Sử 7 quân đội

H

hoahoctro.vip

Thực hiện chính sách ngụ binh ư nông
Có 2 loại quân : Triều đình và địa phương
Có nhiều loại binh chủng: bộ binh, tượng binh, thủy binh, kị binh
 
B

boylov3_shin

Lê Thánh Tông quan tâm xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng. Ông đã thực hiện thay đổi lớn trong quân đội trong thời gian trị vì.
*Chế độ trưng tập
Năm 1465, Lê Thánh Tông cho làm hộ tịch trong cả nước. Cứ 3 năm một lần làm lại hộ khẩu gọi là “tiểu điển”, 6 năm một lần gọi là “đại điển. Cứ 6 năm 1 lần, các xã trưởng mang sổ hộ khẩu của mình lên kinh đô chiếu vào viết lại trong chính thư của triều đình về số dân hiện tại trong xã.
Cũng định kỳ 6 năm một lần, triều đình sai các quan về địa phương dựng lập trường tuyển, sau đó duyệt tân binh. Trừ các hàng chức sắc, quan lại, các dân đinh từ 18 tuổi trở lên đều phải đăng ký vào hộ tịch và được chia làm các bậc: tráng hạng, quân hạng, dân hạng, lão hạng, cố hạng, cùng hạng.
[sửa]Đối tượng trưng tập
Khi cần điều động, sẽ đưa tráng đinh làm lính, dâng tráng sung vào hạng quân ở nhà làm ruộng. Khi nào thải người già yếu, thì chiếu theo thứ tự lấy bổ sung vào[6].
Lệ tuyển dân đinh vào làm lính như sau:
Nhà có 3 dân đinh thì 1 người vào hạng lính tráng, 1 người vào hạng quân, 1 người vào hạng dân.
Nhà có 4 người thì bổ 2 người hạng dân
Nhà từ 5 đinh trở lên thì 2 người bổ hạng lĩnh, 1 người bổ hạng quân ứng vụ.
Phan Huy Chú đã nhận xét về phép tuyển lính của nhà Lê trong sách Lịch triều hiến chương loại chí:
Phép tuyển binh thời Hồng Đức rõ ràng, chu đáo. Dân đinh không sót tên trong sổ mà số binh thường có nhiều, vì kén lựa được đúng số[7].
[sửa]Đối tượng miễn
Các đối tượng được miễn gồm có:
Con cháu các quan viên: quan văn võ nhất phẩm, nhị phẩm và con trưởng quan tam phẩm; con cháu các công, hầu, bá nếu biết chữ sẽ sung làm nho sinh trong Sùng văn quán, nếu không biết chữ thì cho vào làm tuấn sĩ đội Cẩm y. Các con quan tam phẩm tới bát phẩm nếu biết đọc sách thì cho thi vào làm nho sinh Tú lâm cục, nếu không biết chữ thì sung vào quân Vũ lâm; nếu có tài được bổ làm quan ở các nha môn. Con quan cửu phẩm chỉ có 2 người được như con quan bát phẩm, còn lại các con khác như dân thường.
Với dân thường: Nhà nào cha con, anh em từ 3 đinh trở lên cùng trong 1 xã thì 1 đinh được miễn tuyển, nếu ở khác xã thì không được miễn.
Người làm thuê, làm mướn: đối tượng này nếu biết chữ và được ty Thừa tuyên bản xứ chấp thuận thì được miễn.
[sửa]Tổ chức quân Ngũ phủ
Năm 1466, Lê Thánh Tông cải tổ hệ thống tổ chức quân đội. Quân đội toàn quốc chia làm 2 loại: thân binh thay cấm binh bảo vệ kinh thành, còn ngoại binh trấn giữ các xứ. Thân binh gồm 2 vệ Kim ngô và Cẩm y, 4 vệ Hiệu lực, 4 vệ Thần vũ, 6 vệ Điện tiền, 4 vệ Thuần tượng, 4 vệ Mã bế.
Vua Lê đặt quân Ngũ phủ, mỗi phủ gồm 6 vệ, mỗi vệ có 5-6 sở.
Trung quân phủ: lãnh các xứ Thanh Hóa, Nghệ An
Đông quân phủ: lãnh các xứ Hải Dương, Yên Bang
Nam quân phủ: lãnh các xứ Sơn Nam, Thuận Hóa, Quảng Nam
Tây quân phủ: lãnh các xứ Tam Giang, Hưng Hóa
Bắc quân phủ: lãnh các xứ Kinh Bắc, Lạng Sơn.
Riêng Thái Nguyên và Tuyên Quang thì thuộc vào quân Phụng Trực. Năm 1471, Lê Thánh Tông lập thêm đạo Quảng Nam chiếm được từ Chiêm Thành, giao cho Nam quân phủ kiêm luôn đạo này.
“Phủ” trong trường hợp này không phải là đơn vị quân đội mà tương đương với 2 hay 3 khu vực hành chính (đạo hoặc thừa tuyên). Mỗi phủ có Tả đô đốc, Hữu đô đốc, Đồng tri đô đốc, Thiêm sự. Tại các vệ đặt chức Tổng tri, Đồng tổng tri và Thiêm tổng tri. Tại sở đặt các chức quản lãnh, phó quản lãnh, vũ úy và phó vũ úy. Mỗi ngũ được đặt 1 chức Tổng kỳ[8].
Quân số các đơn vị được quy định thống nhất: mỗi ty 100 người, mỗi sở 400 người, chia làm 20 đội, mỗi đội có 20 người. Tổng số ngoại binh thời điểm đó có 154 sở, nghĩa là 61.600 người; thân binh trong kinh thành có 66 ty và 97 sở tức là 45.000 người; số quân đô ty tại các đạo, thừa tuyên là 152 sở gồm 60.800 người. Tổng số quân thường trực trong nước có 167.800 người.
Chế độ kỷ luật
Năm 1467, Lê Thánh Tông ban hành Luật cấm vệ và quân chính, trong đó có các quy định:
Những người sao quân, sao đội và chánh phó ngũ trưởng nếu che đậy hoặc để cho lính trốn và bóc lột xoay tiền thì xử tội đồ, lưu; nếu nặng thì xử tử và truy tiền công theo luật.
Kẻ phải ra trận mà tìm cách xảo trá trốn tránh sẽ bị chém. Tướng chỉ huy không hỏi đến cùng thì bị xử giảm 2 bậc so với người phạm tội, nếu đồng lõa thì bị xử lưu
Tướng hiệu ở nơi trấn thủ tự ý cho phép quân lính về nhà thì xử tội đồ, cho phép rời nơi đóng quân thì giảm 1 bậc; đang lúc đánh trận mà thả cho đi thì xử chém
Quân lính bỏ trốn thì xử đồ, tái phạm thì xử lưu, người chứa chấp lính trốn cũng bị tội. Xã trưởng không bắt lính trốn mang nộp cũng bị xử bớt 1 bậc so với người phạm tội; quan huyện, quan lộ biết mà đồng tình thì bị bãi chức. Lính trốn tự ra đầu thú thì được xử giảm 1 bậc và bắt đền tiền khóa dịch cho triều đình.
Quan tướng hiệu không siêng năng huấn luyện, lại sai quân sĩ làm việc riêng cho mình, nhẹ thì xử tội đồ, nặng thì xử tội lưu
Khi có kỳ duyệt tập quân đội, quân lính ai thiếu mặt thì xử phạt đánh 80 trượng, biếm làm quân đinh ở bản quân và phạt 3 quan tiền. Đội trưởng và chánh, phó ngũ trưởng mượn người thay thế cũng bị phạt đánh 80 trượng và giáng chức 3 bậc.

p/s:Nguồn Bách khoa toàn thư việt.
 
N

nhocphuc_pro

-Tổ chức theo chế độ ngụ binh ư nông
-Quan đội có 2 bộ phận chính
+Quan triều đình và quân ở địa phương được trang bị đầu đủ
+Quan lính được luyện tập võ nghệ bố trí canh phòng bảo vệ
 
H

hpthao_99

Tổ chức quân đôi:
- Thực hiện chế độ ngụ binh ư nông
- Có 2 bộ phận: quân triều đình và quân địa phương
- Lực lương: bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kị binh
- Vũ khí: giáo, mác, dao, kiếm, hoả đồng, hoả pháo
- Quân đội tập luyện võ nghệ thường xuyên
 
Top Bottom