- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
* Vị trí địa chiến lược : để luận giải rõ hơn, sâu hơn tại sao vùng đất này là :
- Địa danh mà hồi thế kỷ XVI, XVII có nhiều thương nhân Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ...đã đến đây bằng đường biển để tạo dựng những không gian thuận lợi cho việc buôn bán. Và những thương nhân nước ngoài đó đã lập thương điếm nổi tiếng khu vực Đông Nam Á thời trung - cận đại. Họ đã ở lại, lập nên các khu phố, những kiến trúc chùa chiền, hội quán để tạo nên một phố cổ Hội An ngày nay- một Di sản văn hóa thế giới.
- Vị trí mà cả Pháp và Mỹ đều chọn nơi này là điểm đổ bộ, tấn công đầu tiên. Cách đây hơn 160 năm , Liên quân Pháp- Tây Ban Nha đã tấn công bán đảo Sơn Trà - Đà Nẵng, mở đầu cho sự xâm lược và đô hộ của thực dân phương Tây. Tháng 3.1965, quân đội viễn chinh Mỹ và các nước đồng minh Mỹ cũng đã đem quân đổ bộ vào Đà Nẵng, mở đầu cho quá trình chính thức can thiệp quân sự của Mỹ vào miền Nam Việt Nam. Và sau đó, chính Đà Nẵng là một trong những căn cứ liên hiệp quân sự lớn nhất của Mỹ ở miền Nam Việt Nam.
* Về mặt lịch sử- văn hóa.
- Quảng Nam- Đà Nẵng trong lịch sử thời cận - hiện đại cũng chính là cái nôi của phong trào "duy tân" gắn liền với tên tuổi của các cụ Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng..., của phong trào chống thuế miền Trung; là quê hương của nhiều danh nhân lịch sử, anh hùng, tấm gương kiên trung với dân, với nước trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc như nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, AHLLVT Nguyễn Thị Lý, Anh hùng Liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi. Điều đặc biệt, đây chính là vùng đất có nhiều bà mẹ được Nhà nước phong tặng, truy tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" ( số lượng nhiều nhất nước)trong 2 cuộc kháng chiến trường chinh chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ . Tiêu biểu nhất là mẹ Nhu ( Đà Nẵng), mẹ Thứ ( Quảng Nam). Có lẽ, Quảng Nam- Đà Nẵng là một miền quê nghèo khó trong nhiều vùng quê chịu nhiều khổ đau, mất mát vì chiến tranh nên có thể đã là một trong nhiều nguyên nhân làm nên cái khí phách ngoan cường trong đấu tranh cách mạng. Chiến thắng Núi Thành- Quảng Nam (1965) làm nên thất bại đầu tiên của quân viễn chinh Mỹ khi vừa vào miền Nam và Hồ Chủ tịch đã tăng nhân dân Quảng Nam danh hiệu "Trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mỹ".
Điều mà tôi thấy nghĩ suy, trăn trở là cứ mỗi lần đi qua, dừng lại ghé thăm vùng đất này, quan sát, để ý từ năm 1993 đến nay, vẫn còn rất nhiều gia đình, thôn xóm ở Hòa Vang, Đại Lộc, Duy Xuyên...vẫn còn trang trí trước nhà, trước cổng làng câu khẩu hiệu quen thuộc của Hồ Chủ tịch thời chống Mỹ "Không có gì quý hơn độc lập, tự do".
- Là một trong những địa bàn sinh sống chủ yếu của người Champa xưa và chính họ đã để lại cho nhiều vùng đất của dải đất miền Nam Trung bộ những dấu ấn văn hóa đặc sắc trong cộng đồng 54 dân tộc Việt hiện nay về chữ viết, tôn giáo, kiến trúc, các lễ hội, lễ nghi dân tộc, tôn giáo, đặc biệt là Thánh địa Mỹ Sơn ở huyện Duy Xuyên- tỉnh Quảng Nam.
* Hiện tại.
- Lần đầu tiên đi qua (1993) và dừng lại khám phá (1998) Đà Nẵng, và sau đó có nhiều lần vào Đà Nẵng tham dự các cuộc hội thảo khoa học quốc gia, các cuộc tập huấn cán bộ, giáo viên Sử cốt cán trường chuyên toàn quốc do Bộ GD&ĐT tổ chức. Tiếp cận và chuyện trò với rất nhiều người dân Đà thành hơn 20 năm qua, khi nhắc đến ông Nguyễn Bá Thanh- nguyên Bí thư, Chủ tịch thành phố, hầu hết họ đều giành cho Ông những mỹ từ kính trọng- một điều hiếm hoi hiện nay ở các địa phương khi nói về lãnh đạo của họ.
- Đà Nẵng - "thành phố đáng sống" trong những năm gần đây đã trải qua nhiều biến động về mặt nhân sự lãnh đạo của thành phố ( điều này thì không chỉ riêng Đà Nẵng mới có). Nhiều doanh nhân, quan chức bị kỷ luật, truy tố trước pháp luật thời "hậu Bá Thanh" liên quan đến quá trình "đô thị hóa" gắn liền với đất đai, bất động sản. Cứ mỗi lần có cơ hội ghé thăm, quan sát tổng thể và cả cụ thể, một thực tế mà mọi du khách cũng như người dân Đà thành không thể phủ nhận là sự thay đổi bộ mặt "thành phố của những chiếc cầu nổi tiếng". Những chiếc cầu đẹp và độc đáo ( cầu Nguyễn Văn Trỗi, Trần Thị Lý, cầu quay sông Hàn, cầu Thuận Phước, cầu Rồng...) đã làm nên những ấn tượng, những điểm nhấn cho kiến trúc hạ tầng đô thị nơi đây. Nhìn trên đỉnh đèo Hải Vân ngắm xuống Đà Nẵng, sẽ không ngoa khi nói Đà Nẵng gần giống Hồng Công với hàng trăm khu chung cư, khách sạn, khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, nhà công sở của nhà nước và tư nhân đua nhau mọc lên ven biển thách thức không gian.
Đà Nẵng đã trở thành thành phố du lịch lớn nhất miền Trung, đã thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng vào những ngày nghỉ lễ. Nếu không đặt chỗ, đặt phòng, đặt vé trước hàng tháng trời thì du khách khó có thể đến và nghỉ tại thành phố này trong những ngày nghỉ lễ.
Du lịch - dịch vụ đã mang lại cho Hà thành nguồn thuế và thu ngân sách không hề nhỏ. Quan sát các du khách đến nhiều điểm du lịch văn hóa, lịch sử và tâm linh của thành phố này, thì du khách Tây áp đảo Việt, du khách đến từ khu vực Đông Bắc Á áp đảo du khách Âu- Mỹ.
Một Đà Nẵng hiện đại đang đổi thay từng ngày và cũng một Đà Nẵng đang đứng trước nhiều thách thức để có thể muốn giữ vững thương hiệu "thành phố đáng sống" !
Tác giả: Ths Trần Trung Hiếu (Nghệ An)
- Địa danh mà hồi thế kỷ XVI, XVII có nhiều thương nhân Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ...đã đến đây bằng đường biển để tạo dựng những không gian thuận lợi cho việc buôn bán. Và những thương nhân nước ngoài đó đã lập thương điếm nổi tiếng khu vực Đông Nam Á thời trung - cận đại. Họ đã ở lại, lập nên các khu phố, những kiến trúc chùa chiền, hội quán để tạo nên một phố cổ Hội An ngày nay- một Di sản văn hóa thế giới.
- Vị trí mà cả Pháp và Mỹ đều chọn nơi này là điểm đổ bộ, tấn công đầu tiên. Cách đây hơn 160 năm , Liên quân Pháp- Tây Ban Nha đã tấn công bán đảo Sơn Trà - Đà Nẵng, mở đầu cho sự xâm lược và đô hộ của thực dân phương Tây. Tháng 3.1965, quân đội viễn chinh Mỹ và các nước đồng minh Mỹ cũng đã đem quân đổ bộ vào Đà Nẵng, mở đầu cho quá trình chính thức can thiệp quân sự của Mỹ vào miền Nam Việt Nam. Và sau đó, chính Đà Nẵng là một trong những căn cứ liên hiệp quân sự lớn nhất của Mỹ ở miền Nam Việt Nam.
* Về mặt lịch sử- văn hóa.
- Quảng Nam- Đà Nẵng trong lịch sử thời cận - hiện đại cũng chính là cái nôi của phong trào "duy tân" gắn liền với tên tuổi của các cụ Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng..., của phong trào chống thuế miền Trung; là quê hương của nhiều danh nhân lịch sử, anh hùng, tấm gương kiên trung với dân, với nước trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc như nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, AHLLVT Nguyễn Thị Lý, Anh hùng Liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi. Điều đặc biệt, đây chính là vùng đất có nhiều bà mẹ được Nhà nước phong tặng, truy tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" ( số lượng nhiều nhất nước)trong 2 cuộc kháng chiến trường chinh chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ . Tiêu biểu nhất là mẹ Nhu ( Đà Nẵng), mẹ Thứ ( Quảng Nam). Có lẽ, Quảng Nam- Đà Nẵng là một miền quê nghèo khó trong nhiều vùng quê chịu nhiều khổ đau, mất mát vì chiến tranh nên có thể đã là một trong nhiều nguyên nhân làm nên cái khí phách ngoan cường trong đấu tranh cách mạng. Chiến thắng Núi Thành- Quảng Nam (1965) làm nên thất bại đầu tiên của quân viễn chinh Mỹ khi vừa vào miền Nam và Hồ Chủ tịch đã tăng nhân dân Quảng Nam danh hiệu "Trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mỹ".
Điều mà tôi thấy nghĩ suy, trăn trở là cứ mỗi lần đi qua, dừng lại ghé thăm vùng đất này, quan sát, để ý từ năm 1993 đến nay, vẫn còn rất nhiều gia đình, thôn xóm ở Hòa Vang, Đại Lộc, Duy Xuyên...vẫn còn trang trí trước nhà, trước cổng làng câu khẩu hiệu quen thuộc của Hồ Chủ tịch thời chống Mỹ "Không có gì quý hơn độc lập, tự do".
- Là một trong những địa bàn sinh sống chủ yếu của người Champa xưa và chính họ đã để lại cho nhiều vùng đất của dải đất miền Nam Trung bộ những dấu ấn văn hóa đặc sắc trong cộng đồng 54 dân tộc Việt hiện nay về chữ viết, tôn giáo, kiến trúc, các lễ hội, lễ nghi dân tộc, tôn giáo, đặc biệt là Thánh địa Mỹ Sơn ở huyện Duy Xuyên- tỉnh Quảng Nam.
* Hiện tại.
- Lần đầu tiên đi qua (1993) và dừng lại khám phá (1998) Đà Nẵng, và sau đó có nhiều lần vào Đà Nẵng tham dự các cuộc hội thảo khoa học quốc gia, các cuộc tập huấn cán bộ, giáo viên Sử cốt cán trường chuyên toàn quốc do Bộ GD&ĐT tổ chức. Tiếp cận và chuyện trò với rất nhiều người dân Đà thành hơn 20 năm qua, khi nhắc đến ông Nguyễn Bá Thanh- nguyên Bí thư, Chủ tịch thành phố, hầu hết họ đều giành cho Ông những mỹ từ kính trọng- một điều hiếm hoi hiện nay ở các địa phương khi nói về lãnh đạo của họ.
- Đà Nẵng - "thành phố đáng sống" trong những năm gần đây đã trải qua nhiều biến động về mặt nhân sự lãnh đạo của thành phố ( điều này thì không chỉ riêng Đà Nẵng mới có). Nhiều doanh nhân, quan chức bị kỷ luật, truy tố trước pháp luật thời "hậu Bá Thanh" liên quan đến quá trình "đô thị hóa" gắn liền với đất đai, bất động sản. Cứ mỗi lần có cơ hội ghé thăm, quan sát tổng thể và cả cụ thể, một thực tế mà mọi du khách cũng như người dân Đà thành không thể phủ nhận là sự thay đổi bộ mặt "thành phố của những chiếc cầu nổi tiếng". Những chiếc cầu đẹp và độc đáo ( cầu Nguyễn Văn Trỗi, Trần Thị Lý, cầu quay sông Hàn, cầu Thuận Phước, cầu Rồng...) đã làm nên những ấn tượng, những điểm nhấn cho kiến trúc hạ tầng đô thị nơi đây. Nhìn trên đỉnh đèo Hải Vân ngắm xuống Đà Nẵng, sẽ không ngoa khi nói Đà Nẵng gần giống Hồng Công với hàng trăm khu chung cư, khách sạn, khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, nhà công sở của nhà nước và tư nhân đua nhau mọc lên ven biển thách thức không gian.
Đà Nẵng đã trở thành thành phố du lịch lớn nhất miền Trung, đã thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng vào những ngày nghỉ lễ. Nếu không đặt chỗ, đặt phòng, đặt vé trước hàng tháng trời thì du khách khó có thể đến và nghỉ tại thành phố này trong những ngày nghỉ lễ.
Du lịch - dịch vụ đã mang lại cho Hà thành nguồn thuế và thu ngân sách không hề nhỏ. Quan sát các du khách đến nhiều điểm du lịch văn hóa, lịch sử và tâm linh của thành phố này, thì du khách Tây áp đảo Việt, du khách đến từ khu vực Đông Bắc Á áp đảo du khách Âu- Mỹ.
Một Đà Nẵng hiện đại đang đổi thay từng ngày và cũng một Đà Nẵng đang đứng trước nhiều thách thức để có thể muốn giữ vững thương hiệu "thành phố đáng sống" !
Tác giả: Ths Trần Trung Hiếu (Nghệ An)
Last edited: