Sử Phương pháp viết sử của Lê Quý Đôn

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Về sử học có nhiều bạn tôi quen biết thường phàn nàn lối chép sử của các cụ ta xưa. Muốn làm cho các bạn hơi khó tinh ấy được vừa lòng, tôi xin giới thiệu bộ Đại Việt Thông Sử (hay Lê Triều Thống Sử) 30 quyển của Lê Quý ĐÔn đã làm vào khoảng năm 1749 (niên hiệu Cảnh Hưng thứ 10).
Lê Quý Đôn đã có một phương pháp làm sử rất đáng chú ý.
Bộ Đại Việt Thông Sử của ông chép bắt đầu từ hồi vua Lê Thái Tổ khởi nghĩa Lam Sơn khoảng năm 1418 cho đến hồi nhà Mạc thoán vị năm 1527.
Bộ sử ấy có giá trị nhất trong các sách của ông, vì ông đã xét nhận, phán đoán các sử sach Trung Quốc, Việt Nam, kiếm tìm tài liệu rồi mới viết.
Để chứng thực việc làm ấy, không gì bằng tôi nhường lời ông Lê đac viết bài tựa bộ Thông Sử vào tháng trọng thu, năm Kỷ Tỵ, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 10 (1749) mà tôi trích và lược dịch sau đây:
“Nước Việt ta lập quốc, chép sử cũng theo dùng lối biên niên như Lý Kỷ của Lê Văn Hưu, Trần Thư của Phan Phu Tiên giản dị, chính đáng cũng có chỗ đáng bắt chước nhưng đến điển chương một đời phần chiếu không thấy chép, người xem sử có chỗ khó hiểu vậy”.
Nói về sử sách từ đời Lê Thái Tổ, ông viết:
“ Từ khi Tiên Triều có thiên hạ, Thái Tổ là bậc thần võ mở nền, Thái Tông là bậc anh minh nối nghiệp, thuần hoàng tài lược hơn đời, trăm việc đổi mới, Hiến Tông thiên tư khan hậu, hết thảy theo xưa, những lời huấn cáo về văn mô, vũ liệt, những ý tốt về chương trình văn vật không kém gì Trung Quốc mà xem đến thực lục thật là thiếu hẳn.
“Trong đời Hồng Đức (1470-1497) có Tế Tữu Ngô Sĩ Liên biên chép từ niên hiệu Thuận Thiên (1428-1433) đến Diên Ninh 91454-1459) gọi là Tam Triều bả kỷ chép việc cũng kỹ nhưng sắp đặt chưa được rõ ràng. Lúc bấy giờm, tuyển dụng sử quan rất kỹ càng: như ông Lê Nghĩa chẳng hạn, thấy việc chép đúng, có cái sử bút của người xưa, nhưng bộ nhật lịch của ông đến nay không còn.
“Trong đời Hồng Thuận (1509-1516), quan tổng tài là Vũ Quỳnh chép nối từ niên hiệu Quang Thuận (1460-1469) đến Đoan Khánh (1505-1509) gọi là “Tứ Triều bản Kỷ”, về sắc lệnh điển lệ thì hơi đủ, nhưng những việc tuyên bố, sơ tấu của thần liêu còn thiếu sót nhiều.
“Từ Hồng Thuận trở xuống đến đời Trung Hưng, các quan trong đời Dương Đức chép nối, lượm lặt, thiếu nhiều, cách thức chưa đủ…”
Ông Lê Quý Đôn cho rằng chép sử phải:
“ Đại để phép làm sử cốt phải bao quát cho rộng, chép đúng không thiếu sót việc gì, khiến người sau hễ mở quyển sách thì đã hết đầu mối, biết được gốc ngọn rõ ràng như mắt thấy tai nghe.”
Theo ý kiến của Lê Quý Đôn nói trên, tôi lại sực nhớ đến đoạn văn nói về phương pháp làm sử của nhà đại văn hào Chateaubriand trích dịch dưới đây:
“Theo ý tôi, cái phương pháp về lịch sử ký sự thế này là phải: sử không phải là một trước thuật về Triết học mà là một bức đồ họa. Phải thêm vào việc ký thuật phép tượng trưng sự vật, nghĩa là vừa phải vẽ hình vừa phải tô màu, phải cho các nhân vật có những ngôn ngữ và tính tình thời đại họ và không nên xét họ bằng quan niệm riêng của mình, các nguyên nhân chính làm sai sự thực. Nếu đặt làm phương pháp, cái mà ta cho là tự do, là bình đẳng, là tôn giáo là tất cả các nguyên tắc của chính trị rồi lại đem áp dụng cái phương pháp ấy vào tình hình cũ của sự vật, ta sẽ làm sai sự thực, ta bắt người sống ở trong hoàn cảnh ấy, phải có những điều mà họ không tưởng đến bao giờ”.
Đã nêu lên cái phương pháp chép sử, Lê Quý Đôn lại trình bày rõ ràng ông đã làm quyển thông Sử này thế nào:
“Tôi trộm nghĩ, tự xét mình muốn phỏng theo lối chép chuyện (của các sử gia Trung Quốc), phân ra từng việc, từng mục cho rõ ràng, phụ thêm ý mình làm bài luận tán, tự thuật, còn các đời vua thì phỏng theo lối Tùy Thư, tấn Thư của Ngụy Trưng, chép chính sự đời Lý, đời Trần ở trên Tiên Triều gòi là Thông Sử để làm đại điển một đời…”
Ông lại cho biết cả nỗi khó khăn của ông và cách ông đã dùng vào việc trước thuật ấy:
“Nhưng ngày nay cách triều trước đã vài trăm năm, sách tàu, sử nát mất mát đã lâu, nhưng di tục cố gia không thể hỏi vào đâu được, muốn chép thành truyện thật là khó khăn… nay chép truyện của từ trước chưa có mảnh giấy, mảnh chữ mà chép làm thực lục, giản lược có chỗ nhầm lẫn, không đủ chứng cớ, lại nên rộng tìm lượm các tạp thư, dị ký, dã sử, liệt truyện cùng di văn ở vàng đá, phả hệ các thế gia và các sách chữ nho bên tàu chép, điều phải, điều trái, điều thật, điều sai, phải nên so sánh; sưu tầm dã khó, biết loại cũng không phải dễ, cỗ gốc mông mênh, công lao khó nhọc, mỗi khi cầm bút muốn viết lại ấn tượng, dần dà mãi mãi há dám tự bảo là xong ngay, noi theo họ Ban họ mã, hãy đợi ngay giờ sửa sang tề chỉnh, biên chép hết cả, để bổ cứu vào chỗ tiền sử chưa đủ, lưu lại cái giấu xưa cho đời sau…
“Tuy là lạm quyền biên chép các bậc đại gia chê cười, nhưng cũng không dám từ nan”
Giở về trên, tôi đã trích lời ông Lê Quý Đôn, về cách làm việc của ông thế nào, các các ngài có dịp đọc Đại Việt Thông Sử sẽ kiểm lại. Tôi xin đan cử trích dịch mấy câu phê bình của ông Phan Huy Chú, tác giả Lịch Triều Hiến Chương đã nói về bộ sách của họ Lê:
“Sử nước Việt ta chỉ dùng lối biên niên công việc các triều chỉ chép đại lược, còn đến việc đầu đuôi thay đổi vag gốc tích, được mất thì vắng hản, điển chương cũng không biết đâu mà khảo, những người bác cổ há chẳng buồn mà muốn bổ cứu hay sao?
“Bộ sử của Lê công (tức Lê Quý Đôn) này thật là gồm đủ cả, có thể làm bộ toàn sử một đời, nhưng từ Trung Hưng về sau biên chép còn thiếu là những bậc làm sử bản triefu không thể không để đợi đời sau, những người quân tử bác văn nên bắc chước, nối theo khiến cho cái điển cố trên một trăm năm, được hoàn toàn thành bộ sách, ấy là một việc lớn của nhà trước thuật.
Tiên Đàm
Nguồn: Tri Tân Tạp Chí, số 143, 1944

inbound906694917874337026.jpg
 

_haphuong36_

Cựu TMod Sử
Thành viên
15 Tháng mười 2019
995
2
1,484
151
17
Thái Bình
THPT Bắc Duyên Hà
Có lẽ một phần không hiểu Sử do các cụ chép thời xưa là do lối viết và từ ngữ. Chẳng hạn như nhiều từ Hán Việt trong một bài Sử, nếu không nghe nhiều, học chuyên Văn hoặc đó là khẩu ngữ, từ cũ thì đọc mãi cũng chả hiểu gì. Dù sao, quê hương Hưng Hà chúng em cũng luôn tự hào khi có nhà bác học đại tài Lê Quý Đôn.
 
Top Bottom