Xin chào tất cả các bạn.
Vậy là
Sách – Người bạn vô giá đã bước sang số thứ hai rồi. Với chủ đề là
“Sách truyền cảm hứng”, hôm nay chúng tớ xin giới thiệu đến các bạn quyển sách
“Giáo sư và công thức toán”
" Giáo sư và công thức toán” – Thoạt đọc tiêu đề nghĩ ngay đến một cuốn sách toán học, chằng chịt những con số, các công thức, các định nghĩa, định lý, các bổ đề, các dòng chứng minh hết sức khô khan, đầy rắc rối và nhức đầu nữa. Nhưng xin bạn đừng đánh giá nó là một quyển sách khô khan với những công thức toán học. Xin bạn hãy lật giở bìa sau thì bạn mới có thể cảm nhận được hết giá trị mà nhà văn Yoko Ogawa đã tạo ra một thế giới nhỏ trong cuốn sách của mình.
Đúng như người ta vẫn nói:
“Đừng trông mặt mà bắt hình dong.” Tuy nhan đề có chút khô khan nhưng lại chẳng thể dùng tính từ đó cho nội dung của cuốn sách. Cuốn sách là một sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn chương và toán học. Khi những ngôn từ hòa quyện với những ký tự toán học chưa bao giờ tạo thành một thứ chất lỏng sóng sánh đẹp đẽ . Một câu chuyện
“độc đáo, hấp dẫn và chưa bao giờ cảm động đến thế”.
Thời gian chúng tớ nhận bài tham gia là từ bây giờ đến 22h ngày 19/01/2019.
Công bố kết quả ngày 15/2/2019
Gửi quà từ 20/2/2019.
Các bạn gửi bài dự thi bằng cách trả lời phía dưới bài viết này.
LƯU Ý: MỖI THÀNH VIÊN CHỈ ĐƯỢC TRẢ LỜI 1 LẦN NẾU TRẢ LỜI TỪ 2 LẦN TRỞ LÊN, BTC SẼ LẤY BÀI ĐẦU TIÊN
Bài viết của bạn sau khi đăng sẽ được để ở chế độ ẩn. Hết thời gian nhận bài dự thi BTC sẽ mở để thành viên có thể xem.
CÁC BẠN ƠI! CÙNG NHAU TÌM ĐỌC VÀ GỬI BÀI CẢM NHẬN VỀ CHO CHÚNG TỚ NHÉ!
Xin chúc mừng bạn @Forgert Me Not vì cuốn sách của bạn đề xuất đã được chọn. Ban chủ nhiệm xin dành tặng đến bạn 2000 HocMai Coin và bạn @Forgert Me Not sẽ trở thành Giám khảo khách mời của Sách - Người bạn vô giá số 2.
Một lần nữa xin chúc mừng bạn
---------
Xem thêm
Sách - Người bạn vô giá số đầu tiên "Chuyện con mèo dạy hải âu bay"
VỀ TÁC GIẢ
Yoko Ogawa sinh năm 1962, là tác giả của hơn 20 cuốn sách gồm thể loại hư cấu và phi hư cấu. Cùng với Banana Yoshimoto, Yoko Ogawa là một trong những tác giả nữ không thể không nhắc đến của nền văn học Nhật hiện đại. Trái ngược với Banana đầy cá tính và táo bạo, Yoko Ogawa đã chọn cho mình một lối đi giản dị, nhẹ nhàng nhưng vẫn để lại ấn tượng trong lòng người đọc. Trước
Giáo sư và công thức toán, nữ tác gia đã thành công với các tác phẩm và đạt được một số giải thưởng đáng chú ý như sau:
Khi con bướm gãy cánh (
Giải Kaien, 1988),
Nhật kí mang thai (
Giải Akutagawa, 1990),
Tang lễ của Brahman (
Giải Izumi, 2004),
Cuộc diễu hành của Meena (
Giải Tanizaki, 2006),…. Vào năm 2008, sau khi gây tiếng vang với
The Diving Pool và đoạt
Giải thưởng Shirley Jackson cùng năm, các tác phẩm khác của Yoko Ogawa cũng được dịch ra nhiều thứ tiếng và giành được tình cảm của bạn đọc trên khắp thế giới.
TÓM TẮT TÁC PHẨM
Một người mẹ đơn thân được nghiệp đoàn chỉ định đến làm việc cho
Giáo sư, một nhà toán học xuất sắc. Tuy nhiên, một vụ tai nạn xe hơi vào năm 1975 đã khiến vùng não của ông bị tổn thương vĩnh viễn. Và trí nhớ của ông chỉ duy trì được 80 phút, mọi kí ức đều dừng mãi mãi ở năm 1975. Vì vậy, tuy mỗi ngày
Giáo sư đều gặp người giúp việc nhưng đối với ông cô luôn là người mới. Cho đến ngày nọ, cô đưa cậu con trai mười tuổi đến chơi theo lời yêu cầu của
Giáo sư, sợi dây vô hình của niềm say mê toán học và sự yêu thích với bộ môn thể thao bóng chày đã kéo họ gần nhau hơn và tạo ra tình bạn tuyệt đẹp.
GIỚI THIỆU NHÂN VẬT
Giáo sư
Giáo sư, 64 tuổi, vốn là tiến sĩ giảng dạy về lý thuyết số ở trường đại học. Sau tai nạn xe hơi vào năm 1975, trí nhớ của ông chỉ duy trì được 80 phút. Ông luôn nổi bật với bộ comple dán chi chít những mảnh giấy nhớ.
Giáo sư yêu toán học, yêu trẻ con, đội bóng chày
Tiger Hashin, đặc biệt là cầu thủ
Enatsu. Ông dễ dàng đọc ngược các con chữ và nhanh chóng nhận thấy ngôi sao hôm đầu tiên trên bầu trời.
Người giúp việc
Cô là một bà mẹ đơn thân, được nghiệp đoàn giới thiệu làm việc tại nhà
Giáo sư thông qua yêu cầu của chị dâu ông. Hình ảnh của cô nổi lên là người phụ nữ mạnh mẽ, kiên nhẫn, bao dung, đầy dịu dàng và giàu lòng nhân ái.
Căn
Căn là cậu con trai mười tuổi của người giúp việc. Tên
Căn chỉ đơn giản là một biệt danh mà
Giáo sư đặt cho cậu bé. Cậu bé cũng có niềm yêu thích với bóng chày hệt như
Giáo sư. Đặc biệt,
Căn là một đứa trẻ nhạy cảm, hiểu chuyện.
Chị dâu
Vợ của anh trai
Giáo sư và là người chăm sóc
Giáo sư sau tai nạn năm 1975. Đồng thời, chính tai nạn năm đó cũng đã khiến chân bà đi lại bất tiện.
Đối với rất nhiều người, có lẽ toán học mãi là một bộ môn khô khan cho đến khi được nghe Yoko Ogawa lí giải những vẻ đẹp quyến rũ của nó. Từ những con số, công thức bình thường nhưng ẩn chứa bên trong là những triết lí và những sợi dây liên kết vô hình, vô hạn. Những sợi dây liên kết ấy không hề được “phát minh” mà chỉ đơn giản là “phát hiện”. Tức là, chúng nó vốn ở đó rồi. Chúng tồn tại trong “cuốn sổ của Thượng Đế” mà Giáo sư đọc. Và trong cuốn số ấy, thứ tồn tại như một chân lí không chỉ là con số mà còn là tình thương. Thông qua
Giáo sư và công thức toán, tôi nhìn thấy tình thương ở chung chỗ với những công thức toán. Tôi thấy tình thương đang chờ người tìm đến nó.
Thế giới trong “cuốn sổ của Thượng Đế” thật kì diệu vì đã giữ cho những con số không bao giờ cô đơn. Bằng cách này hay cách khác, chúng vẫn mang ý nghĩa tồn tại của riêng mình và có những người anh em trong những tập hợp khác nhau. Ở thế giới thực tại, con người cũng liên kết với nhau hệt như tập hợp của những con số mà trong mỗi tập hợp đó luôn có những điểm chung nhất định. Niềm say mê với toán học chính là điểm chung để đưa
Giáo sư, cô giúp việc, Căn, ba con người ở ba thế hệ khác nhau cùng đứng trên một tập hợp. Những con số là hằng số, chỉ cần là điều kiện đó thì chúng sẽ mãi mãi đứng chung trong một chỗ. Nhưng con người thì sao? Con người sẽ thay đổi nhưng điều không thể thay đổi trong mỗi con người là tình thương.
Toán học và tình thương đã kéo ba con người cô đơn lại với nhau. Một
Giáo sư toán học chỉ có thể duy trì trí nhớ trong 80 phút và không có người bạn nào, một
cô giúp việc đồng thời là người mẹ hằng ngày lầm lũi đi làm tới tận tối, một đứa trẻ mười tuổi phải ở nhà một mình trông nhà trong khi chờ mẹ đi làm về, mối quan hệ của họ không chỉ đơn giản là tình bạn xây dựng từ sự chân thành mà, hơn thế nữa, là tình thương. Tình thương nhẹ nhàng, tinh tế ở nơi sâu thẳm của trái tim. Tình yêu thương mà họ trao đi, không vì vụ lợi hay mưu cầu gì. Là tình yêu thương xuất phát từ trái tim đến trái tim.
Mỗi ý nghĩa từ những con số, hay một định lí xuất phát từ lí giải của
Giáo sư dường như chúng sinh ra là ở đó.
“Đó là một con số cực kì ý nhị. Nó không xuất hiện ở những nơi dễ nhận thấy, nhưng lại thật sự tồn tại ở trong mỗi trái tim chúng ta và nâng đỡ thế giới bằng đôi tay nhỏ bé của mình”. Và tình thương của con người cũng vậy. Tình thương vốn ở đó. Mối liên hệ giữa người và người cũng là do Thượng Đế sắp đặt. Giống như cách mà Ngài đã sắp đặt cho mối quan hệ của những kí hiệu và con số trong công thức Euler. Kí hiệu này nép vào kí hiệu kia, kí hiệu này lại nắm tay kí hiệu kia để tổng của chúng bằng con số 0 kì diệu, an yên.
Tình thương cũng giống như
“Đường thẳng thực sự theo định nghĩ không có hai đầu mút. Phải chạy dài vô hạn. Tuy nhiên, khổ của một tờ giấy thì hữu hạn, sức vóc của cô cũng có giới hạn, nên chỉ còn cách thừa nhận đoạn thẳng này là đường thẳng mà thôi” và
“Không thể nhìn thấy bằng mắt thường, cái sự thật vĩnh hằng không bao giờ bị lay chuyển bởi vật chất, hiện tượng tự nhiên hay tình cảm. Toán học có thể giải mã và biểu hiện sự thật ấy mà không thứ gì ngăn trở được”. Nó mãi là một sự thật hiển nhiên và vĩnh hằng như những con số. Chỉ cần trong lòng mỗi người tin tưởng mình có tình thương thì ai cũng sẽ có nó. Chỉ cần mở lòng mình ra thì ai cũng sẽ nhận được yêu thương.
Thông qua
Giáo sư và công thức toán, Yoko Ogawa đã đưa người đọc đến với thế giới của toán học, của con số và những công thức trong một cuốn tiểu thuyết chứ không phải là trong bất kì cuốn sách khoa học thường thức nào. Để từ những con số, công thức tưởng chừng như rất khô khan, Yoko Ogawa lại tìm thấy mối liên hệ vô hình với đời sống, đồng thời giúp độc giả nhận ra những vẻ đẹp quyến rũ trong chính nó. Toán học và văn chương. Những con số rắc rối, những công thức phức tạp và cuộc đời. Tất cả mọi thứ tưởng chừng như không liên quan, thậm chí có chút đối nghịch đã hòa lẫn vào nhau theo từng trang sách.
Toán học nhờ ngòi bút tinh tế và tâm hồn nhạy cảm của Yoko Ogawa đã trở nên ý nghĩa và giàu tính nhân văn. Mỗi tình tiết trong
Giáo sư và công thức toán trôi qua một cách chậm rãi và tĩnh lặng giống hệt như không khí trong thư phòng của
Giáo sư.