Thời Nguyễn là chủ yếu đi bộ và đi thuyền từ tỉnh này sang tỉnh khác (còn muốn gửi thư thì đưa cho người đưa thư để làm nhanh hơn); đến thời Pháp thuộc là phương tiện di chuyển chủ yếu là tàu thuyền và xe lửa, đường bộ mới được mở vào đầu thế kỷ XX dài 15.000 km (trên toàn Việt Nam) cũng chỉ có xe hơi cải tiến của Pháp (xe có mái, xe mui trần), xe thổ mộ (xe có người kéo, xe có ngựa kéo), ít xe đạp (vua Thành Thái là người đầu tiên đi xe đạp) ở các thành phố lớn. Đường bộ thời Pháp thuộc phần lớn là đường mòn, ở thành phố mới có đường khổ nhỏ. Ở Sài Gòn, tuyến đường Quang Trung ngày nay có từ thời Pháp qua ảnh chụp năm 1915; các tuyến đường bộ ở trung tâm Sài Gòn làm ra rất nhiều vào thời Pháp như đường Đồng Khởi, đường Hai Bà Trưng, đường Nguyễn Thị Minh Khai... Ở Sài Gòn và Đà Nẵng có cầu quay: cầu quay Khánh Hội và cầu quay sông Hàn để tàu thuyền qua lại thuận lợi. Còn muốn lên cao nguyên thì chủ yếu là đi bộ, chỉ có hai tuyến đường sắt từ Sài Gòn, Phan Rang đi thẳng lên tận Đà Lạt (hai tuyến đường này chỉ cò dấu tích - đoạn dấu tích còn lại làm điểm du lịch là đoạn đường sắt ở trung tâm thành phố Đà Lạt dài 7km; đoạn còn lại dài hơn, leo đèo và xuyên núi)