H
huutrang93
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
cái này mình lấy của bạn huhu help me bên 3T ^^ mong giúp được cho các bạn ^^skill vậy lý có rất nhìu skill ^^ để chiến đấu với các quái vật
đay là nói tổng hợp các skill đó
còn thảo luận về skill thì mời mọi ngưòi nhấn vào đây
Mục lục
Cơ
Cân bằng bền Vật ở trạng thái cân bằng bền khi trọng tâm ở vị trí thấp nhất .
Cân bằng không bền Vật ở trạng thái cân bằng không bền khi trọng tâm ở vị trí cao nhất
Cân bằng phiếm địnhỞ trạng thía cân bằng phiếm định trọng tâm của vật ở vị trí ngang bằng so với các vị trí lân cận
+Sự chảy ổn định của chất lỏng:
-Vận tốc nhỏ
-Vận tốc ở mọi điểm của chất lỏng không đổi
-Ma sát với thành ống và mà sát giữa các lớp chất lỏng không đáng kể
+tổng hợp lục
công thức hình bình hành
+tìm điểm đặt của 2 lục //
vẽ lực ở 2 đàu ra 1 cái hưóng lên trên 1 cái hướng xuống dưói
kẻ đưòng nối giũă đầu của 2 lực đó
đường đó cát thanh cần xét ở đâu thì đó là điểm đặt lực
+F_A tác động vào phần giữa của vật chìm trong nước
+P tác động vào phần giữa của vật đồng tính tiết diện đều
+Định luật bảo toàn năng lượng : năng luognwj khôgnj tự nhiên sinh ra cũng khôgn tự nhiên mất đi nó chỉ chuyển từ đạng này sang dạng khác từ vật này sang vật khác
+chuyển động có tính tương đối
Nhiệt
+các cách thay đổi nhiệt năng : thực hiện công - truyền nhiệt
+dẫn nhiệt là hiện tượng truyền nhiệt từ phần này sang phần khác của vật
+đối lưu là hình thức truyền nhiệt bằng dòng chất
+bức xạ nhiệt là hình thức truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng
phương trình cân bằng nhiệt
[TEX]Q_{thu}=Q_{toa}[/TEX]
Điện
+ Vôn kế -Ampe kế không lý tưởng -> coi như 1 điện trở và giải bình thừong
+5 phương pháp phân tích mạch
+cộng hiệu điện thế
các mũi tên màu đỏ là chiều dòng điện
có [TEX]U_5=U_3-U_1[/TEX] có thể minh họa với dòng thác như sau
+-vẽ lại mạch
+từ U I R chính tinh U I R rẽ và ngược lại
+Định luật nút
tổng I vào nút = tổng I ra nút
(điện em sẽ post sau ^^)
Quang
góc tới = góc phản xạ
cái này nhờ mấy em 7->8 và mấy anh 9-> 10 giúp ^^
Công thức
Cơ
[TEX]F_{tb}=\frac{F_{max}+F_{min}}{2}[/TEX]
[TEX]A_{tb}=\frac{A_{max}+A_{min}}{2}[/TEX]
khi vật nổi [TEX]P=F_a[/TEX] cái này khá quan trọng để giải bài acximets
Thế năng hấp dẫn
[TEX]W_t=P.h[/TEX]
đặc điểm
+Công của trọng lực không phụ thuộc vào dạng đuừơng đi mà bằng tích của trong lực và với độ cao h giữa điểm đầu và cuối của vật.
+Nếu quỹ đạo kín,công của trọng lực bằng 0
+Lực có tính chất như đặc điểm trên gọi là lực thế.
Thế năng đàn hồi
[TEX]W_t=\frac{1}{2}k(\Delta l).(\Delta l)[/TEX]
trong đó[TEX](\Delta l)[/TEX]là độ biến dạng của lò xo
Động năng
[TEX]W_d=\frac{1}{2}m.v^2[/TEX]
đặc điểm
+Tính chất động năng là một đại lương vô hướng
+Độ biến thiên động năng của một vật bằng công của ngoại lực tác dụng lên vật
nguyên lý pa-xcan
[TEX]\frac{F}{f}=\frac{S}{s}[/TEX]
F,f lục tác động lên pít tôgn nhỏ và lớn S,s diện tích pít tông nhỏ và lớn
Định luật Pascal :
[TEX]p=p_a + \rho{gh}[/TEX]
Trong đó:
[TEX]pa[/TEX] là áp suất tác dụng lên bề mặt chất lỏng
[TEX]\rho[/TEX] là khối lượng riêng của chất lỏng
[TEX]g[/TEX] là gia tốc trọng trường, thường được lấy giá trị xấp xỉ
[TEX]h[/TEX] là khỏang cách tính từ bề mặt chất lỏng đến điểm cần xét
hiệu suất H= có ich : toàn phần
trong đó
H là hiệu suất
có ich là :công có ich ; ....
toàn phần :côgn toàn phần ; .....
[TEX]D=m:V[/TEX] (khỏi nói nhỉ ^^)
[TEX]10d=1D[/TEX]
các máy cơ đơn giản
lợi bao nhiêu lần vè lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi
+đòn bẩy
[TEX]F_1.L_1=F_2.L_2[/TEX] ([TEX]F_1;F_2[/TEX] = lục tác động vào 2 đàu đòn bẩy [TEX]L_1;L_2[/TEX] = cánh tay đòn (độ dài đưòng vuông góc từ điểm tựa tới phưong của lực))
+ròng rọc động
[TEX]F=P:2[/TEX]
+mặt phẳng nghiêng
[TEX]F=\frac{p.h}{l}[/TEX]
công [TEX]A=F.s[/TEX]
áp suất [TEX]p=\frac{F}{S}[/TEX]
áp suất chất lỏng [TEX]p=d.h[/TEX]
[TEX]F_A=d.V[/TEX] (V là phần chìm trong chất lỏng
[TEX]1m/s=3,6km/h[/TEX]
vận tốc trung binh [TEX]V_tb=\frac{\sum S}{\sum t}[/TEX]
công suất[TEX] P=\frac{A}{t}[/TEX]
Nhiệt
nhiệt lượng
[TEX]Q=q.m[/TEX] (q= năng suất toả nhiệt m= khối lượng)
[TEX]Q=c.m.\Delta_t[/TEX] ([TEX]\Delta_t[/TEX] là sự thay đổi nhiệt độ)
nhiệt dung [TEX]q=m.c[/TEX](q này là nhiệt dung q kia là năng suất toả nhiệt ^^)
Công thức cân bằng nhiệt tổng quát
[TEX]t=\frac{m_1.c_1.t_1+m_2.c_2.t_2+m_3.c_3.t_3.....}{m_1.c_1+m_2.c_2+m_3.c_3+....}[/TEX]
Điện
trong mạch nối tiếp
U= tổng U
I chung
R= tổng R
[TEX]\frac{U_1}{U_2}=\frac{R_1}{R_2}[/TEX]
trong mạch //
I= tổng I
U chung
[TEX]\frac{1}{R_{td}}=\frac{1}{R_1}+\frac{1}{R_2}+...+ \frac{1}{R_n}[/TEX]
[TEX]\frac{I_1}{I_2}=\frac{R_2}{R_1}[/TEX]
công thức về R
[TEX]R=\frac{U}{I}[/TEX]
[TEX]R=\frac{\rho.l}{S}[/TEX]
[TEX]P(w)=U(v).I(A)[/TEX]
Quang
Công thức thấu kính
[TEX]\frac{1}{f}=\frac{1}{d}+\frac{1}{d'}[/TEX]
thấu kính hội tụ -> [TEX]f>0[/TEX]
thấu kính phân kì -> [TEX]f<0[/TEX]
ảnh thật -> [TEX]d'>0[/TEX]
ảnh ảo -> [TEX]d'<0[/TEX]
Công thức suy ra từ các bài toán ...
Bài toán 1
+khoảng cách từ vật tới màn là l
+đặt thấu kính ở giữa vật và màn
- [TEX]l>4f[/TEX] -> 2 vị trí đặt thấu kính cho ảnh thật
- [TEX]l=4f[/TEX] -> duy nhất 1 vị trí đạt thấu kính
- [TEX]l<4f[/TEX] -> không tồn tại vị trí đặt thấu kính
+sau khi giải ra ta sẽ có phương trình
[TEX]d^2-ld+lf=0[/TEX] (sau đó bạn thích làm gì với cái này thì làm ^^)
mọi người cứ gửi các skill mà mọi người biết em sẽ tổng hợp lại ở đay ^^
Last edited by a moderator: