Văn 9 Sang thu

0934097212

Học sinh
Thành viên
5 Tháng chín 2019
81
50
26
19
TP Hồ Chí Minh
Trường THCS Lê Lợi
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mọi người giúp mình cái này với nha mình tệ văn lắm:>(:>(:>( :meomun19:meomun19:meomun19
Viết đoạn văn ( khoảng 10 đến 15 câu) nêu cảm nhận của em về cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp đất trời lúc sang thu ( khổ 1 ). Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một thành phần biệt lập, gạch dưới.
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
21
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Mọi người giúp mình cái này với nha mình tệ văn lắm:>(:>(:>( :meomun19:meomun19:meomun19
Viết đoạn văn ( khoảng 10 đến 15 câu) nêu cảm nhận của em về cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp đất trời lúc sang thu ( khổ 1 ). Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một thành phần biệt lập, gạch dưới.
Đọc bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh, có lẽ ta sẽ nhớ ngay tới tình yêu thiên nhiên nồng ấm và tình yêu quê hương tha thiết của tác giả trước vẻ đẹp đất trời lúc sang thu
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

Từ "Bỗng" mở đầu bài thơ để tất cả các giác quan của ta được đánh động, phải giật mình mà đón nhận mọi biến đổi của đất trời. "Bỗng" còn là cảm giác ngạc nhiên, ngỡ ngàng khi tác giả nhận ra những tín hiệu đầu tiên của mùa thu. Điều đặc biệt ở đây là tác giả không dùng những hình ảnh tiêu biểu về mùa thu như "ao thu lạnh lẽo nước trong veo/ lá vàng trước gió khẽ đưa vèo" hay "sáng mát trong như sáng năm xưa/ gió thổi mùa thu hương cốm mới", nét riêng của Hữu Thỉnh là nhà thơ đã cảm nhận thời khắc sang thu bằng tín hiệu mới: hương ổi chín thơm nồng phả vào trong gió se. Động từ "phả" ở đây được sử dụng thật độc đáo, đem lại hiệu quả nghệ thuật lớn, "phả" chứ không phải là pha bởi pha thì sẽ loãng, còn phả cho thấy hương ổi đang ở độ đậm nhất như sánh lại, thơm nồng, quyến rũ hoà vào trong gió heo may của mùa thu lan tỏa khắp không gian. Cùng với đó, từ láy "chùng chình" vừa gợi lên sự giăng mắc nhẹ nhàng, bàng bạc, mơ hồ của không gian chớm thu vừa gợi lên sự chuyển động chầm chậm của đất trời trên các ngõ xóm. Nó gợi khung cảnh êm đềm, thơ mộng của làng quê lúc cuối hạ đầu thu. Nghệ thuật nhân hoá "sương chùng chình" như gợi một nét tình cảm của con người làm cho cảnh vật như có hồn, phải chăng đó là tâm trạng tư lự, bịn rịn của lòng người chưa muốn vội vàng "sang thu". Cái ngõ mà "sương chùng chình" đi qua vừa có nghĩa thực vừa mang nghĩa tượng trưng, đó có thể là ngõ nhà, ngõ xóm, cũng có thể là cửa ngõ thời gian, cửa ngõ của sự giao mùa. Những tín hiệu đầu mùa còn rất mờ nhạt nên dường như tác giả phải căng hết tất cả các giác quan để nhận thấy thu đang về. Tín hiệu đầu tiên, nhà thơ đã sử dụng khứu giác để cảm nhận hương ổi nồng nàn, sau đó là xúc giác để cảm nhận "gió se" rồi đến thị giác để thấy "sương chùng chình". Cuối cùng là cảm giác bâng khuâng, bối rối thể hiện một phán đoán qua thành phần tình thái "hình như".
 
Top Bottom