Hóa 11 Phương pháp sử dụng phương trình ion thu gọn

Nguyễn Huy Vũ Dũng

Cựu CN CLB Hóa học vui
Thành viên
30 Tháng tám 2019
1,373
2,597
361
Hải Phòng
....
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

--Trong chương trình hóa 11,phương trình ion thu gọn là một trong nhưng nội dung đầu tiên các bạn được tiếp cận.Vì vậy trong topic này mình sẽ giúp các bạn có cái nhìn bao quát trong việc sử dụng nó để giải các bài tập hóa 11 và cả 1 số mảng sẽ có trong đề thi THPT Quốc gia nhé.
-- Phương trình ion thu gọn sẽ thể hiện bản chất của phản ứng giữa các chất trong dung dịch và nó được áp dụng cho các bài toán dạng hỗn hợp nhiều chất tác dụng với nhau để làm bài tập đơn giản hơn.
Dưới đây mình sẽ trình bày 1 số dạng bài tập áp dụng phương trình ion thu gọn và các cách giải dạng bài tập đó để các bạn có cái nhìn tổng quát hơn nhé.
1.Bài tập cho từ từ [tex]CO_{2}[/tex] vào dung dịch [tex]OH^{-}[/tex]
2.Bài tập cho từ từ [tex]OH^{-}[/tex] vào dung dịch muối [tex]Al^{3+}[/tex]
3.Bài tập cho từ từ [tex]H^{+}[/tex] vào dung dịch [tex]CO_{3}^{2-}/HCO_{3}^{-}[/tex]
(đang cập nhật)
4.Bài tập về phản ứng [tex]H^{+}[/tex] với [tex]OH^{-}[/tex] và tính pH dung dịch.(đang cập nhật)
Bắt đầu với dạng bài đầu tiên.
I.Bài toán cho từ từ [tex]CO_{2}[/tex] vào dung dịch [tex]OH^{-}[/tex]
Trình tự phản ứng:
1 [tex]CO_{2}+2OH^{-}\rightarrow CO_{3}^{2-}+H_{2}O[/tex]
2 [tex]CO_{2}+CO_{3}^{2-}+H_{2}O\rightarrow 2HCO_{3}^{-}[/tex]
Nếu trong dung dịch chứa [tex]Ca^{2+};Ba^{2+};Mg^{2+};.....[/tex] sẽ xảy ra hiện tượng :
Xuất hiện kết tủa [tex]\rightarrow[/tex] kết tủa tăng dần đến cực đại [tex]\rightarrow[/tex] Kết tủa tan dần [tex]\rightarrow[/tex]dung dịch trong suốt
Vậy bài toán đặt ra cho ta là :
a. Bài toán xuôi: Cho [tex]\left\{\begin{matrix} n_{CO_{2}} & \\ n_{OH^{-}} & \end{matrix}\right.[/tex] yêu cầu tính [tex]n_{CO_{3}^{2-}}[/tex]
Cách 1: Viết phương trình ion thu gọn theo thứ tự phản ứng rồi giải:
1 [tex]CO_{2}+2OH^{-}\rightarrow CO_{3}^{2-}+H_{2}O[/tex]
2 [tex]CO_{2}+CO_{3}^{2-}+H_{2}O\rightarrow 2HCO_{3}^{-}[/tex]
Cách này các bạn đã rất quen từ cấp THCS,mình xin phép không trình bày chi tiết nhé.
Cách 2: Coi như xảy ra 2 phản ứng:
1 [tex]CO_{2}+2OH^{-}\rightarrow CO_{3}^{2-}+H_{2}O[/tex]
2 [tex]CO_{2}+OH{-}\rightarrow HCO_{3}^{-}[/tex]
Đặt 2 ẩn và giải hệ phương trình.Ở đây mình cũng xin phép không trình bày chi tiết nhé.
Cách 3: Xét tỷ lệ [tex]\frac{n_{OH^{-}}}{n_{CO_{2}}}=k[/tex] (thường 1<k<2 )
Sử dụng phương pháp đường chéo:

[tex]CO_{3}^{2-}(2)[/tex]-----------------------------k-1
---------------------------k
[tex]HCO_{3}^{-} (1)[/tex]--------------------------2-k
[tex]\rightarrow \frac{n_{CO_{3}^{2-}}}{n_{HCO_{3}^{-}}}=\frac{k-1}{2-k}[/tex]
Chi tiết phương pháp đường chéo các bạn có thể xem tại đây

Cách 4: Sử dụng công thức tính nhanh:
Mình khuyên các bạn không nên dùng công thức tính nhanh khi chưa thật sự thành thạo các cách trên,công thức tính nhanh chỉ áp dụng hiệu quả để tăng tốc dộ tính toán khi bạn đã thực sự hiểu nó,nếu không nắm vững các cách bên trên thì khi gặp các dạng bài biến tướng các bạn sẽ không thể giải quyết một cách nhanh gọn được.
-Nếu chỉ có phản ứng (1) : [tex]n_{CO_{3}^{2-}}=n_{CO_{2}}[/tex]
-Nếu có cả phản ứng
(2) : [tex]n_{Co_{3}^{2-}}=n_{OH^{-}}-n_{CO_{2}}[/tex]
b. Bài toán ngược: Cho [tex]\left\{\begin{matrix} n_{CO_{3}^{2-}} & \\ n_{OH^{-}}/n_{CO_{2}} & \end{matrix}\right.[/tex] yêu cầu tính [tex]n_{OH^{-}} /n_{CO_{2}}[/tex]
Cách 1: Sử dụng phương pháp bảo toàn nguyên tố : C,Kim loại,[tex]OH^{-}[/tex]
Nếu có thời gian mình sẽ trình bày chi tiết cách này ở phần bài tập ví dụ nhé.

Cách 2: Sử dụng công thức tính nhanh:
Mình khuyên các bạn không nên dùng công thức tính nhanh khi chưa thật sự thành thạo các cách trên,công thức tính nhanh chỉ áp dụng hiệu quả để tăng tốc dộ tính toán khi bạn đã thực sự hiểu nó,nếu không nắm vững các cách bên trên thì khi gặp các dạng bài biến tướng các bạn sẽ không thể giải quyết một cách nhanh gọn được.
-Nếu chỉ có phản ứng
(1) : [tex]n_{CO_{3}^{2-}}=n_{CO_{2}}[/tex]
-Nếu có cả phản ứng (2) : [tex]n_{Co_{3}^{2-}}=n_{OH^{-}}-n_{CO_{2}}[/tex]
Cách 3: Sử dụng đồ thị
upload_2021-9-7_21-50-55.png
 
Last edited:

Nguyễn Huy Vũ Dũng

Cựu CN CLB Hóa học vui
Thành viên
30 Tháng tám 2019
1,373
2,597
361
Hải Phòng
....
II.Bài tập cho từ từ [tex]OH^{-}[/tex] vào dung dịch muối [tex]Al^{3+}[/tex]
Phản ứng xảy ra lần lượt theo thứ tự:
1 _[tex]3OH^{-}+Al^{3+}\rightarrow Al(OH)_{3}[/tex]
2 _ [tex]OH^{-}+Al(OH)_{3}\rightarrow [Al(OH_{4})]^{-}_{tan}[/tex]
a.Bài toán xuôi : Cho [tex]\left\{\begin{matrix} n_{OH^{-}}\\ n_{Al^{3+}}\end{matrix}\right.[/tex] Hỏi [tex]n_{Al(OH)_{3}}[/tex]
Cách 1: Xét tỷ lệ [tex]\frac{n_{OH^{-}}}{n_{Al^{3+}}}[/tex] (thường từ 3-4)
Sử dụng đường chéo
Chi tiết phương pháp đường chéo các bạn có thể xem tại đây
Cách 2: Dùng công thức tính nhanh (không khuyến khích sử dụng khi bạn chưa thạo cách 1 )
Nếu chỉ có phản ứng (1): [tex]n_{Al(OH)_{3}}=\frac{1}{3}n_{OH^{-}}[/tex]
Nếu xảy ra 2 phản ứng: [tex]n_{Al(OH)_{3}}=4n_{Al^{3+}}-n_{OH^{-}}[/tex]
b.Bài toán ngược: Cho [tex]\left\{\begin{matrix} n_{OH^{-}}/n_{Al^{3+}}\\ n_{Al(OH)_{3}}\end{matrix}\right.[/tex] Hỏi [tex]n_{Al^{3+}}/n_{OH^{-}}[/tex]
Cách 1: Bảo toàn nguyên tố
Cách 2: Dùng công thức tính nhanh (không khuyến khích sử dụng khi bạn chưa thạo cách 1 )
Nếu chỉ có phản ứng (1): [tex]n_{Al(OH)_{3}}=\frac{1}{3}n_{OH^{-}}[/tex]
Nếu xảy ra 2 phản ứng: [tex]n_{Al(OH)_{3}}=4n_{Al^{3+}}-n_{OH^{-}}[/tex]
 
Top Bottom