Hóa 9 Sắt và nhôm

Cheems

Học sinh chăm học
Thành viên
12 Tháng mười một 2020
649
584
121
Hà Nội
THCS ko noi
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Biết A là một muối của nhôm và B là một muối của sắt ở dạng khan. Hòa tan hỗn hợp A và B vào nước được dung dịch X. Chia X thành bốn phần bằng nhau, mỗi phần có thể tích 50ml:

- Cho phần thứ nhất phản ứng với dung dịch BaCl2 dư tạo ra 3,495 gam kết tủa không tan trong axit

- Cho phần thứ hai phản ứng với dung dịch AgNO3 dư tạo kết tủa Y (bị chuyển màu khi chiếu sáng). Cho Y vào dung dịch NH3 dư thì Y tan một phần. Lọc lấy phần không tan, rồi cho tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thì chất rắn tan hết và giải phóng khí NO.

- Cho phần thứ ba tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, khi không có mặt oxi, tạo ra 5,295 gam kết tủa.

- Cho phần thứ tư tác dụng với NH3 dư, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Z.

Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định công thức của A, B tính nồng độ mol của dung dịch X và khối lượng của Z.
Mong mn giúp ạ !
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Maltose mạch nha

Maltose mạch nha

Cựu TMod Hóa
Thành viên
24 Tháng bảy 2021
667
1,613
176
18
Bình Định
Biết A là một muối của nhôm và B là một muối của sắt ở dạng khan. Hòa tan hỗn hợp A và B vào nước được dung dịch X. Chia X thành bốn phần bằng nhau, mỗi phần có thể tích 50ml:

- Cho phần thứ nhất phản ứng với dung dịch BaCl2 dư tạo ra 3,495 gam kết tủa không tan trong axit

- Cho phần thứ hai phản ứng với dung dịch AgNO3 dư tạo kết tủa Y (bị chuyển màu khi chiếu sáng). Cho Y vào dung dịch NH3 dư thì Y tan một phần. Lọc lấy phần không tan, rồi cho tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thì chất rắn tan hết và giải phóng khí NO.

- Cho phần thứ ba tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, khi không có mặt oxi, tạo ra 5,295 gam kết tủa.

- Cho phần thứ tư tác dụng với NH3 dư, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Z.

Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định công thức của A, B tính nồng độ mol của dung dịch X và khối lượng của Z.
Mong mn giúp ạ !
CheemsPhần 1: muối của [imath]Ba^{2+}[/imath] không tan trong axit là [imath]BaSO_4[/imath]
=> [imath]n_{BaSO_4}[/imath]= 0,015 (mol)
Phần 2: kết tủa chuyển màu khi chiếu sáng và tan trong [imath]NH_3[/imath] là AgCl hoặc AgBr
phần kết tủa còn lại tạo khí NO với [imath]HNO_3[/imath] loãng là Ag => muối của Fe là muối [imath]Fe^{2+}[/imath]
Phần 3: Tủa gồm [imath]Fe(OH)_2[/imath] và [imath]BaSO_4[/imath]
[imath]n_{Fe(OH)_2} = \dfrac{5,295 - 3,495}{90}= 0,02 (mol)[/imath]
Phần 4: cả Al và Fe đều không tạo phức với [imath]NH_3[/imath] nên rắn Z là oxit
TH1: Kết tủa ở phần 2 là AgCl
Từ [imath]n_{BaSO_4}[/imath]= 0,015 (mol) và [imath]n_{Fe(OH)_2} = 0,02 (mol)[/imath] ta suy ra 2 muối ban đầu là A: [imath]Al_2(SO_4)_3[/imath] (0,005 mol) và B: [imath]FeCl_2[/imath] (0,02 mol)
[imath]CM_{Al_2(SO_4)_3}[/imath]= [imath]\dfrac{0,005}{0,05}[/imath]= 0,1 (M)
[imath]CM_{FeCl_2}[/imath] = [imath]\dfrac{0,02}{0,05}[/imath]= 0,4(M)
TH2: Kết tủa ở phần 2 là AgBr
Từ [imath]n_{BaSO_4}[/imath]= 0,015 (mol) và [imath]n_{Fe(OH)_2} = 0,02 (mol)[/imath] ta suy ra 2 muối ban đầu là A: [imath]Al_2(SO_4)_3[/imath] (0,005 mol) và B: [imath]FeBr_2[/imath] (0,02 mol)
[imath]CM_{Al_2(SO_4)_3}[/imath]= [imath]\dfrac{0,005}{0,05}[/imath]= 0,1 (M)
[imath]CM_{FeBr_2}[/imath] = [imath]\dfrac{0,02}{0,05}[/imath]= 0,4(M)
[imath]m_Z[/imath]= 0,005.102 + 0,01.160 = 2,11 (g)
Còn gì thắc mắc bạn cứ hỏi nhé^^
Bạn có thể tham khảo thêm các môn học ở đây nha: TỔNG HỢP kiến thức cơ bản đến nâng cao tất cả các môn
Chúc bạn học tốt (*^▽^*)
 
Top Bottom