Hướng dẫn thôi nha:
7. HK vuông góc AC, tính được vecto HK, biết tọa độ K thuộc AC => phương trình AC
A thuộc AC nên gọi tọa độ A theo 1 ẩn giả sử là a, M là trung điểm AB => tính được tọa độ B theo a dựa vào công thức trung điểm
Mà B thuộc đường thẳng HK (viết được pt) => tọa độ B thỏa mãn pt => tìm ra a
=>Tìm được tọa độ A; B =>viết được pt AB
BC qua B và vuông góc AH => viết được BC
8. Gọi đường cao AH, phân giác CK. BC vuông góc AH => biết được 1 vtpt của BC => viết được pt BC
=> tọa độ C là giao điểm BC và CK
Gọi D là điểm đối xứng B qua CK => D thuộc AC, tìm được D => viết được pt AC (qua C và D)
Tìm được tọa độ A là giao điểm AH và AC => viết được pt AB
9. Viết phương trình đường thẳng d qua A và vuông góc BC
H là giao điểm d và BC (biết tọa độ H) => H là trung điểm BC
Tính được độ dài AH => độ dài BC
=>BC thuộc đường tròn (C) tâm H bán kính BC/2 => viết pt đường tròn
Tọa độ B;C là giao điểm của đường thẳng BC và (C)