pin diện hoá ,an mòn kim loại

H

hocmai.hoahoc

Gợi ý làm bài:

Câu 21:
Lượng H2 bay ra nhiều hơn.
Ban đầu Fe + H2SO4 \Rightarrow FeSO4 + H2. Fe bị ăn mòn hóa học, phản ứng xảy ra chậm, H2 thoát ra chậm.
Sau đó thêm vài giọt CuSO4 : Fe + CuSO4 \Rightarrow FeSO4 + Cu. Fe bị ăn mòn điện hóa, Fe là cực âm (Fe -> Fe2+ + 2e), Cu là cực dương, H+ là dung dịch điện li \Rightarrow Fe nhường e nhanh \Rightarrow Ở cực dương 2H+ + 2e -> H2 , lượng H2 thoát ra nhiều.
Câu 22:
a. Fe+ 2HCl \Rightarrow FeCl2 + H2.
b. Fe+ CuCl2 \Rightarrow FeCl2 + Cu.
c. Fe+ 2FeCl3 \Rightarrow 3FeCl2.
d. Fe+ CuCl2 \Rightarrow FeCl2 + Cu.
Trường hợp b: 2 kim loại Fe,Cu trong dung dịch điện li CuCl2.
Trường hợp d: 2 kim loại Fe,Cu trong dung dịch điện li HCl.
\RightarrowTrường hợp b, d xuất hiện ăn mòn điện hóa.
Câu 23: Tương tự như câu 22. Trường hợp (2) và (4) xuất hiện ăn mòn điện hóa.
* Nhận biết ăn mòn điện hóa: phải có đủ 3 điều kiện:
- Phải có 2 kim loại hoặc kim loại - phi kim khác bản chất.
- 2 kim loại hoặc kim loại - phi kim phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau.
- 2 kim loại hoặc kim loại - phi kim phải cùng tiếp xúc với 1 dung dịch điện li.
* Nhận biết ăn mòn hóa học: kim loại phản ứng với các chất hóa học.
 
Top Bottom