Địa 11 Sản xuất và xuất khẩu chè của indonesia

Status
Không mở trả lời sau này.
H

_huong.duong_

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CHÈ CỦA INDONESIA
indo-TEA-PICKING.jpg
Indonesia là quốc gia xuất khẩu chè lớn thứ năm trên thế giới, nhưng hàng năm mỗi người dân Indonesia chỉ tiêu thụ 280 gram chè. Đất trồng chè của nhà nước chiếm 49% sản lượng chè, của tư nhân chiếm 26% và các trang trại cộng đồng chiếm phần còn lại. Do xuất khẩu chè đang suy giảm, Indonesia có thể sẽ tụt hạng trong danh sách các quốc gia xuất khẩu cũng như tiêu thụ chè ở mức thấp. Năm 2004, xuất khẩu chè của Indonesia đã giảm 12% so với năm 2003, từ 100.185 tấn xuống 88.176 tấn.

Hội liên hiệp chè Indonesia (ITA) cho rằng nguyên nhân của việc suy giảm này là do tiêu dùng chè giảm sút tại một số quốc gia, như Anh và Hà Lan, và do tình trạng cạnh tranh gay gắt hơn. Đồng thời, ngành công nghiệp chè đang được phát triển tại nhiều quốc gia, như Kenya đã tăng sản xuất chè 16.9% tương đương 326.992 tấn và vượt lên vị trí thứ ba trong danh sách xếp hạng các quốc gia xuất khẩu chè.

Việc giảm đầu ra của Ấn Độ, quốc gia xuất khẩu chè lớn nhất giới và SỰ gia tăng tiêu dùng chè tại Mỹ đã làm tăng giá chè. Trong chín tháng đầu năm 2004, giá trung bình của sản phẩm chè Indonesia đã tăng tới mức 1,02 USD/kg, cao hơn 6,68% so với cùng thời điểm này năm 2003. Năm nay, theo dự đoán giá sẽ tăng nhẹ giữa mức 1,03USD/kg và 1,05USD/kg, tuy nhiên giá chè Indonesia vẫn còn khá rẻ so với các quốc gia khác. Ví dụ, giá bán đấu giá trung bình chè Colombo là 1,64USD/kg, còn giá ở Kenya là 1,63USD/kg. Với mức giá hiện tại, các nhà sản xuất chè Indonesia đã bị thua lỗ hơn 150 tỷ RP (16,12 triệu USD) trong năm 2004. Một lý do khiến Indonesia không thể tăng giá chè là do chè của Indonesia thường chỉ được các nhà đóng hộp chè nước ngoài sử dụng để trộn thêm một số lượng nhỏ vào chè thành phẩm. Do vậy sản phẩm này rất dễ thay thế và luôn luôn phải chịu sự ép về giá.

Do mức giá rẻ, các nhà sản xuất đã bắt đầu thay thế cây chè bằng các mặt hàng có lợi hơn. Ví dụ, một công ty đồn điền nhà nước PTPN IV, đã chuyển 4000 ha cây chè sang trồng cây cọ dầu.

Để thúc đẩy xuất và nâng giá, với sự trợ giúp của nhà nước, đặc biệt về vấn đề thuế quan các công ty Indonesia cần phải tự đóng gói chè của mình như thành phần chính của hộp chè thành phẩm và giới thiệu ra thị trường thế giới. ITA cũng đã cho biết rằng, hiện tại họ phải trả 10% thuế GTGT cho sản phẩm chè được mua để đóng gói; hộp và các phụ kiện khác cần thiết cho việc đóng hộp cũng phải nộp thuế. Mặc dù các công ty đóng hộp có thể được hoàn thuế khi xuất khẩu chè, các khoản hoàn thuế phải chờ ít nhất một năm và không bao giờ được đầy đủ.

UBQG (Theo tài liệu Dự án PIAP)
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom