CLB Mê Vật lí Rối loạn lo âu

quin_

Học sinh mới
Thành viên
27 Tháng bảy 2022
12
10
6
19
Du học sinh

Marcco

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
30 Tháng sáu 2022
394
1,273
116
Nghệ An
Nghệ An
1658937501381.jpeg1658937529383.jpeg1658937561668.jpeg1658937591665.jpeg
Đây là hình ảnh nè e có thể tham khảo trên mạng nhé
 

Marcco

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
30 Tháng sáu 2022
394
1,273
116
Nghệ An
Nghệ An

Rối loạn lo âu là gì?​

Rối loạn lo âu là một rối loạn cảm xúc đặc trưng bởi cảm giác lo sợ lan tỏa, khó chịu mơ hồ kèm theo các triệu chứng thần kinh tự chủ như đau đầu, vã mồ hôi, hồi hộp, siết chặt ở ngực, khô miệng, khó chịu ở thượng vị, bứt rứt không thể ngồi yên hay đứng yên một chỗ.

Nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu​

Thật khó để xác định nguyên nhân gây rối loạn lo âu, nhưng có một số yếu tố nguy cơ dễ khiến một cá nhân mắc rối loạn lo âu hơn người khác.
-Do di truyền: Rối loạn lo âu cũng có yếu tố di truyền. Các nhà nghiên cứu tại Mỹ đã chỉ ra, cha mẹ hoặc những người thân trong gia đình có tiền sử mắc phải bệnh về tâm lý thì con cái sẽ có nguy cao cơ gặp phải bệnh này.
-Yếu tố tâm lý: Sang chấn tâm lý ở thuở nhỏ, nét tính cách dễ lo âu…
-Yếu tố môi trường, xã hội: stress kéo dài, những căng thẳng từ trong gia đình, môi trường sống, môi trường làm việc…
-Các yếu tố sinh hóa thần kinh

Các triệu chứng rối loạn lo âu​

  • Hoảng loạn, sợ hãi, cảm thấy không chắc chắn hay không an toàn
  • Khó ngủ, sợ hãi, lo lắng cả trong giấc ngủ
  • Không thể giữ bình tĩnh và đứng yên
  • Lạnh, đổ mồ hôi, tê hoặc ngứa ran tay hoặc chân
  • Khó thở, hoặc thở nhanh hơn bình thường
  • Tim đập nhanh
  • Khô miệng, buồn nôn
  • Cơ bắp căng thẳng
  • Chóng mặt
  • Giảm khả năng tập trung
  • Ám ảnh trong suy nghĩ về một vấn đề nhiều lần
  • Có những hành vi nghi thức, như rửa tay, kiểm tra khóa cửa… quá nhiều lần
  • Khó khăn giữ bình tĩnh hoặc vượt qua cơn lo âu

Phương pháp điều trị rối loạn lo âu​

Điều trị hiệu quả nhất của rối loạn lo âu là điều trị kết hợp các liệu pháp tâm lý, điều trị thuốc. Việc điều trị đòi hỏi nhiều thời gian dù là điều trị với thuốc hay tâm lý.

    • Liệu pháp tâm lý trị liệu: Tâm lý gia sẽ dành nhiều thời gian để hỗ trợ tâm lý cho bạn. Qua những cuộc trò chuyện tâm lý nhằm mục đích giúp bạn hiểu thêm về tình trạng của mình, những điều gì đang góp thành khó khăn cho bạn, khám phá bản thân qua đó tìm được hướng giải quyết phù hợp cho mình.
    • Dùng thuốc: Điều trị thuốc có thể kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm hoặc hơn tùy tình hình của mỗi cá nhân. Bạn cần được thăm khám, để bác sĩ có thể xác định loại thuốc nào là phù hợp với bạn, và cần tái khám đều đặn để điều chỉnh liều phù hợp với tình hình thực tế của bạn.
    • Để điều trị rối loạn lo âu, bạn cần sự hỗ trợ của những nhà chuyên môn (bác sĩ tâm thần, tâm lý gia…). Cùng với việc điều trị, có một số điều bạn có thể làm để tự giúp mình giảm nhẹ một số triệu chứng của rối loạn lo âu.
      Dành thời gian cho bản thân mỗi ngày: Có thể là 20 phút thư giãn hoặc một hoạt động nào đó giúp bạn cảm thấy thú vị, thoải mái, dễ chịu.
      Tập thể dục (đi bộ, chạy bộ, bơi lội, yoga…): Tùy vào sức khỏe của bạn mà chọn hoạt động phù hợp. Hoạt động thể dục rất cần thiết, và hiệu quả đối với những người bị rối loạn lo âu.
      • Chăm sóc giấc ngủ
      • Tránh các thức uống có caffein, hoặc chất kích thích
      • Tập luyện hít thở sâu
Những cách trên sẽ giúp bạn trang bị thêm giải pháp giúp bạn giải tỏa, giảm nhẹ căng thẳng. Tuy nhiên, thực tế không có những cách chung cho tất cả người bệnh, mà cần cá thể hóa. Có thể có người phù hợp với cách này, và bạn thì phù hợp với cách khác. Do đó, bạn có thể thử khám phá thêm các hoạt động khác giúp bạn thư giãn, dễ chịu, hoặc thảo luận với nhà tâm lý của bạn.
(Cre: internet)
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: No Hope ツ

Marcco

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
30 Tháng sáu 2022
394
1,273
116
Nghệ An
Nghệ An

Tác động của rối loạn lo âu lên cơ thể

  • Hệ thần kinh trung ương: Các cơn lo lắng và hoảng sợ kéo dài có thể khiến não tiết ra các hormone căng thẳng một cách thường xuyên. Điều này có thể làm tăng tần suất các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt và trầm cảm.
  • Hệ tim mạch: Rối loạn lo âu có thể gây ra nhịp tim nhanh, đánh trống ngực và đau ngực. Người bệnh cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và bệnh tim. Nếu người bệnh đã bị bệnh tim, rối loạn lo âu có thể làm tăng nguy cơ biến cố mạch vành.
  • Hệ bài tiết và tiêu hóa: Lo âu cũng ảnh hưởng đến hệ bài tiết và tiêu hóa của người bệnh. Người bệnh có thể bị đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa khác, bao gồm cả chán ăn. Có thể có mối liên hệ giữa rối loạn lo âu và sự phát triển của hội chứng ruột kích thích (IBS) sau khi bị nhiễm trùng ruột. Hội chứng này có thể gây nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Hệ miễn dịch: Sự lo lắng có thể kích hoạt phản ứng chiến - hay - chạy để đối phó với căng thẳng và giải phóng một lượng lớn các chất hóa học và hormone, như adrenaline. Trong ngắn hạn, điều này làm tăng nhịp đập và nhịp thở của người bệnh, vì vậy não của người bệnh có thể nhận được nhiều oxy hơn. Điều này chuẩn bị cho người bệnh phản ứng thích hợp với một tình huống căng thẳng. Hệ thống miễn dịch của người bệnh thậm chí có thể được tăng cường trong thời gian ngắn. Với căng thẳng không thường xuyên, cơ thể của người bệnh sẽ trở lại hoạt động bình thường khi căng thẳng qua đi.
  • Hệ hô hấp: Lo âu gây ra tình trạng thở nhanh và nông. Nếu bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), người bệnh có thể có nhiều nguy cơ phải nhập viện do các biến chứng liên quan đến lo âu. Lo âu cũng có thể làm cho các triệu chứng hen suyễn trở nên tồi tệ hơn.
  • Tác động khác: Nhức đầu, căng cơ, mất ngủ, phiền muộn, tách rời xã hội là những ảnh hưởng của rối loạn lo âu gây ra cho người bệnh. Tác động đến sức khỏe
    Ai cũng đều trải qua những sự lo lắng, ví dụ như cảm thấy lo lắng trước khi phát biểu trong một cuộc phỏng vấn xin việc. Trong ngắn hạn, lo lắng làm tăng nhịp thở và nhịp tim, tập trung lưu lượng máu lên não. Phản ứng vật lý này là sự chuẩn bị của cơ thể để người bệnh đối mặt với một tình huống căng thẳng. Tuy nhiên, rối loạn lo âu nặng, kinh niên có thể cản trở chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bởi cảm giác lo lắng quá dữ dội, người bệnh có thể bắt đầu cảm thấy váng đầu và buồn nôn. Trạng thái lo lắng quá mức hoặc dai dẳng có thể tác động tàn phá đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Không chỉ được công nhận nhiều nhất về những thay đổi hành vi, rối loạn lo âu cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe.

    Rối loạn lo âu có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của cuộc đời, nhưng chúng thường bắt đầu ở tuổi trung niên. Theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Hoa Kỳ (NIMH), phụ nữ có nhiều khả năng bị rối loạn lo âu hơn nam giới. Trải nghiệm cuộc sống căng thẳng cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn lo âu. Các triệu chứng có thể bắt đầu ngay lập tức hoặc nhiều năm sau đó. Có một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hoặc sử dụng chất kích thích cũng có thể dẫn đến rối loạn lo âu.

    Dưới đây là một số loại rối loạn lo âu thường gặp:
    • Rối loạn lo âu lan tỏa: Rối loạn lo âu lan tỏa là sự lo lắng quá mức không có lý do hợp lý, được chẩn đoán khi người bệnh lo lắng tột độ về nhiều thứ kéo dài trong sáu tháng hoặc lâu hơn. Trường hợp nhẹ, ảnh hưởng của rối loạn lo âu lan tỏa không quá nghiêm trọng, tuy nhiên nếu nặng hơn có thể ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống.
    • Rối loạn lo âu xã hội: Rối loạn này liên quan đến nỗi sợ tê liệt về các tình huống xã hội và bị người khác đánh giá hoặc làm nhục. Nỗi ám ảnh xã hội nghiêm trọng này có thể khiến người ta cảm thấy xấu hổ và cô đơn.
    • Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD): Rối loạn căng thẳng sau chấn thương khởi phát sau khi chứng kiến hoặc trải qua một điều gì đó đau buồn. Các triệu chứng có thể bắt đầu ngay lập tức hoặc bị trì hoãn trong nhiều năm. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm chiến tranh, thiên tai hoặc bị chấn thương. Các đợt rối loạn căng thẳng sau chấn thương có thể được kích hoạt mà không có cảnh báo trước.
    • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD): Những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể cảm thấy quá tải với mong muốn thực hiện các hành động một cách cưỡng chế lặp đi lặp lại hoặc trải qua những suy nghĩ xâm nhập và không mong muốn có thể gây đau khổ (ám ảnh). Những hành vi cưỡng chế phổ biến bao gồm thói quen rửa tay, đếm hoặc kiểm tra thứ gì đó. Những nỗi ám ảnh phổ biến bao gồm lo lắng về sự sạch sẽ, xung động, hung hăng và muốn mọi thứ phải cân xứng.
    • Chứng ám ảnh sợ hãi: Chúng bao gồm chứng sợ không gian chật hẹp, chứng sợ độ cao và nhiều chứng sợ khác. Những nỗi sợ này có thể khiến người bệnh hoảng loạn và luôn tìm cách tránh những tác nhân kích hoạt nỗi sợ.
    • Rối loạn hoảng sợ: Rối loạn hoảng sợ gây ra cơn hoảng loạn, là cảm giác lo âu, khủng hoảng hay sự sụp đổ sắp xảy ra một cách tự phát. Các triệu chứng thực thể bao gồm trống ngực, đau ngực và khó thở. Cơn hoảng sợ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Người bệnh cũng có thể mắc một loại rối loạn lo âu khác bên cạnh rối loạn hoảng sợ (cre:internet)
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom