CLB lịch sử Quyền lực của Dương Đình Nghệ đến đâu?

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Sau khi Khúc Thừa Dụ giành được quyền Tĩnh Hải quân, An Nam tiết độ sứ thì quyền lực họ Khúc bắt đầu được khẳng định. Quan trọng nhất là sự kiện vua Lương ban tiết việt cho Khúc Thừa Mỹ năm 919.
Trong lúc này, nhà Đường sụp đổ (907) nhà Hậu Lương nối ngôi nhưng cát cứ liên miên, vùng nào của Trung Quốc cũng chia năm xẻ bảy, như nhà Chu thời Xuân Thu. 10 năm sau Thanh Hải quân tiết độ sứ là Lưu Nham (Lưu Nghiễm) ly khai nhà Hậu Lương, lập nên Nam Hán (vùng Phiên Ngung của Triệu Đà cũ).
Vậy có thể thấy từ 917-919 trở đi, Nam Hán và Tĩnh Hải có vị thế, diện tích ngang nhau. Mặc dù Nam Hán xưng vương lập quốc riêng, Khúc Thừa Mỹ vẫn dùng danh xưng Tiết độ sứ.
Đến đây có một vấn đề.
Sử Trung Quốc viết rằng Lưu Nghiễm sai Lý Khắc Chính đánh Khúc Thừa Mỹ năm 930, trong khi Toàn thư chép là 923. Chưa biết tại sao có sự chênh lệch này, nhưng diễn biến lúc này có vẻ hơi phức tạp.
Toàn thư chép: "vua Hán sai kiêu tướng là Lý Khắc Chính đem quân sang đánh Giao Châu, bắt được Tiết độ sứ là [Khúc] Thừa Mỹ đem về, [Khắc Chính] lấy bộ tướng của mình là Lý Tiến thay thế. Lý Khắc Chính ở lại giữ Giao Châu, bị tướng của Khúc Hạo là Dương Đình Nghệ người Ái Châu đánh đuổi. Vua Hán trao cho Đình Nghệ tước vị, lấy Lý Tiến làm thứ sử Giao Châu, cùng với Lý Khắc Chính giữ thành, bảo tả hữu rằng: "Dân Giao Chỉ hay làm loạn, chỉ có thể ràng buộc (ki mi) mà thôi".
Giai đoạn này ta có thể thấy, Khắc Chính là người mang quân đánh họ Khúc, "lấy Lý Tiến là bộ tướng của mình để thay thế", khó hiểu là thay thế cái gì. Nếu Lý Tiến làm Tiết độ sứ thì không hợp khi Khắc Chính chỉ giữ Giao Châu. Nhưng Đình Nghệ đánh đuổi là đánh đuổi ai trong khi Khắc Chính và Lý Tiến sau đó vẫn còn làm việc?
Có thể thấy đoạn này là hợp thức hóa việc Nghệ khởi binh năm 923, nghĩa là 8 năm trước khi xưng là Tiết độ sứ (931).
Để xem xét việc này, cần xem lại Tĩnh Hải địa giới như thế nào.
An Nam đô hộ phủ thời Đường có 12 châu, Giao Châu đương nhiên nằm ở trung tâm (Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên), Ái Châu là vùng Thanh Hóa hiện nay. Nam Hán bắt Khúc Thừa Mỹ thì không thể để 1 ai khác làm Tiết độ sứ nữa, vì nãy đã nói, An Nam rộng lớn ngang bằng với Nam Hán thì nếu đặt Tiết độ sứ khác nào kêu nó làm phản. Do vậy giả thuyết là khi Dương Đình Nghệ khởi binh thật ra chỉ đánh đuổi vùng Ái Châu, Lý Tiến vẫn giữ Giao Châu và Khắc Chính có thể nắm quyền lớn hơn một chút. Do thanh thế của Nghệ mạnh nên vua Nam Hán mới kêu chỉ ràng buộc lỏng lẻo mà thôi.
Năm 931, Dương Đình Nghệ xuất quân đánh Lý Tiến, chiếm Giao Châu. Lý Tiến chạy về trong khi Trần Bảo đem viện quân đến, vây thành Giao Châu rồi bị Nghệ giết luôn. Dương Đình Nghệ từ đây xưng là Tiết độ sứ. Nên nhớ, Tiết độ sứ lúc này không phải là thần phục nhà Nam Hán, vì Nam Hán và Tĩnh Hải (An Nam) tương đương nhau. Trung Quốc biến loạn, Hậu Đường đang nắm quyền nhưng chỉ giữ Trung Nguyên, vùng phía Nam chia năm xẻ bảy. Có thể đặt giả thuyết rằng đối với người như Dương Đình Nghệ cho rằng Tiết độ sứ là danh xưng lớn nhất rồi, hoặc đã có sự thiếu sót trong sử thời này.
Năm 937, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ cướp ngôi. Một lần nữa, đây có thể xem là tương đương việc cướp ngôi vua, chứ không hẳn là Kiều Công Tiễn bán nước hay làm theo lệnh vua Nam Hán gì cả. Đến khi Ngô Quyền tấn công Kiều Công Tiễn cũng chỉ là việc tranh giành quyền lực giữa các gia thần của Dương Đình Nghệ. Sau khi Dương Đình Nghệ lên ngôi Tiết độ sứ thì để Quyền giữ Ái Châu. Có lẽ trong số bộ tướng ông mang theo ra Bắc có Kiều Công Tiễn, hoặc Tiễn chính là người ở trung châu. Ngô Quyền đem quân Thanh Nghệ ra đánh đuổi để giành quyền. Cho đến khi Tiễn cầu cứu Nam Hán, thì cuộc biến loạn này mới chuyển sang chiều hướng xâm lược của nước ngoài phức tạp hơn. Và như ta đã biết, sau trận này Quyền xưng vương luôn.
Có thể thấy từ sau Khúc Hạo, quyền lực của Tĩnh Hải quân tiết độ sứ đã tương đương 1 chư hầu của trung nguyên rồi, chứ không hẳn thần phục như trước đây nữa.
Bản đồ bên cạnh là thời kỳ Hậu Lương tiếp nối nhà Đường (sau 907). Màu cam giữ Bắc Kinh là Hậu Lương. Màu xanh dương là Nam Hán còn màu hồng nhạt kế bên là Tĩnh Hải quân (An Nam).

13516684_1037465896345780_7454376966415638185_n.png
 
Top Bottom