Văn Quê hương ( Tế Hanh)

Đặng Anh Thư

Học sinh chăm học
Thành viên
11 Tháng ba 2017
81
21
114
21
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

em đã được học bài thơ " quê hương" trong chương trình ngữ văn lớp 8. em hãy làm sáng tỏ nhận định " Tế Hanh viết về làng quê của mình với một tình cảm trong sáng, đằm thắm.

*Chú ý: Tiêu đề bài viết không có ý như: Giúp với, mọi người giúp với,.... Tiêu đề gồm: Tiền tố+ Nội dung chính của câu hỏi. Không tái phạm lần sau nhé bạn!
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: hanh2002123

Đặng Anh Thư

Học sinh chăm học
Thành viên
11 Tháng ba 2017
81
21
114
21
Có lẽ tình yêu quê hương là 1 thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng và cao quý đối với mỗi 1 người. Và với Tế Hanh cũng vậy quê hương luôn là nguồn cảm xúc dạt dào trong cuộc đời viết văn của ông để rồi ông viết lên bài thơ quê hương như 1 món quà dành tặng cho quê hương yêu dấu của mình. Bài thơ được ra đời năm 1939 khi ông xa quê nhớ nhà vs 1 cảm xúc trong sáng, 1 tình yêu quê hương tha thiết đã vẽ lên 1 bức tranh lao động đầy sinh động, khỏe khoắn của người dân miền biển nơi đây.

Mở đầu bài thơ là lời giới thiệu về quê hương của tác giả với 1 cách rất tự nhiên, giản dị và ngắn gọn nhưng cũng không kém phần tha thiết, bồi hồi: ' Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới- Nước bao vây cách biển nửa ngày sông' . Có lẽ quê hương trong tâm trí của mỗi 1 con người Việt Nam là mái đình, là giếng nước, là canh rau muống vs cà dầm tương. Nhưng còn đối với Tế Hanh thì quê hương trong ông là 1 làng chài ven biển vs con sông Trà Bông uốn khúc lượn quanh. Lời giới thiệu như ngân lên 1 cảm xúc tự hào , 1 nỗi nhớ khôn nguôi của tác giả đối vs quê hương mình. Đối với ông thì đó cũng là 1 làng chài nghèo như bao làng khác nhưng khi xa quê thì tác giả lại nhớ đến quặn lòng và ông nhớ nhất là khung cảnh: ' Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng- Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá'. Một buổi lao động của người dân làng chài nơi đây bắt đầu bằng 1 buổi sớm mai, khi có nắng hồng của bình minh, khi bầu trời cao rộng trong xanh, khi có gió nhè nhẹ. Đây quả là 1 khung cảnh đẹp, 1 không gian cao rộng, 1 buổi ra khơi lý tưởng báo hiệu 1 ngày lao động đầy hứa hẹn. Trong khung cảnh đó hiện lên hình ảnh những chàng trai khỏe khoắn, mạnh mẽ đang bơi thuyền để ra khơi đánh cá. Nổi bật giữa không gian đó chính là hình ảnh những con thuyền đang băng mình vượt lên phía trước dưới những bàn tay chèo lái khỏe khoắn của người dân làng chài: ' Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã- Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang '. Bằng biện pháp so sánh chiếc thuyền như con tuấn mã và 1 loạt các động từ hăng, phăng, vượt như vẽ lên cho ta thấy hình ảnh 1 con thuyền dũng mãnh, khỏe khoắn đang băng mình ra khơi. Phải chăng đó cũng chính là cái sức sống, cái khí thế đầy tự tin, kiêu hãnh của người dân làng chài nơi đây. Nhưng đẹp hơn cả là hình ảnh cánh buồm trắng no gió đưa con thuyền vượt lên phía trước được tác giả so sánh hết sức độc đáo và bất ngờ: ' Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng- Rướn thân trắng bao la thâu góp gió'. Hai câu thơ trên đã vẽ ra 1 hình ảnh thật đẹp - đó là hình ảnh những cánh buồm cứ nối nhau để giương to để đẩy con thuyền đi xa. Dường như cánh buồm là hình ảnh rất gần gũi, quen thuộc nhưng nay bỗng trở nên lớn lao, thơ mộng vô cùng. Và nhà thơ cảm thấy đó chính là biệu tưởng của hồn làng nên đã dồn hết tình cảm của mình vào ngòi bút để vừa vẽ ra cái hình, vừa thể hiện cái hồn của cánh buồm . So sánh không chỉ đơn thuần làm cho sự việc miêu tả thêm cụ thể mà còn mang 1 vẻ đẹp bay bổng chứa đựng ý nghĩa lớn lao. Nhà thơ đã đem so sánh hình ảnh cánh buồm- 1 vật hữu hình với hình ảnh mảnh hồn làng - 1 khái niệm trừu tượng thì quả là 1 sự so sánh độc đáo và sáng tạo. Vậy mảnh hồn làng là gì? Đó chính là những truyền thống quý báu và bao đức tính cần cù, chăm chỉ của người dân làng chài nơi đây. Bằng biện pháp so sánh hết sức độc đáo nhà thơ đã khiến cho cánh buồm cũng trở nên thật có hồn , thật thiêng liêng và xúc động biết bao. Cánh buồm không chỉ giương to để đưa con thuyền vượt lên phía trước mà còn rướn thân trắng bao la thâu góp gió . bằng động từ rướn rất mạnh mẽ và hình ảnh rướn thân trắng cũng rất gợi cảm, khuyến rũ đã gợi lên sự trong sáng, vẻ đẹp thuần khiết của cánh buồm cũng như của mảnh hồn làng. Không chỉ vậy mà cánh buồm còn rướn thân trắng để bao la thâu góp gió với đại dương, vs biển cả. Câu thơ như thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên, chinh phục đại dương bao la của những con người vùng miền biển.

8 câu thơ đầu tác giả đã vẽ ra hình ảnh đoàn thuyền ra khơi đánh bằng bút pháp rất lãng mạn thì 8 câu thơ sau khi đoàn thuyền đánh cá trở về thì ông lại thực tả đến từng chi tiết:

Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về

Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng

Bằng các tính từ ồn ào, tấp nập như gợi ra 1 khung cảnh háo hức, nhộn nhịp của người dân nơi đây đang đón con thuyền trở về khơi. Đọc những câu thơ ta tưởng như được sống giữa cái khung cảnh đông vui ấy, được nghe những lời cảm tạ rất mực chân thành của người dân làng chài đến trời đất đã sóng yên biển lặng để đoàn thuyền đánh cá an toàn trở về. Trên những chiếc ghe thì chứa đầy ắp những con cá tươi ngon thân bạc trắng nhìn trông thật thích mắt. Niềm vui của Tế Hanh khi đón đoàn thuyền đánh cá trở về bừng lên trong cái không khí tấp nập ấy rồi lại lắng xuống trước hình ảnh của những chàng thanh niên - những người dân miền biển : ' Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng- Cả thân hình nồng thở vị xa xăm' . Sau 1 chuyến đi biển vất vả không hề có dấu hiệu của sự vất vả, mệt mỏi. Biển đêm không làm con người sợ hãi và yếu đuối. ' làn da ngăm rám nắng' là làn da đặc trưng của con người nơi đây, vốn đã trải qua dầu dãi nắng mưa nay ánh lên sự rắn rỏi, mạnh mẽ. Bước xuống đất liền từ con thuyền chòng chành cập bến các anh như những chàng Thạch Sanh vùng biển với thân hình nồn thở vị xa xăm. Không chỉ làn da mà còn từ ánh mắt, bước đi và cả thân hình đều nồng thở vị mặn mòi của biển. Vậy vị xa xăm là gì? Phải chăng đó chính là hương vị của phương xa, là nắng là gió của biển hay đó còn là hơi thở của đại dương nữa. “Xa xăm” vốn là cảm nhận của thị giác chỉ sự xa xôi, mơ hồ nay lại được kết hợp với từ ngữ chỉ xúc giác'vị' khiến câu thơ thật tinh tế. Trong từ nồng thở còn như ẩn chứa 1 sức mạnh dồi dào đã được tôi rèn từ lâu trong tâm hồn để từ làn da, ánh mắt, nụ cười .... đều sáng bừng sự sống .
 

Đặng Anh Thư

Học sinh chăm học
Thành viên
11 Tháng ba 2017
81
21
114
21
Có lẽ tình yêu quê hương là 1 thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng và cao quý đối với mỗi 1 người. Và với Tế Hanh cũng vậy quê hương luôn là nguồn cảm xúc dạt dào trong cuộc đời viết văn của ông để rồi ông viết lên bài thơ quê hương như 1 món quà dành tặng cho quê hương yêu dấu của mình. Bài thơ được ra đời năm 1939 khi ông xa quê nhớ nhà vs 1 cảm xúc trong sáng, 1 tình yêu quê hương tha thiết đã vẽ lên 1 bức tranh lao động đầy sinh động, khỏe khoắn của người dân miền biển nơi đây.

Mở đầu bài thơ là lời giới thiệu về quê hương của tác giả với 1 cách rất tự nhiên, giản dị và ngắn gọn nhưng cũng không kém phần tha thiết, bồi hồi: ' Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới- Nước bao vây cách biển nửa ngày sông' . Có lẽ quê hương trong tâm trí của mỗi 1 con người Việt Nam là mái đình, là giếng nước, là canh rau muống vs cà dầm tương. Nhưng còn đối với Tế Hanh thì quê hương trong ông là 1 làng chài ven biển vs con sông Trà Bông uốn khúc lượn quanh. Lời giới thiệu như ngân lên 1 cảm xúc tự hào , 1 nỗi nhớ khôn nguôi của tác giả đối vs quê hương mình. Đối với ông thì đó cũng là 1 làng chài nghèo như bao làng khác nhưng khi xa quê thì tác giả lại nhớ đến quặn lòng và ông nhớ nhất là khung cảnh: ' Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng- Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá'. Một buổi lao động của người dân làng chài nơi đây bắt đầu bằng 1 buổi sớm mai, khi có nắng hồng của bình minh, khi bầu trời cao rộng trong xanh, khi có gió nhè nhẹ. Đây quả là 1 khung cảnh đẹp, 1 không gian cao rộng, 1 buổi ra khơi lý tưởng báo hiệu 1 ngày lao động đầy hứa hẹn. Trong khung cảnh đó hiện lên hình ảnh những chàng trai khỏe khoắn, mạnh mẽ đang bơi thuyền để ra khơi đánh cá. Nổi bật giữa không gian đó chính là hình ảnh những con thuyền đang băng mình vượt lên phía trước dưới những bàn tay chèo lái khỏe khoắn của người dân làng chài: ' Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã- Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang '. Bằng biện pháp so sánh chiếc thuyền như con tuấn mã và 1 loạt các động từ hăng, phăng, vượt như vẽ lên cho ta thấy hình ảnh 1 con thuyền dũng mãnh, khỏe khoắn đang băng mình ra khơi. Phải chăng đó cũng chính là cái sức sống, cái khí thế đầy tự tin, kiêu hãnh của người dân làng chài nơi đây. Nhưng đẹp hơn cả là hình ảnh cánh buồm trắng no gió đưa con thuyền vượt lên phía trước được tác giả so sánh hết sức độc đáo và bất ngờ: ' Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng- Rướn thân trắng bao la thâu góp gió'. Hai câu thơ trên đã vẽ ra 1 hình ảnh thật đẹp - đó là hình ảnh những cánh buồm cứ nối nhau để giương to để đẩy con thuyền đi xa. Dường như cánh buồm là hình ảnh rất gần gũi, quen thuộc nhưng nay bỗng trở nên lớn lao, thơ mộng vô cùng. Và nhà thơ cảm thấy đó chính là biệu tưởng của hồn làng nên đã dồn hết tình cảm của mình vào ngòi bút để vừa vẽ ra cái hình, vừa thể hiện cái hồn của cánh buồm . So sánh không chỉ đơn thuần làm cho sự việc miêu tả thêm cụ thể mà còn mang 1 vẻ đẹp bay bổng chứa đựng ý nghĩa lớn lao. Nhà thơ đã đem so sánh hình ảnh cánh buồm- 1 vật hữu hình với hình ảnh mảnh hồn làng - 1 khái niệm trừu tượng thì quả là 1 sự so sánh độc đáo và sáng tạo. Vậy mảnh hồn làng là gì? Đó chính là những truyền thống quý báu và bao đức tính cần cù, chăm chỉ của người dân làng chài nơi đây. Bằng biện pháp so sánh hết sức độc đáo nhà thơ đã khiến cho cánh buồm cũng trở nên thật có hồn , thật thiêng liêng và xúc động biết bao. Cánh buồm không chỉ giương to để đưa con thuyền vượt lên phía trước mà còn rướn thân trắng bao la thâu góp gió . bằng động từ rướn rất mạnh mẽ và hình ảnh rướn thân trắng cũng rất gợi cảm, khuyến rũ đã gợi lên sự trong sáng, vẻ đẹp thuần khiết của cánh buồm cũng như của mảnh hồn làng. Không chỉ vậy mà cánh buồm còn rướn thân trắng để bao la thâu góp gió với đại dương, vs biển cả. Câu thơ như thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên, chinh phục đại dương bao la của những con người vùng miền biển.

8 câu thơ đầu tác giả đã vẽ ra hình ảnh đoàn thuyền ra khơi đánh bằng bút pháp rất lãng mạn thì 8 câu thơ sau khi đoàn thuyền đánh cá trở về thì ông lại thực tả đến từng chi tiết:

Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về

Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng

Bằng các tính từ ồn ào, tấp nập như gợi ra 1 khung cảnh háo hức, nhộn nhịp của người dân nơi đây đang đón con thuyền trở về khơi. Đọc những câu thơ ta tưởng như được sống giữa cái khung cảnh đông vui ấy, được nghe những lời cảm tạ rất mực chân thành của người dân làng chài đến trời đất đã sóng yên biển lặng để đoàn thuyền đánh cá an toàn trở về. Trên những chiếc ghe thì chứa đầy ắp những con cá tươi ngon thân bạc trắng nhìn trông thật thích mắt. Niềm vui của Tế Hanh khi đón đoàn thuyền đánh cá trở về bừng lên trong cái không khí tấp nập ấy rồi lại lắng xuống trước hình ảnh của những chàng thanh niên - những người dân miền biển : ' Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng- Cả thân hình nồng thở vị xa xăm' . Sau 1 chuyến đi biển vất vả không hề có dấu hiệu của sự vất vả, mệt mỏi. Biển đêm không làm con người sợ hãi và yếu đuối. ' làn da ngăm rám nắng' là làn da đặc trưng của con người nơi đây, vốn đã trải qua dầu dãi nắng mưa nay ánh lên sự rắn rỏi, mạnh mẽ. Bước xuống đất liền từ con thuyền chòng chành cập bến các anh như những chàng Thạch Sanh vùng biển với thân hình nồn thở vị xa xăm. Không chỉ làn da mà còn từ ánh mắt, bước đi và cả thân hình đều nồng thở vị mặn mòi của biển. Vậy vị xa xăm là gì? Phải chăng đó chính là hương vị của phương xa, là nắng là gió của biển hay đó còn là hơi thở của đại dương nữa. “Xa xăm” vốn là cảm nhận của thị giác chỉ sự xa xôi, mơ hồ nay lại được kết hợp với từ ngữ chỉ xúc giác'vị' khiến câu thơ thật tinh tế. Trong từ nồng thở còn như ẩn chứa 1 sức mạnh dồi dào đã được tôi rèn từ lâu trong tâm hồn để từ làn da, ánh mắt, nụ cười .... đều sáng bừng sự sống .
không biết liệu viết thế này đã ổn chưa nhỉ?? mấy bạn trên diễn đàn
 

lương tú linh

Học sinh mới
Thành viên
8 Tháng năm 2017
11
7
16
21
TP Vinh
Mình nghĩ ở phần mở bài bạn nên thêm: Đọc bài thơ, có ý kiến cho rằng: " Tế Hanh viết về làng quê của mình với một tình cảm trong sáng, đằm thắm ". Vì đây là văn chứng minh nên bạn nên lược bớt đi cảm xúc thì hay hơn. Ở phần luận điểm 1, bạn có thể phân tích một ít về vị trí đặc biệt của làng chài: " Nước bao vây cách biển nửa ngày sông". Đây chính là khoảng cách rất riêng, rất độc đảo của những người vùng sông nước: lấy thời gian để tính khoảng cách. Ở luận điểm 2, bạn nên phân tích rõ hơn hình ảnh chiếc thuyền trở về.
Bạn đã có 8 câu thơ đầu, 8 câu sau, vậy còn 4 câu cuối ?. Đoạn thơ cuối là đoạn thơ bộc lộ rõ nhất tình cảm của Tế Hanh dành cho quê
mình nên theo mình thì bạn cần phân tích đoạn thơ cuối. Trong bài văn của bạn viết thì cơ bản là ổn nhưng bạn thiếu đánh giá tác phẩm và kết bài.
P/s: Đây chỉ là ý kiến riêng mình. Bạn có thể tham khảo để hoàn thiện bài viết.
 
Top Bottom