Sử Quân nhà Nguyễn có thật sự trang bị kém ?

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Ở trận đại đồn Chí Hòa: theo ước tính của phía Pháp quân của Nguyễn Tri Phương có khoản 21.000 quân chính quy, 10.000 quân Đồn điền và ở Biên Hòa có 15.000 quân từ miền Trung vào.
Con số thực tế e là chưa tới 1/3 số trên vì khi Pháp đánh Đà Nẵng, gần sát kinh đô mà quân triều đình ở đó chỉ có 3.200 người, thì ở Gia Định xa xăm, không thể có hơn 2 vạn được.
Tư liệu của nhà văn Phan Trần Chúc viết:
Sau khi bao vây được quân Pháp, Nguyễn Tri Phương cho quân liều chết dưới mưa đạn để hãm đồn Cây Mai. Trong đêm 3 và 4 tháng 7 năm 1860, 3.000 quân của ông đã anh dũng chiếm được một đồn lũy do Đại úy người Tây Ban Nha Fernandez chỉ huy với 100 lính Tây Ban Nha và 60 lính Pháp.
Như vậy tạm ước tính quân đóng ở đồn Chí Hòa có thể rơi vào tầm 5000 quân chính quy chưa tính dân quân.
Vậy trang bị của số quân này có chăng chỉ là hàng lạnh dao kiếm ?
Khi bị Pháp chiếm quân Pháp đếm được tới 2.000 súng bắn đá lửa, 2.000 kg thuốc súng, 150 trọng pháo các cỡ và rất nhiều lương thực bị bỏ lại.
Như vậy về hỏa khí quân nhà Nguyễn chỉ thua về mặt công nghệ chứ không thiếu về số lượng.
Vậy quân nhà Nguyễn hèn nhát ?
Một sĩ quan Pháp đã từng tham dự cuộc công kích Chí Hòa là Phillippe Aude đã viết trong 1 bức thư ngày 28 tháng 3 năm 1861:
Những chiến lũy mà người Việt Nam dựng lên rất kiên cố đều bằng đất sét cốt tre...Quân Việt Nam rất can đảm…cũng như lòng khinh thường trước cái chết… Trong khi giao chiến họ dùng giáo, thứ khí giới này chỉ đâm được quân địch cách 4 thước, đó là 1 lối tự vệ rất can đảm, đến quân Tàu cũng chưa bao giờ nghĩ đến.
Trích báo cáo của Pháp:
Quân ta (Pháp) gồm 4.000 quân đã tấn công thành lũy. Chúng ta đã chiếm được thành nhưng thiếu tướng Vassivigne bị 1 viên đạn bắn trúng cánh tay. Đại tá Palanca người Tây Ban Nha bị 1 viên vào bắp chân, nhiều sĩ quan khác bị trọng thương. Người Nam có SÚNG TỐT và dũng cảm hơn người Tây nhiều...
Sĩ quan tham dự trận là Trung úy Hải quân Pháp Léopold Pallu kể:
Bốn giờ sáng ngày 24 tháng 2 năm 1861, quân Pháp được lệnh tập họp. Đến 5 giờ 30 phút, đoàn quân bắt đầu lên đường. Khi ấy, pháo binh từ các chùa Barbet (chùa Khải Tường), Chochetons, Cây Mai đã bắn được một giờ rồi; và các toán quân Việt cũng đã kéo nhau dàn ra các ngả đường để phòng ngự.
(Trên đường), đại pháo do ngựa kéo bất thần nhả đạn vào đồn Redoute (sử Việt ghi là Đồn Hữu). Đối phương lập tức đốt khói để che và mặc dầu súng nhỏ và các điều kiện quân sự thua thiệt, họ vẫn kháng cự quyết liệt...Pháo binh chịu trận trước tiên; chỉ trong vài phút, nhiều pháo thủ và ngựa bị trúng đạn…mặc dù tầm đạn của ta chính xác, liên tục và ưu thế hơn, nhưng sức kháng cự của bọn An Nam không bị đánh tan cũng không nao núng chút nào.
Thương vong của ta tăng lên; Đại tướng de Vassoigne, Đại tá Tây Ban Nha Palanca Gutierrez, Chuẩn úy Lesèble và thượng sĩ Joly bị thương nặng. Thủy sư đề đốc (Léonard Charner) bèn trực tiếp cầm quân và ra hiệu lịnh...Khi các quân lính Pháp đầu tiên nhảy được vào bên trong, trên các các bệ bắn phía sau tường, thì họ thấy quân An Nam thối lui mang theo giáo mác, súng lớn và súng tay của họ. Quân An Nam lùi lại một bước thế thôi, gần như thản nhiên, giống như những người thợ đang làm việc rồi ngưng tay; thật quả là lạ lùng, mặc dù tình thế cấp bách vì cả một đạo quân đang trèo lên tường để tràn vào; chỉ có một số thật ít bỏ chạy mà thôi. Trong mấy phút sau là họ rút về phía đại quân có cờ đuôi nheo phấp phới bên trong thành Kỳ Hòa.
Trong trận đánh ngày 24 tháng 2 này, quân An Nam chấp nhận đối đầu bằng đại pháo với ta tuy họ yếu kém nhưng không thấy lòng can trường của họ bị sứt mẻ hay nao núng một chút nào cả: nhiều xác chết rải rác dọc theo tường phòng thủ cho thấy hiệu quả của súng nòng có khía của ta. Nhưng khi quân ta xung phong, tiến thẳng vào họ, thì họ thối lui nhưng không chạy, khoảng cách vẫn còn nhìn thấy nhau. Chuyện này cũng thấy ghi trong các phúc trình về những trận đánh trước đây ở Sài Gòn và Touranne.
(Sau khi vượt qua được 6 hàng hầm chông và 2 hào sâu, quân Pháp) đến được bờ đất dựa tường thành thì hai bên lại đánh nhau kịch liệt nhất, chưa từng thấy giữa người An Nam và người Âu châu. Quân sĩ nào mà leo lên được tường thành, thì hoặc dùng thang, hoặc trèo lên vai các đồng đội, hoặc níu vào các cọc thấp của các bàn chông, họ bị bắn ngay trước mặt, hoặc bị nồi lửa của địch ném phỏng mặt mày, hoặc bị giáo đâm lọt ra ngoài. Những người trèo lên trước nhất trên tường thành, và trước khi bị đánh bật trở xuống, đều thấy một cảnh tượng khác hẳn khi trèo lên tường ngày hôm trước: bên trong trên bệ đứng bắn đầy lính phòng ngự, kẻ thì mang súng dài, kẻ thì mang giáo hay súng ngắn, rình quân ta bên ngoài trèo vào...
Như vậy có thể thấy dù thua về mặt công nghệ nhưng trang bị về hỏa khí không hề thiếu thậm chí nếu ứng dụng tốt chiến thuật của Nguyễn Tri Phương thậm chí còn khắc chế được hỏa khí tiên tiến của đối phương. Lòng can đảm của binh sỹ người Việt cũng không hề hèn nhát bỏ chạy khi thấy tây thậm chí còn dũng cảm liều chết đến cùng.
Nhưng đơn giản khi cuộc chiến chưa kết thúc thì triều đình đã nhanh chóng phân lô bán nền cho giặc, khiến cho sỹ khí không còn để nên về sau chưa đánh đã tan, súng chưa nổ đã vội hàng.

inbound5732274635983271472.jpg

Nguồn: đơn vị tác chiến điện tử
 
  • Like
Reactions: Kuro-chan
Top Bottom