phương pháp tách

M

makumata

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

thầy cho em hỏi ở phần tích phân nếu mình gặp một bài tích phân mà bài đó phải sử dụng phương pháp tách.nhưng nếu tách phức tạp mà mình không nhẩm được thì phải làm thế nào hả thầy.em thấy mấy bạn thường đặt tử la A,B rồi tìm A,B.tìm được A,B rồi thay A,B vào la trên tử.như vậy là tách xong.thầy dạy em cách tách như vậy với thầy.chứ nhiều lúc em nhẩm tách mà không ra
 
P

pe_kho_12412

:) đó gọi là pp sử dụng hằng số bất định cậu ạ , nhưng cái này phải tuỳ vào mỗi bài toán ta có cách làm riêng mà :(, cậu thử search ở trển xem để hiểu thêm về pp này nhé :)
 
H

hoanghondo94

Bạn tham khảo xem có ổn không nhé :


với[TEX] I = \frac{P(x)}{(x-x_1)(x-x_2)...(x-x_n)} [/TEX] ( gọi đây là vế trái của I ) thì các bạn thường làm như sau:
[TEX]I = \frac{A_1}{x-x_1} +\frac{A_2}{x-x_2}+...+\frac{A_n}{x-x_n}[/TEX] ( gọi đây là vế phải - vế phân tích của I)
đồng nhất thức 2 vế, chà chà làm bài thi mà tính toán sai con số chắc đi hết cả bài luôn

Bởi vậy có cách này như sau:


bạn nhận thấy [TEX]A_1[/TEX] đi với mẫu là [TEX]x-x_1[/TEX] thì ở bên vế trái của biểu thức I bạn che [TEX](x-x_1)[/TEX] lại và coi như nó không có( tức là nhân x - x_1 cho 2 vế) và cho [tex]x = x_1[/tex] ( tức là cho [TEX]x - x_1 = 0[/TEX])vào
vế trái I , bạn sẽ tìm được [TEX]A = \frac{P(x_1)}{(x_2-x_1)*...*(x_n-x_1)}[/TEX]tương tự cho các [TEX]A_2,..,A_n[/TEX] còn lại

nói xong rồi phải làm thôi:


ví dụ tính tích phân [TEX]I = \int \frac{2x+1}{x(x-1)(x-2)}[/TEX]theo như thông lê phân tích thành: [TEX]I = \frac{A_1}{x} + \frac{A_2}{x-1} + \frac{A_3}{x-2}[/TEX]

bước 1:
đi với [TEX]A_1[/TEX] là mẩu số x, tìm bên vế trái I chỗ nào có x(dưới mẫu) che lại( coi như hổng có -nhân x vào 2 vế) cho x = 0 vào
ta được [TEX]A = \frac{1}{2}[/TEX]tương tự cho [TEX]A_2 = -3, A_3 = \frac{5}{2}[/TEX]

lưu ý các bạn đôi khi ta gặp phải trường hợp này:


[TEX]I = \frac{2x-1}{(x+1)(x-2)^2}[/TEX]

nếu áp dụng cách trên thì như sau:
[TEX]I = \frac{A_1}{x+1} + \frac{A_2}{x-2} + \frac{A_3}{(x-2)^2}[/TEX]

thì đầu tiên các bạn sẽ tìm:

[TEX]A_1[/TEX] trước , che x +1 lại và cho x = -1 vào vế trái I ==> [TEX]A_1 = -1/3[/TEX]

tới [TEX]A_2[/TEX] , che
x - 2 lại và cho x = 2 vào vế trái I===> đều gì xảy ra , lúc này mẫu sẽ bằng 0 do còn [TEX](x-2)^2[/TEX] ở dưới mẫu , điều mình muốn nói khi gặp trường hợp phân tích mà dùng cách của mình trình bày, các bạn cẩn thận , nếu các mẫu số của [TEX]A_1 ,A_2,...,A_n[/TEX] khác nhau thì không sao nhưng khi gặp mẫu của một trong các [TEX]A_i[/TEX] ( i = 1--> n) trùng nhau , như trong bài này là [TEX]A_2 [/TEX]và[TEX] A_3[/TEX] thì bạn phải tính A nào có bậc cao hơn , như bài này [TEX]A_3 [/TEX]có mẫu bậc 2 lớn hơn mẫu của [TEX]A_2 [/TEX]là bậc 1, nên tính [TEX]A_3 [/TEX]trước.

tìm
[TEX]A_3[/TEX] : che[TEX] (x - 2)^2[/TEX] lại ( nhân[TEX] (x - 2)^2[/TEX] vào 2 vế )( xem như không có ===> lúc này mẫu của vế trái I chỉ còn x +1 )và cho x = 2 vào vế trái I ta được [TEX]A_3 = 1[/TEX].

xong tới đây tìm [TEX]A_2[/TEX]:


không thể áp dụng cách che mẫu số của [TEX]A_2[/TEX] và cho mẫu số [TEX]A_2 [/TEX]bằng 0 ==> x và thay vào biểu thức I được.


Ta tìm bằng cách như thế này đây:


cho đại
x = một số nào đó ( nhưng không làm mẫu của I bằng không), thay vào cả vế trái và vế phải I , ta được phương trình như sau:
mình cho x = 0
[TEX]\frac{2*0 - 1}{(0+1)*(0-2)^2} = \frac {A}{0+1}+\frac{B}{0-2}+\frac{C}{(0-2)^2}[/TEX][TEX]\Leftrightarrow [/TEX] [TEX]\frac{-1}{4} = A - 1/2 * B + 1/4 *C[/TEX]

với A , C đã tính ở trên thay vào ta tìm được B = 1

bài tập vận dụng:
[TEX]\frac{2x-1}{(x+1)(x-2)}[/TEX]
[TEX]\frac{-3x+2}{(x^2-2x+1)}[/TEX]



 
Top Bottom