Hóa 11 QUI TẮC MAC-COP-NHI-COP

Tâm Hoàng

Cựu Cố vấn Hóa
Thành viên
25 Tháng mười 2018
1,560
1,682
251
27
Quảng Bình
Đại học Sư phạm Huế
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

QUY TẮC MACCOPNHICOP
- Phản ứng trên xảy ra khi cộng tác nhân bất đối xứng vào các anken bất đối xứng.
- Quy tắc Maccopnhicop(Markovnikov): Khi cộng HX vào anken không đối xứng thì H sẽ cộng vào C bậc thấp (nhiều nguyên tử H) và X sẽ được cộng vào nguyên tử C bậc cao (có ít nguyên tử H).
Ví dụ:
55628901_343325112957296_6953029818560544768_n.png

- Cơ chế phản ứng: Phản ứng cộng HX vào anken xảy ra theo cơ chế cộng electrophin (AE), xảy ra theo 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn chậm: Tạo cacbocation (giai đoạn này quyết định tốc độ phản ứng)
+ Giai đoạn nhanh:
CACBOCATION: là tiểu phân trung gian kém bền, trong đó nguyên tử C mang điện tích hình thức +
VD: [tex]CH_{3}-CH_{2}^{+} ; (CH_{3})CH^{+}; CH2=CH-CH_{2}^{+}[/tex]
· Ở giai đoạn chậm của phản ứng, tạo ra sản phẩm trung gian là cacbocation, cacbocation này sẽ qui định sản phẩm chính của phản ứng. Cacbocation nào bền hơn thì sản phẩm chính của phản ứng ….
· Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của cacbocation: Điện tích dương càng được giải tỏa thì độ bền của cacbocaction tăng lên => Nguyên tử C của cacbocation liên kết với nhóm thế đẩy e.
- hiệu ứng cảm ứng dương (+I): gốc ankyl,
- hiệu ứng cộng liên hợp dương (+ C) như: - OH, -OCH3, -Cl, gốc hidrocacbon không no (như vinyl, phenyl, ...), -NH2, ...
- Khi cacbocacation liên kết với các nhóm thế hút e (gây hiệu ứng -I, -C) như: -COOH, - CHO, - CF3, …. => Làm giảm độ bền của cacbocation
Xét cơ chế phản ứng: CH3-CH=CH2 + HCl →
Giai đoạn 1: Giai đoạn chậm
55639985_361890637749053_30836061299015680_n.png

Cacbocation A (cacbocation bậc 2) bền hơn cacbocaction B (cacbocation bậc 1) do điện tích dương trên cacbocation A được giải tỏa nhiều hơn.
=> Sản phẩm chính là sp của cacbocation A kết hợp với ion Cl-
Giai đoạn 2: Giai đoạn nhanh
55451716_390216298484624_7076907193752092672_n.png

Ví dụ:
CH2=CH-Br + HBr → CH3-CHBr2 (spc) + CH2Br – CH2Br (spp)
C6H5-CH=CH2 + H2O → (xt: H+) C6H5-CH(OH)-CH3 (spc) + C6H5CH2CH2OH (spp)
Xét phản ứng: CF3-CH=CH2 + HCl
Cơ chế:
Giai đoạn 1:
56119390_2237349466518193_1815874991216918528_n.png

Cacbocation A và B đều liên kết với nhóm thế hút e (-CF3), hiệu ứng của nhóm CF3 gây ra là hiệu ứng -I (hiệu ứng cảm ứng âm) => gốc cacbocation B sẽ bền hơn A vì điện tích dương của B được giải tỏa nhiều hơn A => sản phẩm chính của phản ứng do cacbocaction B qui định.
Giai đoạn 2:
55506872_322102445115077_6103613414876119040_n.png

Ví dụ:
CH2=CH-COOH + HBr → CH2Br-CH2-COOH (spc) + CH3-CHBr-COOH (spp)
KẾT LUẬN
+ Khi C=C liên kết với các gốc như: -R(gốc ankyl); - X (gốc halogen); - OH ; -OR (-OCH3, …); - NH2, … => Pứ theo qui tắc Maccopnhicop.
+ Khi C=C liên kết với các gốc hút e như: - COOH, -CHO, -C=O, - CF3, - NO2, -COX (X là halogen),… => phản ứng theo qui tắc trái Maccopnhicop.
 
Top Bottom