Văn 8 Quê hương- Tế Hanh

gialinh280708

Học sinh mới
Thành viên
17 Tháng mười hai 2021
2
1
6
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề bài: Làm sáng tỏ nhận định: Trong bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh, cả bài thơ chỉ có một từ "mặn" nhưng chất mặn mòi vẫn như thấm sâu trong từng câu chữ, hình ảnh.
Các anh chị cho em xin dàn ý chi tiết, em cảm ơn rất nhiều ạ!
 
Last edited:

Phạm Văn Tuân

Học sinh mới
Thành viên
27 Tháng hai 2022
66
39
11
Hà Nội
Chào em, em tham khảo một số gợi ý sau để tự làm bài em nhé:
1. Mở bài
- Dẫn dắt, giới thiệu ý kiến: "Trong bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh, cả bài thơ chỉ có một từ "mặn" nhưng chất mặn mòi vẫn như thấm sâu trong từng câu chữ, hình ảnh."
2. Thân bài
a. Giải thích ý kiến
- Xuyên suốt bài thơ, chỉ có một từ "mặn" xuất hiện ở khổ thơ cuối: "Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá". "Mùi nồng mặn" là mùi của biển cả quê hương, mùi của vị muối biển gắn liền với cuộc sống của những người dân làng chài.
- Song chất mặn mòi vẫn như thấm sâu trong từng câu chữ, hình ảnh: Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh về làng chài ven biển, hình ảnh của những người ngư dân trong công cuộc chinh phục và khám phá biển khơi, cuộc sống sinh hoạt của người dân vùng biển. Mỗi câu chữ, hình ảnh trong bài thơ đều in đậm dấu ấn của làng chài, của chất "mặn mòi" vùng biển.
b. Chứng minh
* Mở đầu bài thơ, tác giả đã giới thiệu về làng quê của mình: "Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới - Lưới bao vây cách biển nửa ngày sông". Cách giới thiệu thật giản dị, mang đậm dấu ấn của người dân vùng biển - những con người ăn sóng nói gió nên khoảng cách được đo đếm bằng "nửa ngày sông".
* Đến với khổ thơ thứ hai, tác giả đã khắc họa thật sinh động, chân thực hình ảnh quê hương trong lao động:
- Âm hưởng thơ nhẹ nhàng, hình ảnh thơ đẹp, trong sáng, báo hiệu một chuyến ra khơi an toàn, bội thu.
- Nổi bật trong bức tranh ấy là hình ảnh "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã - Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang". Nghệ thuật so sánh cùng động từ "hăng" diễn tả hình ảnh con thuyền lao nhanh ra giữa biển khơi thật dũng mãnh. Hình ảnh ấy cũng nhấn mạnh tư thế làm chủ biển khơi bao la, vẻ đẹp khỏe khoắn đầy khí thế, hứng khởi của những chàng trai vùng biển trong công cuộc chinh phục và khám phá biển khơi.
- Đẹp hơn cả là hình ảnh "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng - Rướn thân trắng bao la thâu góp gió". Nhà thơ đã vô cùng tinh tế bắt được "cái hồn" của sự vật. Bằng phép so sánh và nhân hóa, cánh buồm như có linh hồn, trở thành biểu tượng của làng chài thân thương, là sợi dây kết nối giữa những người ra khơi với gia đình, làng quê. Hình ảnh thơ vì vậy vừa giản dị lại vừa thiêng liêng, cao cả.
* Đến với khổ thơ thứ ba trong bài thơ, tác giả đã rất thành công trong việc khắc họa cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về tấp nập, tươi vui, náo nức với "Những con cá tươi ngon thân bạc trắng". Nổi bật trong khổ thơ là hình ảnh của con người rắn rỏi, mạnh khỏe - những người mang hơi thở của biển cả, mang vị mặn mòi của biển cả trở về đất liền: "Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng - Khắp thân hình nồng thở vị xa xăm". Đặc biệt, trong cảm nhận của Tế Hanh, con thuyền cũng như biết nghỉ ngơi, biết thư giãn sau những ngày ra khơi vất vả cùng ngư dân: "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm - Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Như vậy, mùi vị mặn mòi của biển cả thấm vào trong những sự vật tưởng như vô tri, vô giác...
* Khép lại bài thơ là lời tự bạch chân thành, sâu sắc của nhà thơ: "Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!". Hương vị của biển cả vẫn theo bước nhà thơ trên mọi nẻo đường!
3. Kết bài: Khẳng định vấn đề.
 
Top Bottom