đến tận đây nhiều nhiều:>
yeu~
 
  • Like
Reactions: Xuân Hải Trần
Top Bottom