Chào em, em tham khảo gợi ý:
Trong bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh, khổ thơ cuối như một thước phim quay chậm về hình ảnh quê hương trong kí ức của nhà thơ. Mặc dù đang đi học xa nhà nhưng nhà thơ vẫn luôn mang theo quê hương với "màu xanh nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi", với "con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi". Những hình ảnh thân thuộc ấy luôn in đậm trong trái tim người con xa quê, là sợi dây kết nối người con ấy với quê hương. Để rồi, kết thúc bài thơ là điệp khúc nhớ: "Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ", "Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá". Bằng cách biểu đạt tình cảm trực tiếp, nhà thơ diễn tả tấm lòng thiết tha, thành thực về làng quê với cả hình ảnh, màu sắc và hương vị. Đặc biệt là "mùi vị nồng mặn quá". Đó là hương vị của biển cả, thứ hương vị "thấm dần trong thớ vỏ", thứ hương vị đặc trưng cho miền quê với những chàng trai "cả thân hình nồng thở vị xa xăm".