Hoạt động kinh tế ảnh hưởng nhiều đến xã hội và văn hóa:
Về xã hội, trồng lúa ảnh hưởng nhiều đến đời sống nhân dân. Nông dân trồng lúa và nộp sản phẩm cho nhà nước; có nhiều lúa gạo thì nhà nước mới duy trì và phát triển bền vững - lúa gạo chính là nguồn chính nuôi sống quốc gia (trích lại ý từ bài 3, sách lịch sử 10). Để củng cố nhà nước bền vững, các Hoàng đế của triều đại luôn chú trọng nông nghiệp (vấn đề ruộng đất của nông dân) để với mục đích ổn định đất nước và trật tự xã hội. Đó là chính sách quân điền của nhà Bắc Ngụy, nhà Đường ở Trung Quốc, nhà Lê sơ ở Đại Việt... để chăm lo đời sống nhân dân và ổn định trật tự xã hội. Chia ruộng đất, thăm ruộng đất của nông dân và làm lễ "cày tịch điền" là một trong những biện pháp tích cực của triều đình nhằm khuyến khích nông dân tăng gia sản xuất, củng cố niềm tin tưởng của nông dân về triều đình biết chăm lo dân, gần dân và hiểu dân. Vào thời cổ đại, triều đại còn tiến hành đào nhiều kênh mương, mở rộng sông ngòi để lúa nước phát triển (chăm lo nông nghiệp đấy)
- Về văn hóa, nông nghiệp ảnh hưởng khá nhiều qua các tín ngưỡng và lễ hội. Lễ hội "cầu mùa" của một số dân tộc như người Dao, người Khơ-mú, người Tày, người Sán Chay.. lễ hội "cầu mưa" của người Chăm... đều mong muốn người yên vật thịnh, mùa màng tốt tươi, lúa đầy bồ gà lợn đầy chuồng. Nhiều dân tộc miền núi có tập quán thờ ông bà Lúa. Như dân tộc Kà Tu ở Thừa Thiên-Huế dành chỗ đẹp nhất trong bếp làm nơi thờ lúa. Một số đồng bào Tây Nguyên khi phát nương làm rẫy cũng tuân thủ nhiều điều kiêng kỵ. Già làng làm lễ cúng Giàng rồi mới ra chỉ nương cho phát. Nếu thấy hiện tượng dây leo không bình thường là điềm “Ông Lúa, bà Lúa không cho ăn nên tìm nương khác.
Có những tín ngưỡng liên quan đến cây lúa. Người ta thờ thần lúa, gọi vía lúa, rước mạ, rước lúa. Người Khơme kể rằng, xưa kia khi lúa chín thóc bay về kho, người không mất công gặt nữa. Nhưng ngày kia, có 2 vợ chồng nọ, sống cạnh kho thóc, cãi nhau gây ra tiếng ồn khó chịu, làm phiền thần Lúa. Thần Lúa bỏ đi. Phải nhiều lần mời mọc khó khăn thần Lúa mới chịu về. Nhưng trong thời gian đó, nạn đói xảy ra ở vùng ấy. Và từ đó về sau, người phải mất công gặt hái mang về.
Chúng ta đã biết chuyện Lang Liêu dâng bánh dày, bánh chưng lên vua cha, bày tỏ lòng biết ơn tổ tiên. Đó là sản phẩm của lúa nếp. Tín ngưỡng cây lúa còn thấy ở lễ hội đền Hùng, ở dấu tích trên trống đồng, trong dân gian và cả trong triều đình, được xem như công việc của Nhà Nước. Theo sử cũ thì hằng năm, vào ngày 4 tháng Giêng âm lịch, sau khi tế thần Tiên Nông, nhà vua đích thân cày một luống cày trên ruộng tịch điền. Lê Đại Hành là ông vua đầu tiên tổ chức lễ cày ruộng tịch điền. Lễ này đến trước Cách mạng tháng Tám vẫn còn.