Toán 12 Phương pháp xử lý bài toán mặt cầu cố định

Sweetdream2202

Cựu Cố vấn Toán
Thành viên
24 Tháng mười 2018
1,616
1,346
216
24
TP Hồ Chí Minh
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. bài toán tham số của mặt cầu cố định tiếp xúc mặt phẳng, đường thẳng.
* Chú ý: (S) tâm I, bán kính r tiếp xúc (P) [tex]<=>r=d(I,(P))[/tex]
(S) tâm I, bán kính r tiếp xúc d [tex]<=>r=d(I,d)[/tex]
- công thức xác định khoảng cách từ điểm tới măt phẳng và đường thẳng.
[tex]I(x_0;y_0;z_0)[/tex] và [tex](P):Ax+By+Cz+D=0[/tex] [tex]=> d(I,(P))=\frac{|Ax_0+By_0+Cz_0+D}{\sqrt{A^2+B^2+C^2}}[/tex]
d qua A, có vector chỉ phương [tex]\overrightarrow{u}[/tex] [tex]=>d(I,d)=\frac{|[\overrightarrow{IA},\overleftarrow{u}]|}{|\overrightarrow{u}|}[/tex]
* mặt cầu tiếp xúc đường thẳng
e.png

* mặt cầu tiếp xúc mặt phẳng
b_2.png

ví dụ 1: [tex]\forall m\in \mathbb{R},(P): (m^2-1)x-2mz-2m+2=0[/tex] luôn tiến xúc một mặt cầu cố định. tìm bán kính của mặt cầu đó.
1 dạng bài toán tuy không khó nhưng lại quá lạ lẫm với nhiều bạn và không biết cách xử lý như thế nào. và đây là cách giải.
gọi [tex]I(a;b;c)[/tex] là tâm của mặt cầu có bán kính là r, khi đó ta sẽ có:
[tex]r=d(I,(P))<=>r=\frac{|(m^2-1)a-2mc-2m+2|}{\sqrt{(m^2-1)^2+(-2m)^2}}<=>r=\frac{|(m^2-1)a-2mc-2m+2|}{m^2+1}[/tex]
vì mặt cầu cố định nên bán kính của mặt cầu là không đổi, vậy nên ta có:
[tex](m^2-1)a-2mc-2m+2=k.(m^2+1)<=>am^2+(-2c-2)m+2=km^2+k[/tex]
đồng nhất hệ số, ta tìm được [tex]\left\{\begin{matrix} k=1\\ a=1\\ c=-1 \end{matrix}\right.[/tex]
do đó, bán kính của mặt cầu là |k|=1.
ví dụ 2: cho [tex]A(2;11;-5);\forall m\in R,(P):2mx+(m^2+1)y+(m^2-1)z-10=0[/tex] luôn tiếp xúc với 2 mặt cầu cố định cùng qua A. tìm bán kính của 2 mặt cầu đó.
khác với ví dụ 1, ví dụ 2 ta cần phải tìm đến 2 mặt cầu. hãy xem lời giải.
giả sử [tex]I(a;b;c)[/tex] tâm của mặt cầu bán kính r.
[tex]r=\frac{|2ma+(m^2+1)b+(m^2-1)c-10|}{\sqrt{4m^2+(m^2+1)^2+(m^2-1)^2}}=\frac{|2ma+(m^2+1)b+(m^2-1)c-10|}{\sqrt{2}(m^2+1)}[/tex]
như ví dụ trên, vì bán kính không đổi nên:
[tex]2ma+(m^2+1)b+(m^2-1)c-10=k\sqrt{2}(m^2+1) <=>(b+c)m^2+2am+b-c-10=k\sqrt{2}m^2+k\sqrt{2}[/tex]
đồng nhất hệ số, ta được: [tex]\left\{\begin{matrix} a=0\\ b=k\sqrt{2}+5\\ c=-5 \end{matrix}\right. =>I(0;k\sqrt{2}+5;-5)[/tex]
khi đó, r=|k|
mà theo đề, mặt cầu đí qua A nên r=IA
<=> [tex]|k|=\sqrt{2^2+(k\sqrt{2}-6)^2}<=>k=2\sqrt{2}\vee k=10\sqrt{2}[/tex]
vậy, bán kính 2 mặt cầu cần tìm là [tex]2\sqrt{2}[/tex] và [tex]10\sqrt{2}[/tex]
2. 2 mặt cầu tiếp xúc
[tex](S_1)[/tex] có tâm [tex]I_1[/tex], bán kính [tex]R_1[/tex]
[tex]S_2[/tex] có tâm [tex]I_2[/tex], bán kính [tex]R_2[/tex]
2 mặt cầu: + tiếp xúc ngoài nếu: [tex]I_1I_2=R_1+R_2[/tex]
+ tiếp xúc trong nếu: [tex]I_1I_2=|R_1-R_2|[/tex]
bài toán: cho (S) tâm I, bán kính R. tìm mặt cầu (S') tiếp xúc (S).
cách giải: + xác định tâm I, bán kính của (S).
+ tìm điểm J cố định sao cho IJ không đổi.
+ mặt cầu cần tìm là (S') có tâm J, bán kính R'.
ví dụ 3: cho mặt cầu (S): [tex](x-a)^2+(y-b)^2+(z-c)^2=9[/tex], với a, b, c thay đổi thỏa mãn [tex]a^2+(b-1)^2+(c-2)^2=25[/tex]. tìm bán kính mặt cầu cố định tiếp xúc với (S).
(S) có [tex]I(a;b;c),R=3[/tex]. đặt [tex]J(0;1;2)[/tex]
theo đề thì [tex]IJ=\sqrt{a^2+(b-1)^2+(c-2)^2}=5[/tex]
vậy mặt cầu (S') có tâm J(0;1;2).
ta có 2 trường hợp tiếp xúc: + tiếp xúc ngoài: [tex]IJ=5=3+R'=>R'=2[/tex]
+ tiếp xúc trong: [tex]IJ=5=|3-R|=>R=8[/tex]
vậy, có 2 mặt cầu tiếp xúc với (S) có bán kính lần lượt là 2 và 8
 
  • Like
Reactions: hip2608
Top Bottom