Sử Sách "ĐIỆN BIÊN PHỦ 13/3-7/5/1954" của Ivan Cadeau

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Lời người viết: quyển sách này mới công bố ở Hà Nội mới gần một tuần nay, nhưng những nội dung cụ thể của sách này thì rất tiếc là chưa công bố rộng rãi nhiều. Người viết sẽ chọn và trích dẫn một số đoạn để bạn đọc hiểu rõ hơn về sự kiện lịch sử trọng đại của lịch sử dân tộc ta

1. Vài nét về tướng Henri Navarre “...kỵ binh tao nhã, vừa thân tình vừa cao xa. Cách bắt chuyện của ông ta rất lạnh lùng, uy quyền khô khan và luôn giữ khoảng cách. Đó không phải là vị chỉ huy thích xông pha chiến trận hay huấn luyện binh lính. Ông ta giống như một kỹ thuật viên tham mưu lạnh lùng hơn. Ông ta không có sự biểu lộ rạng rỡ toát lên bầu nhiệt huyết từ bên trong. Nhưng ông ta có những phẩm chất trí tuệ, sự chắc chắn trong tính cách, một một sự giáo dục mang tính toàn thể lẫn về quân sự để có thể biến ông ta thành một vị chỉ huy vĩ đại.”
Trước khi sang Đông Dương, tướng Navarre mới là tham mưu trưởng lực lượng Pháp tại Trung Âu dưới quyền thống chế Juin. Ông chỉ có rất ít ngày để nắm tìn hình Đông Dương, nói đúng ra, Thủ tướng René Mayer chỉ cho ông đúng một tháng và sau đó, quay trở lại Pháp để trình lên chính phủ bản kế hoạch hành động, giúp tìm ra “lối thoát danh dự” khỏi cuộc xung đột nhờ “những hiểu biết của ông về các vấn đề chính trị phương Tây và sự không biết nhiều những vấn đề thuộc địa sẽ giúp ông nhìn nhận tình hình theo cách mớ
i” (chương 1)

2. Nói về Cogny, tiến sỹ Ivan Cadeau trích lời người tiền nhiệm De Linarès nhận xét viên tướng này “đề cao bản thân như là một người thích ra trận...[...] trong khi ông ta chưa từng chiến đấu. Ông ta dành thời gian để chăm sóc sự quảng cáo bản thân với các nhà báo. Nhưng trước hết, người ta không thể tin tưởng ông ta được. [...]. Ông ta luôn xoay xở để không bao giờ đích thân phải chỉ huy trận đánh thực địa, nhưng ông ta chỉ huy tốt địa bàn được giao”(chương 2).

3. “Chính nhờ sự thống nhất và hình thành hệ tư tưởng vững chắc của các Đảng viên, đặc biệt là của người đứng đầu Hồ Chí Minh mà chỉ trong vài tháng, Đảng này đã thành công trong việc loại bỏ Pháp và tuyên bố độc lập cho Việt Nam ngày 2-9-1945 tại Hà Nội…” - Chương 1 của cuốn sách viết. Đại úy Ivan Cadeau đã không ngần ngại chỉ ra âm mưu xâm lược Việt Nam của Pháp khi xưa rằng: “Viện cớ ngăn sự đối xử tệ chống lại người theo đạo Thiên chúa và các nhà truyền giáo, người Pháp đã can thiệp vào Viễn Đông từ năm 1858, sau nhiều thập niên, ảnh hưởng của họ dần dần trải rộng bằng thương lượng lẫn vũ lực…”. Hay như nói về sức mạnh của Mặt trận Việt Minh, Đại tá De Castries viết trong thư đề ngày 22-3, một trong những bức thư cuối cùng gửi Tướng Cogny: “Khả năng chuẩn bị của pháo binh (Việt Minh) nhắc tôi nhớ lại những ngày tồi tệ ở Italia, không tuyệt vời chút nào cả” (trích chương 5 của cuốn sách). Một trích đoạn khác trong phần Lời kết viết: “Họ đặt chúng ta trước một huyền thoại vững chắc (đó là Điện Biên Phủ - Thung lũng của các anh hùng). Chúng ta chỉ còn cách chịu đựng sức nặng của vinh quang, bởi vì điều chúng ta có thể bổ sung vào những câu chuyện anh hùng được kể lại sẽ làm lu mờ hào quang của một số chỉ huy, nếu không muốn nói là tất cả”.

4. Về sức mạnh của pháo binh Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Ngay từ những ngày đầu thành lập tập đoàn cứ điểm, sau khi nhận được sơ đồ bố trí lực lượng quân đội Việt Nam do nhân viên tình báo chuyển về, đích thân tướng Navarre, Tổng tư lệnh quân đội Pháp tại Đông Dương đã yêu cầu các sĩ quan pháo binh trả lời câu hỏi: Liệu pháo binh Việt Nam có ngăn cản quân Pháp sử dụng đường băng hay không?
Trả lời viên tướng 4 sao, cả chỉ huy lực lượng pháo binh ở Đông Dương, lẫn chỉ huy pháo binh Pháp ở Điện Biên Phủ, trung tá Piroth, đều khẳng định, sẽ "khóa miệng" được pháo của Việt Minh. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng đã ngược hẳn với những khẳng định của các sĩ quan này.
Một năm sau khi Điện Biên Phủ thất thủ, Đại tá Langlais, nguyên chỉ huy trưởng phân khu trung tâm mới thừa nhận những lỗ hổng trong phòng ngự của tập đoàn cứ điểm này đã dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng. Ví dụ, ở trung tâm của lực lượng, bộ phận phẫu thuật và ba hầm chỉ huy, gồm của tướng De Castries, của phân khu trung tâm và kho dự trữ, đều nằm trong bán kính 100m, và viên đại tá nói rằng: "Chỉ cần nhắm vào chính giữa thì chắc chắn sẽ trúng ít nhất một trong bốn mục tiêu trên".
Ngoài ra, các nhà quan sát tới thăm Điện Biên Phủ đã đánh giá một nhược điểm nữa là sự thiếu phòng ngự tại các hầm trú ẩn do quân Pháp xây dựng. Theo tiến sĩ Ivan Cadeau, điểm yếu này gây hậu quả bi thảm cho quân Pháp trong chiến dịch này.
Điển hình, ngay trong trận mở màn của chiến dịch chiều 13/3/1954, hầm chỉ huy cứ điểm Him Lam (Béatrice) đã bị trúng đạn pháo, giết chết thiếu tá chỉ huy trưởng Pégot và 3 sĩ quan khác, đồng thời phá hủy luôn điện đài khiến Him Lam không thể liên lạc được về trung tâm Mường Thanh được nữa. Him Lam nhanh chóng bị thất thủ trong đêm.
Cũng tối hôm đó, một quả đạn cối đã xuyên qua cửa thông gió hầm trú ẩn của chỉ huy khu vực trung tâm, khiến trung tá Gaucher tử vong và De Castries phải bổ nhiệm trung tá Langlais làm chỉ huy trưởng phân khu này thay thế.
Những thiệt hại này khiến chỉ huy cứ điểm Độc Lập (Gabrielle) là thiếu tá Mecquenem phải lập chốt chỉ huy dự phòng ở phòng ăn chung của các sĩ quan nhằm loại trừ khả năng tổn thất về chỉ huy.
noi kinh hoang phao binh viet nam gay ra cho quan phap o dien bien phu hinh anh 2
Lựu pháo cỡ nòng 105mm của Việt Minh trong chiến dịch Điện Biên Phủ (Ảnh tư liệu).
Tuy nhiên điều thiếu tá Mecquenem lo ngại đã xảy ra: Lúc 2h30' sáng 15/3, một quả đại bác đã lọt vào hầm chỉ huy của ông ta. Dù Mecquenem thoát chết, nhưng thiếu tá Kah, người đang nhận bàn giao vị trí chỉ huy của ông ta lẫn một số thành viên khác của ban tham mưu bị thương nặng. Đến sáng 15/3, Độc Lập cũng theo chân Him Lam, lọt vào tay quân đội Việt Nam, cả hai thiếu tá Mecquenem và Kah đều bị bắt làm tù binh.
Theo lời kể của quân nhân Franz Fischer thuộc đại đội số 11, các vị trí phòng thủ của quân Pháp không được bảo vệ đủ dưới lớp dày 30cm được làm từ đất và rơm, nên khi hứng chịu trận pháo kích của quân đội Việt Nam, đã "bắn tung lên không trung, tan rời thành nhiều mảnh như những búp bê biết hát bị tháo rời chân tay".
Một sĩ quan sống sót sau trận đánh ở đồi Độc Lập và may mắn được chuyển về Hà Nội đã kể lại cho Robert Guillain vài ngày sau: "Những khẩu pháo 81, 105, 120mm thay nhau 'nhảy múa' nhả đạn. Rồi súng cối của chúng tôi, hạng trung cũng như hạng nặng bị loại khỏi trận đánh. Chúng tôi cố trở về chỗ ấn nấp rồi lại chạy ra ngoài bắn một chút, nhưng quá khó khăn. Đạn rơi khắp nơi trên nền cát đỏ, bay tứ tung nhất là ở khu phía bắc".
Ảnh hưởng của những trận pháo kích đã khiến đại tá De Castries, trong bức thư đề ngày 22/3, một trong những bức thư cuối cùng gửi về cho tướng Cogny, Tư lệnh quân đội Pháp tại Bắc Bộ, đã viết: "Khả năng chuẩn bị của pháo binh Việt Minh nhắc tôi nhớ lại những ngày tồi tệ ở Italia, không tuyệt vời chút nào cả".
Theo Ivan Cadeau, ảnh hưởng của những trận bão lửa của pháo binh Việt Nam dội xuống Điện Biên Phủ trong các ngày 13-15/5 đã gây ra cuộc khủng hoảng tinh thần nghiêm trọng trong toàn bộ quân đồn trú ở Điện Biên Phủ. Trung tá Keller, tham mưu trưởng của De Castries rơi vào trạng thái ủ rũ và căng thẳng khiến tướng Cogny phải rút ông này về Hà Nội.
Nhưng người bị khủng hoảng nặng nhất là trung tá Pirot, chỉ huy pháo binh, mà chính De Castries đã thuật lại là "Piroth người bị lên án khắp nơi, nay đã trở thành kẻ thân tàn ma dại". Rạng sáng 15/3, ông ta đã tự sát bằng lựu đạn và tin tức về vụ tự sát đã lan truyền trong toàn quân đồn trú, dù De Castries cố gắng che giấu vụ việc bằng cách đổ lỗi cho hậu quả của một trận pháo kích.
Bên cạnh việc công nhận hiệu quả của lực lượng pháo mặt đất Việt Nam, các tài liệu từ phía Pháp cũng khẳng định, hệ thống pháo phòng không 37mm của quân đội Việt Minh đóng vai trò nhất định trong việc khiến quân Pháp ở Điện Biên Phủ thất bại. "Hệ thống này đã bóp nghẹt tập đoàn cứ điểm bằng việc chặn việc sử dụng sân bay từ ngày 26/3, khiến việc tiếp tế cho binh lính Pháp trở nên không thực hiện được", Cadeau phân tích. Tình báo Pháp ước tính, Trung Quốc đã chuyển tổng cộng 67.000 đạn pháo 37mm cho Việt Minh.
Cuốn sách cũng cho biết, tình báo Pháp đã phát hiện từ đầu tháng 4/1954, quân đội Việt Nam đã được bổ sung các dàn hỏa tiễn mà họ gọi là "giàn pháo Staline", và mô tả chúng là "gồm nhiều súng phóng tên lửa 7 nòng do Trung Quốc sản xuất, cỡ nòng 85 hoặc 90mm, tuy nhiên loại vũ khí này chỉ bắt đầu được sử dụng từ ngày 5/5 và tỏ ra kém hiệu quả hơn nhiều so với pháo binh trước đây".
Trong suốt chiến dịch, chưa bao giờ không quân Pháp thành công trong việc cản trở hậu cần của Việt Minh chỉ trong vài giờ, cũng như cản được bước tiến của pháo binh và pháo phòng không của Việt Minh đến Điện Biên Phủ. Tướng Dechaux đã phải thừa nhận điều này khi trình bày trước Ủy ban điều tra quân sự: "Chúng ta đã thất bại".
59535832_2057723901194353_9124085149024124928_n.jpg

Hồ sơ của Uỷ ban Điều tra quân sự về thất bại Điện Biên Phủ, nguồn: Lưu trữ Quốc phòng Pháp
59751808_2057723924527684_492288687611052032_n.png

Danh mục tài liệu của có liên quan đến phiên điều trần của tướng Henri Navarre và Cogny, nguồn: Lưu trữ Quốc phòng Pháp

Cuối sách, tác giả Cadeau tổng hợp các nguyên nhân thất bại của quân đội Pháp tại Điện Biên Phủ, trong đó xếp hàng đầu là sự gia tăng sức mạnh hỏa lực mới của quân đội Việt Minh, tiếp đến là hậu quả của việc thông báo hội nghị Genève, sự yếu kém của không quân Pháp, sai lầm trong chuẩn bị và chỉ huy chiến dịch ở cấp cao, từ tướng Cogny lẫn tướng De Castries, đến thất bại về tâm lý..
Tác giả Cadeau công bố số lượng quân Pháp thiệt hại sau chiến dịch Điện Biên Phủ: 17 tiểu đoàn của De Castries bị phá tan, 15.000 quân Pháp bị chết, bị thương và mất tích.
 
Top Bottom